Ai cũng ngỡ ngàng khi cậu bé mới học lớp năm vượt qua bốn đối thủ là sinh viên xuất sắc tại các trường ĐH để giành giải nhất tại vòng chung kết cuộc thi tiếng Anh Wordstorm vừa diễn ra ở Hà Nội.
Chiều 18/9, tại trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã diễn ra vòng chung kết cuộc thi Word storm do các thành viên của CLB Galec tổ chức. Đây là cuộc so tài về tiếng Anh giữa 5 gương mặt tiêu biểu, đó là cậu bé Đỗ Nhật Nam với 4 bạn sinh viên: Phan Việt Đức, Lê Thị Bích Nga, Trương Thị Bình Minh và Nguyễn Thị Ngọc Anh.
Tại vòng chung kết, các thí sinh phải trải qua những phần thi tìm từ vựng dựa trên các yếu tố liên quan cho trước, thi tài năng và hùng biện.
Điều ấn tượng nhất là phần thi hùng biện. Với mỗi đề tài, thí sinh được chuẩn bị trong 2 phút, hùng biện trong 5 phút, trả lời câu hỏi của ban giám khảo trong 3 phút và sau đó là đối đáp với các thí sinh khác.
Tại phần thi này, cậu bé sinh năm 2001, Đỗ Nhật Nam đã chứng tỏ khả năng ngoại ngữ của mình bằng bản hùng biện rất thú vị về đề tài có nên cấm án tử hình cho người phạm tội. Nhật Nam đã lập luận rằng người phạm tội cần bị xử phạt, nhưng sẽ là tàn nhẫn nếu xử tử.
Bằng tiếng Anh và vốn hiểu biết về cuộc sống, cậu bé 10 tuổi đã lấy ví dụ nhiều quốc gia như Anh hay Nhật có luật cấm xử tử, ở Mỹ, có một số bang chấp nhận án tử hình, còn một số thì không. Điều này chứng tỏ việc xử tử là không tốt.
Thậm chí, Nhật Nam còn khiến cả khán phòng bất ngờ khi nhìn tử hình ở khía cạnh tôn giáo. Cậu bé dẫn ra rằng Kinh thánh có ghi là cần phải tỏ thái độ biết ơn và yêu mến với mọi người, thế nên án tử hình là quá tàn nhẫn và quá hà khắc với con người. Điểm thứ hai, khi ta giết người phạm tội, thì ta cũng làm một việc tương tự như họ, đó là giết người. Tại sao khi người đó giết người bị coi là phạm tội, còn chúng ta lại không?
Sau phần hùng biện, Nhật Nam còn đối đáp rất mạnh mẽ với ban giám khảo và một trong 5 thí sinh vào vòng chung kết. Một trong số các câu hỏi khá thú vị là, với trường hợp một kẻ giết người dù phạm tội dã man nhưng do chưa đủ tuổi nên sẽ chỉ phải chịu án tù một thời gian và được tha, không được xã hội chấp nhận và rồi lại phạm tội giết người thì sẽ phải như thế nào?
Cậu bé Nhật Nam đã trả lời rất sắc sảo: "Em nghĩ mình cần phải giáo dục anh ta từ trong tù, rằng không nên tiếp tục tái phạm, dạy nghề cho anh ta, mở mang đầu óc để anh ấy nghĩ lạc quan hơn. Đây là điểm nhân đạo của chính phủ, có rất nhiều cách để phạt một người..."
Mơ làm ngoại trưởng... Mỹ
Thiếu nhi cả nước đều quen mặt Nam khi cậu đang làm MC cho chương trình Chúc bé ngủ ngon (VTV3) , Quả chuông nhỏ, Trò chuyện cùng bé (VTV2). Nam nổi tiếng từ khi mới 7 tuổi, từng lập kỉ lục Guinness Việt Nam với danh hiệu Dịch giả nhỏ tuổi nhất. Nam đã dịch Sun up, sun down - The story of day and night (Mặt trời mọc, mặt trời lặn - Câu chuyện của ngày và đêm) cho nhà sách Thaihabook.
Sau hai năm tiếp xúc với tiếng Anh, Nam đã thi đỗ chứng chỉ Starter của ĐH Cambridge, đồng thời hoàn thành chứng chỉ Mover với số điểm tuyệt đối 15/15. Mới 7 tuổi, học lớp 2, Nam thi TOEIC do hội đồng thi Anh ngữ London tổ chức và lập kỷ lục về số điểm cao nhất: 650 điểm.
Nam giỏi tiếng Anh nhờ tự học và đọc rất nhiều. Trước đây, Nam mơ ước sẽ là Bộ trưởng Ngoại giao của Mỹ vì “nước Mỹ có nhiều vấn đề cần giải quyết”. Rồi em lại muốn mình thành đạt như Bill Gates và giờ đây lại đặt mục tiêu trở thành nhà… bác học.
Chiều 18/9, tại trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã diễn ra vòng chung kết cuộc thi Word storm do các thành viên của CLB Galec tổ chức. Đây là cuộc so tài về tiếng Anh giữa 5 gương mặt tiêu biểu, đó là cậu bé Đỗ Nhật Nam với 4 bạn sinh viên: Phan Việt Đức, Lê Thị Bích Nga, Trương Thị Bình Minh và Nguyễn Thị Ngọc Anh.
Đỗ Nhật Nam (trái) tại vòng chung kết cuộc thi. |
Điều ấn tượng nhất là phần thi hùng biện. Với mỗi đề tài, thí sinh được chuẩn bị trong 2 phút, hùng biện trong 5 phút, trả lời câu hỏi của ban giám khảo trong 3 phút và sau đó là đối đáp với các thí sinh khác.
Tại phần thi này, cậu bé sinh năm 2001, Đỗ Nhật Nam đã chứng tỏ khả năng ngoại ngữ của mình bằng bản hùng biện rất thú vị về đề tài có nên cấm án tử hình cho người phạm tội. Nhật Nam đã lập luận rằng người phạm tội cần bị xử phạt, nhưng sẽ là tàn nhẫn nếu xử tử.
Bằng tiếng Anh và vốn hiểu biết về cuộc sống, cậu bé 10 tuổi đã lấy ví dụ nhiều quốc gia như Anh hay Nhật có luật cấm xử tử, ở Mỹ, có một số bang chấp nhận án tử hình, còn một số thì không. Điều này chứng tỏ việc xử tử là không tốt.
Thậm chí, Nhật Nam còn khiến cả khán phòng bất ngờ khi nhìn tử hình ở khía cạnh tôn giáo. Cậu bé dẫn ra rằng Kinh thánh có ghi là cần phải tỏ thái độ biết ơn và yêu mến với mọi người, thế nên án tử hình là quá tàn nhẫn và quá hà khắc với con người. Điểm thứ hai, khi ta giết người phạm tội, thì ta cũng làm một việc tương tự như họ, đó là giết người. Tại sao khi người đó giết người bị coi là phạm tội, còn chúng ta lại không?
Sau phần hùng biện, Nhật Nam còn đối đáp rất mạnh mẽ với ban giám khảo và một trong 5 thí sinh vào vòng chung kết. Một trong số các câu hỏi khá thú vị là, với trường hợp một kẻ giết người dù phạm tội dã man nhưng do chưa đủ tuổi nên sẽ chỉ phải chịu án tù một thời gian và được tha, không được xã hội chấp nhận và rồi lại phạm tội giết người thì sẽ phải như thế nào?
Cậu bé Nhật Nam đã trả lời rất sắc sảo: "Em nghĩ mình cần phải giáo dục anh ta từ trong tù, rằng không nên tiếp tục tái phạm, dạy nghề cho anh ta, mở mang đầu óc để anh ấy nghĩ lạc quan hơn. Đây là điểm nhân đạo của chính phủ, có rất nhiều cách để phạt một người..."
Mơ làm ngoại trưởng... Mỹ
Thiếu nhi cả nước đều quen mặt Nam khi cậu đang làm MC cho chương trình Chúc bé ngủ ngon (VTV3) , Quả chuông nhỏ, Trò chuyện cùng bé (VTV2). Nam nổi tiếng từ khi mới 7 tuổi, từng lập kỉ lục Guinness Việt Nam với danh hiệu Dịch giả nhỏ tuổi nhất. Nam đã dịch Sun up, sun down - The story of day and night (Mặt trời mọc, mặt trời lặn - Câu chuyện của ngày và đêm) cho nhà sách Thaihabook.
Nam giỏi tiếng Anh nhờ tự học và đọc rất nhiều. Trước đây, Nam mơ ước sẽ là Bộ trưởng Ngoại giao của Mỹ vì “nước Mỹ có nhiều vấn đề cần giải quyết”. Rồi em lại muốn mình thành đạt như Bill Gates và giờ đây lại đặt mục tiêu trở thành nhà… bác học.
Hoài Anh (tổng hợp từ Tiền Phong, Bưu điện VN)