Phát ngôn viên Phủ Tổng thống Philippines Edwin Lacierda |
Tờ “Liên hợp buổi sáng” Singapore ngày 22 tháng 8 có bài viết cho rằng, trong thời điểm Philippines tiến hành phản đối Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông, Phủ Tổng thống Philippines tái khẳng định, vấn đề Biển Đông liên quan đến rất nhiều nước, cần thông qua mô hình đối thoại đa phương để giải quyết.
Theo hãng tin Central News Agency (CNA) Đài Lon ngày 22 tháng 8, người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines Edwin Lacierda vừa cho biết: “Chúng tôi không thể tiến hành thảo luận song phương với họ (Trung Quốc), bởi vì tranh chấp Biển Đông không chỉ là liên quan đến hai bên (Philippines, Trung Quốc)”.
Edwin Lacierda nói thêm rằng, trừ phi các nước đòi hỏi chủ quyền Biển Đông sẵn sàng thừa nhận kết quả đàm phán giữa Philippines và Trung Quốc, nếu không đối thoại song phương “không có ý nghĩa”.
Quan chức Manila lo ngại, sức mạnh quốc gia giữa Philippines và Trung Quốc chênh lệch xa, nếu dùng mô hình đối thoại song phương để xử lý tranh chấp Biển Đông, Philippines sẽ bị Trung Quốc “nuốt chửng”.
Tháng 3 năm 2014, tàu Hải cảnh 3401 Trung Quốc xua đuổi tàu tiếp tế của Philippines ở vùng biển bãi Cỏ Mây |
Đài Loan, Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei đều chủ trương toàn bộ hoặc một phần chủ quyền ở Biển Đông.
Xung đột giữa Philippines và Trung Quốc do “tranh chấp Biển Đông” (do Trung Quốc ăn cướp gây ra) những năm gần đây ngày càng trầm trọng hơn, Manila chủ trương sử dụng cơ chế đối thoại đa phương để giải quyết tranh chấp, nhưng Bắc Kinh khăng khăng dùng “cơ chế song phương” để tiến hành đàm phán.
Tối ngày 17 tháng 8, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tiết lộ, tàu Trung Quốc đã xâm phạm vùng biển bãi Cỏ Rong, ngày tiếp theo, Bộ Ngoại giao Philippines đã lên tiếng phản đối với Trung Quốc về vấn đề này, phía Trung Quốc lại phản ứng bằng “từ chối chấp nhận phản đối”.
Người phát ngôn Edwin Lacierda chỉ ra, bất kể Bắc Kinh có chấp nhận hay không, Manila đều sẽ không chấm dứt sử dụng phản đối làm một trong những biện pháp để xử lý tranh chấp Biển Đông.
Ông nói: “Chúng tôi phải đưa ra phản đối ngoại giao, điều quan trọng là, Chính phủ Philippines tiếp tục đưa ra chủ trương chủ quyền đối với vùng biển trên Biển Đông”.
Trung Quốc khủng bố Việt Nam ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam |
Philippines căn cứ vào Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) đưa ra chủ trương chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa, phạm vi bao gồm biển Luzon (Luzon Sea), vùng biển quần đảo Kalayaan (trong đó có đảo Thị Tứ - quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và vùng biển bãi cạn Scarborough.