Tướng Martin Dempsey trong chuyến thăm Việt Nam. |
The Straits Times ngày 22/8 bình luận, sự vận động ngầm trong trục quan hệ 3 bên Trung - Việt - Mỹ đã trở nên sâu sắc hơn vào ngày 13/8 khi Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey thăm chính thức Việt Nam, hội đàm với Tổng tham mưu trưởng cũng như hội kiến các nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam.
Tờ báo Singapore cho rằng, không có gì nghi ngờ khi Trung Quốc quan sát chuyến thăm này với đôi mắt mệt mỏi. Tướng Dempsey tới Hà Nội sau khi Tổng thống Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel nói với ông: "Nơi ông cần đến bây giờ là Việt Nam".
Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh Thượng nghị sĩ John McCain vừa tới Hà Nội chỉ 1 tuần trước đó. Xa hơn một chút là cuối tháng trước ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội đã sang thăm nước Mỹ.
Đặng Tiểu Bình tới Tập Cận Bình, chính sách với láng giềng không đổi
(GDVN) - Thời gian xảy ra vụ giàn khoan 981, truyền thông Trung Quốc đưa tin Tập Cận Bình đã đến thăm 1 đơn vị quân đội, thúc giục binh lính phải "sẵn sàng chiến đấu".
Sau cuộc hội đàm, tướng Dempsey và các nhà lãnh đạo Việt Nam được truyền thông trích dẫn cho biết, hai bên đã thảo luận các vấn đề về an ninh khu vực, hợp tác quân sự, giải quyết vấn đề liên quan đến việc Mỹ sử dụng chất độc màu da cam dioxin trong Chiến tranh Việt Nam, sự tham gia của Việt Nam vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam.
Tuy nhiên tầm quan trọng của chuyến thăm này theo The Straits Times, nó nằm trong cách thức đánh dấu mối quan hệ Việt - Mỹ trong kỷ nguyên mới. Nếu Việt Nam có được những gì mình muốn trong các vấn đề liệt kê ở trên, Việt Nam có thể "bắt đầu một trục quan hệ rõ ràng đối với Mỹ".
Khi sang Việt Nam, Thượng nghị sĩ John McCain đã lần lượt hội kiến với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và thảo luận về hợp tác an ninh hàng hải, an toàn hàng hải. Những vấn đề này là mối quan tâm lớn với Mỹ, đồng thời cũng là quan tâm lớn của Việt Nam. Tướng Dempsey khi sang thăm cũng đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thông điệp nổi lên từ các cuộc họp này là một cam kết mạnh mẽ trên cả hai mặt với một mối quan hệ hợp tác sâu sắc và toàn diện hơn. Tờ báo cho hay theo một số nguồn tin không chính thức, Washington cam kết rằng Mỹ sẽ không tìm kiếm một sự "thay đổi chế độ" ở Việt Nam như một số quan điểm lo ngại.
Tướng Martin Dempsey và tướng Đỗ Bá Tỵ duyệt đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ảnh: Reuters. |
Những hoạt động ngoại giao Việt - Mỹ gân ấn tượng bởi nó diễn ra trong bối cảnh cuộc đối đầu Việt - Trung trên Biển Đông trong thời gian gần đây, nhất là vụ giàn khoan 981. Việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố khu nhận diện phòng không ở Hoa Đông khiến cả Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều tức giận.
Tuy nhiên có thể có những nhà lãnh đạo Việt Nam từng trải qua chiến tranh chống Mỹ cứu nước không thích một mối quan hệ chặt chẽ hơn với Washington. Và Trung Quốc sẽ sử dụng khả năng "vận động hành lang" của họ tại Việt Nam để trình bày quan điểm đối lập. Cũng có thể Việt Nam muốn thông qua những động thái này để khiến Trung Quốc coi trọng mình hơn, The Straits Times bình luận.
Trung Quốc tập trận phi pháp "bảo vệ giàn khoan" nhằm vào Việt Nam
(GDVN) - "Các cuộc tập trận sẽ giúp các nhà chức trách đưa ra các đòn phản công mạnh mẽ cũng như để đe dọa Việt Nam và các nước khác có liên quan đến tranh chấp..
Nhưng cái Trung Quốc quan tâm hơn cả là việc liệu mối quan hệ quân sự Việt - Mỹ được cải thiện có thể cản trở Bắc Kinh phô diễn (bành trướng) sức mạnh quân sự hay không. Nếu Mỹ có thể thiết lập một sự hiện diện quân sự nào đó tại Việt Nam, thì kết hợp với lực lượng sẵn có của Hoa Kỳ tại Nhật Bản, Philippines sẽ tạo thành vòng vây trên Biển Đông, ngăn chặn quân đội Trung Quốc tự tung tự tác.
Bắc Kinh có thể tìm cách ngăn chặn trước một khả năng như vậy bằng cách trong các cuộc thảo luận sắp tới với Việt Nam họ sẽ (ra vẻ) tỏ thiện chí thúc đẩy đàm phán COC đã bị (chính họ) trì hoãn trong nhiều năm. Việt Nam sẽ đối mặt như thế nào với củ cà rốt Trung Quốc sẽ phản ánh mức độ cam kết của ASEAN.
Và thật không may cho Bắc Kinh, sự quyết đoán (hung hăng, bất chấp tất cả) của họ đối với các nước láng giềng mà họ (nhảy vào tranh chấp) lãnh thổ là một thảm họa quan hệ công chúng. Hình ảnh Trung Quốc đã thay đổi từ một kẻ khôn ngoan "trỗi dậy hòa bình" thành chuyên bắt nạt, luôn tìm cách thay đổi trật tự quốc tế hiện đại dựa trên hòa bình và bình đẳng thành cái gì đó mà Trung Quốc có thể đạt được trạng thái hàng đầu.