Bàn về sự kiện máy bay chiến đấu J-11 của quân đội Trung Quốc hôm 19/8/2014 đã thực hiện hành vi áp sát, khoe vũ khí mang theo để ngăn chặn và đe dọa 1 chiếc máy bay trinh sát P-8 của Mỹ ngày 19/8/2014 khi chiếc máy bay do thám này đang hoạt động trên vùng trời gần đảo Hải Nam trên Biển Đông một chuyên gia quân sự của Mỹ có tên James R. Holmes đã tư vấn rằng Mỹ và các đồng minh (Nhật Bản, Philippines) của mình cần chụp ảnh, quy phim lại các hành vi như vậy để công bố trực tiếp cho thế giới những gì đang diễn ra.
Nhà phân tích James R. Holmes |
James R. Holmes hiện là một chuyên gia phân tích quốc phòng của tạp chí Học giả ngoại giao có trụ sở tại Nhật Bản. Ông James R. Holmes cũng là giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học chiến tranh hải quân Mỹ.
James R. Holmes chuyên nghiên cứu đi sâu vào các vấn đề liên quan đến chiến lược hàng hải của Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ cũng như lịch sử quân sự và ngoại giao của Hoa Kỳ.
James R. Holmes cũng là đồng tác giả của cuốn sách mang tên “Ngôi Sao Đỏ trên Thái Bình Dương” – một trong những cuốn sách viết về ngoại giao nổi tiếng xuất bản ở Mỹ năm 2010. Tác giả James R. Holmes cũng là một cựu sỹ quan có kinh nghiệm chiến đấu trên biển của Hải quân Mỹ.
Trong bài viết mang tên “phơi bày sự khiêu khích của Trung Quốc” đăng trên bản điện tử của tạp chí Học giả ngoại giao, chuyên gia James R. Holmes viết rằng “Ánh sáng mặt trời là chất tẩy rửa tốt nhất khi giải quyết với những đối tượng muốn biết sự chắc chắn, tự do và sự thật”.
“Nếu 1 bức ảnh có giá trị bằng 1 ngàn lời nói thì 1 đoạn video sẽ có trọng lượng lớn hơn nhiều. Hãy lựa chọn cách biểu đạt hiệu quả này để phơi bày chứng cớ một khi muốn xóa tan đi những điều huyền hoặc” – nhà phân tích James R. Holmes đã nói như vậy khi bàn về việc Trung Quốc và Mỹ đổ lỗi cho nhau trong sự kiện máy bay J-11 của Bắc Kinh thực hiện hành vi áp sát máy bay trinh sát P-8 của Washington.
Theo ông James R. Holmes, trong một cuộc xung đột về tường thuật (có thể hiểu là khẩu chiến) tương tự như những gì vừa mới diễn ra trên Biển Đông, người phát ngôn nào có chứng cỡ rõ, mạnh hơn sẽ thắng đối thủ còn lại. Trong bối cảnh vừa qua, nếu có một đoạn video để chứng minh thì chắc chắn dư luận sẽ hiểu, thấy rõ ai là kẻ thua cuộc”.
James R. Holmes cho rằng đó cũng là lý do vì sao trang thông tin của Đại học chiến tranh hải quân Mỹ đã khuyên rằng bất kỳ lực lượng trên biển, trên không nào trên thế giới khi hoạt động gần tàu thuyền, máy bay của Trung Quốc đều nên ghi lại video để sử dụng khi cần thiết.
Chuyên gia này khuyên rằng Mỹ và đồng minh phải ghi lại tất cả dư liệu liên quan đến các vụ đối đầu với các đơn vị của quân đội Trung Quốc, điều này phải được đảm bảo. Không chỉ có vậy, phải ghi lại các dữ liệu thông tin bằng video khi hoạt động gần lực lượng hải cảnh, tàu buôn, các công ty năng lượng thậm chí là khi tiếp xúc gần các tàu cá của TQ.
Ông James nói: “Kể cả khi giao thiệp, hoạt động với các tổ chức quân sự, phi quân sự của Trung Quốc cũng cần phải ghi lại các thông tin video bởi những tổ chức, hiệp hội kể cả phi quân sự cũng là những cánh tay dài của một TQ đang muốn vươn tầm trở thành cường quốc biển”.
Tác giả này nhận định hiện Trung Quốc đang tiến hành 1 cuộc chiến trên các mặt trận gồm pháp lý, truyền thông và tâm lý để chống lại các đối thủ của mình tại châu Á, đặc biệt là đối thủ ngoài khu vực là Hoa Kỳ.
Một ví dụ được bài viết chỉ ra chứng minh rằng TQ đang tiến hành một “cuộc chiến tam cạnh” trên các mặt trận như đã để cập ở trên đó là Bắc Kinh vẫn luôn khăng khăng tuyên bố rằng “TQ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với vùng Biển Đông”, TQ cũng thường xuyên đưa tàu thuyền, máy bay quân sự, phi quân sự tiến hàm giám sát các khu vực mà TQ cho là của mình.
Đáng chú ý là TQ hành động như thể là mình bị bắt nạt, ngược đãi khi Philippines tiến hành hoạt động xua đuổi các tàu cá, tàu công vụ của TQ ra khỏi các vùng nước mà Manila tuyên bố chủ quyền và cả khi Philippines quyết định trình đơn kiện TQ lên Tòa án luật biển quốc tế.
Nhà phân tích James R. Holmes nói rằng một khi các chiến thuật được áp dụng trong “trận chiến tam cạnh” của Trung Quốc thành công nó sẽ làm các đối thủ muốn kiện, tố cáo TQ nhụt trí.
Thủ đoạn này của Bắc Kinh được James R. Holmes cho là một trong những chiến thuật cổ điển rất truyền thống của Trung Quốc (pháp lý, truyền thông và tâm lý chiến).
Ngoài ra, theo tác giả bài bình luận, TQ có vẻ rất tâm đắc với chiến thuật “nói nhiều thành quen” vốn được sử dụng khá triệt để hệ thống truyền thông của nước này.
James R. Holmes diễn giải chiến thuật này bằng việc cắt nghĩa như sau “có những người sẽ tin vào câu chuyện mà bạn bịa ra thông qua việc nói đi nói lại thật nhiều lần”.
Đô đốc Turner Joy, người từng dẫn đầu phái đoàn của Liên Hợp Quốc tham gia các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa hai miền Triều Tiên kể lại kinh nghiệm cho biết các đại diện đến từ TQ và đối tác luôn đạt được mục đích của mình thông qua các tuyên bố nhàm chán, lặp đi lặp lại càng nhiều càng tốt.
Đô đốc Turner Joy cho biết các “sứ thần” đến từ TQ luôn nhắc đi nhắc lại các yêu cầu của mình, đôi khi có những điều kiện lạ lùng khó hiểu và chỉ chịu dừng lại khi các đối thoại viên của Liên Hợp Quốc yêu cầu họ không nói nữa.
Chuyên gia Mỹ James R. Holmes nói rằng thực tế trong những biến cố xảy ra thời gian gần đây trên hai vùng biển là Biển Hoa Đông và Biển Đông, các quan chức vào giới học giả của TQ đã không thể bịa đặt ra sự thật, thường xuyên bị vạch trần khi nói rằng tàu TQ bị tàu Việt Nam, Mỹ hay Nhật Bản đe dọa vì thực tế bên cạnh việc các phát ngôn viên của những nước này thường xuyên xuất hiện kịp thời, họ còn có những hình ảnh, video làm bằng chứng chứng minh, bác bỏ các luận điệu xuyên tạc, sai trái từ TQ.