Vũ khí laser của Quân đội Mỹ |
Hải quân Mỹ có kế hoạch trong năm nay lần đầu tiên triển khai vũ khí laser trên tàu chiến, đó là triển khai vũ khí laser trên tàu Ponce vào mùa hè năm 2014, đồng thời trong 2 năm sẽ thử nghiệm nguyên mẫu pháo ray điện (railgun) trên tàu chiến.
Uy lực mạnh
Hãng AP ngày 18 tháng 8 cho biết, giám đốc chương trình Bộ tư lệnh hệ thống hải dương của Hải quân Mỹ, ông Mike Zipf cho rằng, điều này sẽ làm thay đổi căn bản phương thức tác chiến của Hải quân Mỹ.
Mike Zipf nói, Hải quân Mỹ vào mùa hè năm nay sẽ kiểm tra nguyên mẫu vũ khí laser trên tàu chiến Ponce, cá nhân có thể thao tác độc lập vũ khí này.
Tàu chiến Ponce từng là một tàu vận tải, những năm gần đây được cải tạo thành căn cứ di động khoa học công nghệ cao, chủ yếu bảo vệ tàu chiến ở khu vực vịnh Ba Tư.
Hải quân Mỹ cho biết, bố trí vũ khí laser chủ yếu là ứng phó với "mối đe dọa phi đối xứng", bao gồm máy bay không người lái, thuyền máy. Vũ khí laser thông qua bắn "một chùm năng lượng" để thiêu thủy (phá hủy) mục tiêu tấn công hoặc phá hoại hệ thống điện tử nhạy cảm.
Pháo laser Mỹ |
Vũ khí laser khiến cho người ta liên tưởng tới kiếm laser trong phim "Star Wars", loại kiếm này có khả năng phá hoại rất lớn.
Điều khác biệt là, chúng ta dùng mắt thường nhìn thấy kiếm trên màn ảnh, nhưng không nhìn thấy "đạn pháo" điện tử do tàu chiến tấn công.
Vũ khí laser phát ra một chùm tia năng lượng cao nhằm vào mục tiêu. Mike Zipf nói: "Bạn nhìn thấy hiệu quả bắn trúng mục tiêu, nhưng không nhìn thấy tia sáng của nó".
Ngoài ra, Mỹ đã triển khai thử nghiệm trên đất liền đối với pháo ray điện ở bang Virginia, tốc độ đạn trong cuộc thử nghiệm gấp 6 - 7 lần tốc độ âm thanh, uy lực to lớn. Hải quân Mỹ hy vọng dùng pháo ray điện thay thế cho đạn pháo truyền thống, bắn đạn sát thương từ khoảng cách xa.
Giá rẻ
Quân đội Mỹ phát triển vũ khí kiểu mới chủ yếu là để giảm chi phí, không phải theo đuổi khoa học công nghệ "lóa mắt".
So với vũ khí truyền thống, hai loại vũ khí kiểu mới này có 2 ưu thế lớn. Trước hết, chúng có giá rẻ; thứ hai, không nhất thiết phải lo dự trữ đạn, có thể bắn liên tục.
Pháo điện tử Quân đội Mỹ |
Chuyên gia quốc phòng Loron Thompson cho rằng, mỗi quả tên lửa đánh chặn trang bị trên tàu chiến của Mỹ tiêu tốn ít nhất 1 triệu USD (khoảng 6 triệu nhân dân tệ), giá cả đắt đỏ. Trong khi đó, vũ khí laser mỗi lần bắn chỉ cần vài USD.
Nhưng, Thompson cho rằng, bất kể là vũ khí laser hay pháo ray điện đều tồn tại khuyết điểm. Chẳng hạn, vũ khí laser dễ bị ảnh hưởng bởi nhân tố thời tiết và môi trường, trong khi đó pháo ray điện cần điện lực rất lớn để bắn đạn.