Báo Nga: Nhật Bản có thể xuất khẩu tàu ngầm, ảnh hưởng an ninh Đông Á

12/09/2014 11:17
Việt Dũng
(GDVN) - Nhật Bản phải nhập nhiều hệ thống con của tàu ngầm, chủ yếu đến từ Mỹ, do đó bị Mỹ chi phối hoạt động xuất khẩu, hiện chưa gây ảnh hưởng lớn.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo

Đài tiếng nói nước Nga ngày 10 tháng 9 đăng bài bình luận cho rằng, Nhật Bản có thể bước vào hàng ngũ các nước xuất khẩu tàu ngầm thông thường.

Theo bài báo, sau khi Nhật Bản hủy bỏ hạn chế xuất khẩu vũ khí, Nhật Bản và Australia đang đẩy nhanh tiến hành đàm phán xuất khẩu tàu ngầm lớp Soryu cho Australia.

Chuyên gia Cashin, Trung tâm phân tích công nghệ và chiến lược Nga cho rằng, điều này có nghĩa là thị trường toàn cầu sắp xuất hiện nước lớn xuất khẩu tàu ngầm thông thường thứ tư, sau Đức, Pháp và Nga.

Thị trường tàu ngầm thông thường mở rộng từng năm, bởi vì khả năng chiến đấu và ý nghĩa chính trị của tàu ngầm ngày càng tăng lên. Trong nhiều năm qua, Nhật Bản luôn coi hạm đội tàu ngầm và vũ khí săn ngầm là phương hướng phát triển ưu tiên tuyệt đối của họ.

Tàu ngầm lớp Soryu rõ ràng là một trong những tàu ngầm thông thường hoàn thiện nhất trên thế giới. Nhưng, Nhật Bản có thể phân cao thấp với nước xuất khẩu tàu ngầm khác hay không?

Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo

Điều cần chỉ ra là, Nhật Bản mặc dù đã hủy bỏ hạn chế xuất khẩu vũ khí, nhưng chính sách xuất khẩu vũ khí của họ vẫn tương đối bảo thủ. Ngoài ra, rất nhiều hệ thống con của tàu ngầm Nhật Bản cần nhập khẩu. Chủ yếu nhập khẩu nguyên kiện và công nghệ từ Mỹ.

Tàu ngầm Nhật Bản trang bị tên lửa chống hạm Harpoon do Mỹ chế tạo. Phần lớn công nghệ của hệ thống âm thanh nước của Nhật Bản cũng đến từ Mỹ. Điều này đã làm cho Mỹ có được khả năng ngăn cản xuất khẩu loại tàu ngầm này cho bất cứ nước nào khác.

Do tính năng kỹ chiến thuật của tàu ngầm lớp Soryu tương đối hoàn bị, Mỹ thậm chí không có nhiều khả năng lắm đồng ý xuất khẩu cho Ấn Độ, Việt Nam càng không cần phải nói. Trong khi đó, Nga chủ yếu xuất khẩu cho các nước ngoài phạm vi ảnh hưởng của Mỹ, xuất khẩu tàu ngầm lớp Soryu không tạo ra mối đe dọa lớn đối với Nga.

Tàu ngầm lớp Soryu có thể tiến hành cạnh tranh với tàu ngầm Pháp và Đức trên thị trường một số nước. Nhưng nó vừa lớn vừa đắt so với tàu ngầm cùng loại của châu Âu. Ngoài ra, người châu Âu có hệ thống cung ứng và dịch vụ hậu mãi hoàn thiện.

Vì vậy, những nước nhập khẩu tàu ngầm Nhật Bản chỉ có thể là đồng minh của Mỹ tương đối lớn và giàu có ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Rõ ràng, Australia đứng đầu trong số đó.

Tàu ngầm thông thường AIP Zuiryū lớp Soryu Nhật Bản hạ thủy ngày 6 tháng 3 năm 2013
Tàu ngầm thông thường AIP Zuiryū lớp Soryu Nhật Bản hạ thủy ngày 6 tháng 3 năm 2013

Cuối cùng, Mỹ và Nhật Bản đã hoàn toàn làm tốt chuẩn bị về ý chí chính trị cung cấp tài trợ cho Philippines phát triển lực lượng vũ trang, tàu ngầm Nhật Bản cũng có thể xuất khẩu cho nước này.

Tóm lại, Nhật Bản xuất khẩu tàu ngầm thông thường hiện chưa chắc có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tàu ngầm thế giới, nhưng trong tương lai điều này có thể trở thành nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới an ninh Đông Á.

Việt Dũng