Tên lửa chống vệ tinh SC-19 Trung Quốc |
Trang mạng "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 10 tháng 9 đăng bài viết nhan đề "Quân đội Trung Quốc xây dựng lực lượng vũ trụ mới" cho rằng, một tờ báo Nhật Bản cho biết, Trung Quốc đã xây dựng lực lượng thứ năm của Quân đội, chuyên phụ trách hoạt động tác chiến vũ trụ.
Trung Quốc gần đây ra lệnh cho Quân đội Trung Quốc xây dựng một lực lượng vũ trụ. Dự kiến, lực lượng này sẽ chuyên phụ trách hoạt động quân sự trong vũ trụ, là lực lượng thứ năm, kế tiếp Lục quân, Hải quân, Không quân và Pháo binh 2 (phụ trách vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Trung Quốc).
Bài báo cho rằng, không thể xác nhận tính chân thực của bài báo, điều đáng chú ý là, tờ "Yomiuri Shimbun" hầu như vài ngày qua đã gỡ nguyên văn. Lầu Năm Góc cũng từ chối đưa ra bình luận về bài viết này.
Tuy nhiên, nhìn bề ngoài, nhận định này có vẻ như đáng tin cậy. Chính như trang mạng "Học giả Ngoại giao" trước đây từng chỉ ra, tháng 4 năm 2014, khi thị sát căn cứ không quân của Quân đội Trung Quốc, ông Tập Cận Bình từng thúc giục quan chức quân đội nước này đẩy nhanh xây dựng một lực lượng không quân mạnh kết hợp trên không và vũ trụ, kiêm tấn công và phòng thủ. Ông còn kêu gọi đẩy nhanh xây dựng lực lượng tác chiến mới.
Tờ “Nhật báo Trung Quốc” dẫn chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng: “Mỹ đã đầu tư công sức và nguồn lực tương đối lớn để kết hợp thực lực tác chiến đường không và vũ trụ, hơn nữa các thực lực khác cũng đều tích cực phát triển theo hướng quân sự hóa vũ trụ… Mặc dù Trung Quốc đã tuyên bố, kiên trì mục đích sử dụng hòa bình vũ trụ, nhưng chúng ta phải bảo đảm, chúng ta có khả năng hợp tác với các hoạt động vũ trụ của các nước khác”.
Trung Quốc phóng tên lửa SC-19 |
Bài viết này còn chỉ ra, Trung Quốc về lâu dài đều nhấn mạnh sự cần thiết phải kết hợp tốt hơn thực lực tác chiến giữa trên không và vũ trụ.
Ngoài ra, vào đầu năm 2014, công ty dịch vụ an ninh mạng CrowdStrike có trụ sở ở bang California, Mỹ đã công bố một báo cáo, liên kết lực lượng 61486 – đơn vị mạng của Quân đội Trung Quốc với hoạt động tin tặc rộng lớn trong vài năm. Nhưng hoạt động tin tặc này nhằm ăn cắp tình báo của các công ty vệ tinh và hàng không-vũ trụ của Mỹ và châu Âu.
Báo cáo của công ty này chỉ ra: “Ít nhất từ năm 2007 đến nay, tổ chức này luôn hành động, hơn nữa chúng tôi tập trung quan sát thấy, tổ chức này ra tay nhằm vào ngành hàng không vũ trụ và vệ tinh của Bộ Quốc phòng Mỹ và châu Âu”.
Quan chức Quân đội Mỹ sau đó xác nhận, trước khi công bố báo cáo, họ đã biết sự tồn tại của tổ chức này.
Ý đồ của Quân đội Trung Quốc chủ yếu là tăng cường thực lực tác chiến vũ trụ của họ, trong bài viết quân sự tiếng Trung cũng đã nhắc đến ý đồ này. Chẳng hạn, một luận văn phiên dịch gần đây của Chính phủ Mỹ đã chỉ ra tầm quan trọng của kết hợp thực lực tác chiến vũ trụ và mạng.
Nghiên cứu này cho rằng: “Chiến tranh mạng là hành vi chiến tranh tận dụng công nghệ không gian; nó đã kết hợp công nghệ không gian và công nghệ mạng, bảo vệ và đoạt lấy quyền kiểm soát không gian mạng”.
Đây được cho là hình ảnh Trung Quốc phóng tên lửa chống vệ tinh |
Báo cáo này còn nói: “Vũ trụ chắc chắn sẽ trở thành chiến trường chính của chiến tranh mạng”. Chính như báo cáo này định nghĩa, chiến tranh mạng lấy vũ trụ làm nền tảng “bảo đảm quyền kiểm soát của mình theo ý muốn, đồng thời tận dụng không gian mạng phá hoại, làm suy yếu, chặt đứt và phá hủy hạ tầng mạng hoặc hoạt động mạng của kẻ thù”.
Một bài viết của Quân đội Trung Quốc năm 2005 cũng nhấn mạnh, một khi nổ ra xung đột, Quân đội Trung Quốc sẽ ngắm trúng vệ tinh định vị toàn cầu của Mỹ. Báo cáo này cho rằng: “Phá hủy một phần vệ tinh định vị toàn cầu có thể ngăn chặn vệ tinh định vị toàn cầu cung cấp dịch vụ dẫn đường trong mọi điều kiện thời tiết. Hiệu quả giảm thấp độ chính xác dẫn đường của vệ tinh định vị toàn cầu là tương đối rõ ràng”.
Điều đáng chú ý là, trong một bài viết liên quan đến Trung tâm chỉ huy tác chiến liên hợp mới thành lập, bài viết của tờ “Yomiuri Shimbun” đã nhắc đến lực lượng vũ trụ mới. Trong khi đó, Trung tâm chỉ huy tác chiến liên hợp được thiết lập để tăng cường hành động tác chiến liên hợp giữa các quân chủng khác nhau.
Điều này có ý nghĩa quan trọng, bởi vì hành động tác chiến liên hợp và thực lực tác chiến vũ trụ đều là để đánh thắng “cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện công nghệ hiện đại nhất là công nghệ cao” (sau đổi thành “chiến tranh cục bộ trong điều kiện thông tin hóa”), nhấn mạnh cốt lõi của chính sách quân sự Trung Quốc.
Đương nhiên, Quân đội Trung Quốc luôn tăng cường vững chắc thực lực tác chiến vũ trụ, bao gồm các cuộc thử nghiệm chống vệ tinh được tiến hành vào năm 2013 và đầu năm 2014. Năm 2007, họ còn tiến hành một cuộc thử nghiệm chống vệ tinh, tiêu diệt một vệ tinh khí tượng đã bỏ đi.