Trung Quốc điều quân ra nước ngoài bảo vệ tài sản dầu mỏ và đầu tư (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc) |
Đài tiếng nói nước Nga ngày 11/9 đưa tin, Trung Quốc lần đầu tiên sử dụng quân đội bảo vệ tài sản dầu mỏ và đầu tư ở nước ngoài. Mấy ngày tới, Trung Quốc sẽ triển khai tiểu đoàn bộ binh với 800 binh sĩ ở Nam Sudan, bảo vệ mỏ dầu, thiết bị khoan thăm dò và công dân Trung Quốc.
Người phát ngôn Tổng thống Nam Sudan Athenee cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc có quyền cho phép "sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết".
Ông nhấn mạnh, binh lính Trung Quốc "làm tốt chuẩn bị ứng chiến, một khi dân thường và cơ sở mỏ dầu bị tấn công sẽ tiến hành đáp trả".
Trước đây, Trung Quốc chỉ cử lực lượng công binh, công trình, vận tải và y tế của họ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc ở châu Phi. Tháng 3 năm 2013, sứ mệnh của binh lính gìn giữ hoà bình Mali là một ngoại lệ.
Họ ở đó bảo vệ kỹ sư Trung Quốc xây dựng nơi đóng quân của binh sĩ Liên hợp quốc. Nhưng, đã lần đầu tiên cử 300 binh sĩ lực lượng gìn giữ hòa bình. Lần này, Trung Quốc cử tới 800 quân gìn giữ hòa bình tới Nam Sudan.
Chuyên gia Zhukov, Viện nghiên cứu châu Phi, Viện khoa học Nga cho rằng, 18 năm qua, trong thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và trong khuôn khổ hiệp định song phương Trung Quốc-Sudan, tổng cộng binh sĩ gìn giữ hòa bình Trung Quốc điều tới Sudan cũng bằng số lượng này.
Lực lượng gìn giữ hòa bình của Trung Quốc ở Sudan (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Zhukov cho rằng: "Trước đây cũng có tình hình tương tự, nhưng hiện nay đây là một lực lượng lớn nhất, đây là hành động chưa từng có của Trung Quốc ở Sudan. Nhưng cũng không có lý do để nói, kéo theo sau đó chính là sự bành trướng của Trung Quốc. Họ vẫn hành động theo nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ, kêu gọi hai bên tiến hành đối thoại, chủ trương nhanh chóng hòa giải hòa bình cuộc xung đột chính trị ở Nam Sudan. Chẳng hạn, Trung Quốc sẽ không tiến hành ngoại giao như Mỹ. Họ sẽ thực hiện chính sách không lựa chọn đứng về bên nào, đứng ngoài hai bên xung đột, duy trì trung lập".
Theo bài báo, đối với Bắc Kinh, điều binh sĩ đến Nam Sudan là xuất phát từ góc độ chủ nghĩa thực dụng thuần túy, là đầu tư rất sáng suốt, thu được nhiều "hoa hồng/tiền lãi" chính trị và thương mại.
Hiện nay, 80% dầu mỏ của Nam Sudan xuất khẩu tới Trung Quốc. Dầu mỏ South Sudan chiếm khoảng 5% dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc. Công ty Trung Quốc là cổ đông chủ yếu của hai hãng dầu mỏ lớn của Nam Sudan - Greater Nile Petroleum Operating Company và Dar Petroleum Operating Company.
Trong khi đó, Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Trung Quốc (CNPC) sở hữu 40% tài sản của doanh nghiệp liên doanh mỏ dầu. Họ là nhà vận hành tuyến đường ống dẫn dầu dài 1.600 km, bảo đảm cho dầu mỏ South Sudan quá cảnh qua nước láng giềng Sudan đi vào cảng ở ven bờ Biển Đỏ.
Lực lượng gìn giữ hòa bình của Trung Quốc ở Sudan (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Tháng 12 năm 2013, CNPC đã di tản 97 nhân viên dầu mỏ sau khi Thủ đô của Nam Sudan xảy ra hỗn loạn. SNam Sudan có nguy cơ trở thành Libya thứ hai của Trung Quốc. Sau khi Gaddafi bị lật đổ, Trung Quốc phải rút khỏi nước này gần 40.000 công nhân và chuyên gia. Trung Quốc tổn thất khoảng 20 tỷ USD đầu tư mỏ dầu và hạ tầng cơ sở ở đó. Lần này, Trung Quốc cử lực lượng tới Nam Sudan hầu như là để ngăn chặn kịch bản tương tự tái diễn ở Nam Sudan.
Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 10 tháng 8 còn dẫn tờ “Liên hợp buổi sáng” Singapore cho biết thêm một số thông tin liên quan: Hiện nay, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất vào mỏ dầu ở Nam Sudan. Việc điều quân tới Nam Sudan lần này cho thấy, để bảo đảm an toàn cho tài sản và công nhân mỏ dầu ở châu Phi, bảo đảm sự ổn định tiêu thụ năng lượng trong nước, hoạt động gìn giữ hòa bình của Trung Quốc đã được nâng cấp rất lớn.
Trước đó, theo mạng sina, ngày 19 và 20 tháng 8, tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã thúc giục người đồng cấp Nam Sudan Benjamin tiến hành ngừng bắn ở trong nước, coi triển khai đối thoại chính trị là con đường duy nhất thực hiện hòa giải ở Nam Sudan.
Theo hãng tin Reuters, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất của công nghiệp dầu mỏ Nam Sudan, hiện nay, khu vực đầu tư của Trung Quốc bị tác động nghiêm trọng bởi “loạn lạc chiến tranh”.
Lực lượng gìn giữ hòa bình của Trung Quốc ở Sudan (nguồn mạng sina Trung Quốc) |