Căn cứ không quân Davis-Monthan, nơi tập trung toàn bộ những máy bay đã ngừng hoạt động của Mỹ |
Trang mạng nguyệt san "The National Interest" Mỹ ngày 13 tháng 9 đăng bài viết nhan đề "Mối đe dọa tên lửa to lớn của Trung Quốc - Mỹ nên ứng phó thế nào?" của nhà phân tích Matthew Halex.
Bài viết cho rằng, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo mặt đất Trung Quốc tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng cho Mỹ và đồng minh. Mỹ cần gia tăng đầu tư cho tên lửa phóng ngầm và hệ thống tấn công tầm xa để ứng phó với mối đe dọa tên lửa Trung Quốc.
Theo bài báo, đối với khả năng hoạt động của Mỹ và đồng minh ở Tây Thái Bình Dương, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo mặt đất của Trung Quốc là một mối đe dọa nghiêm trọng.
Điều khoản liên quan của "Hiệp ước cấm tên lửa tầm ngắn và tầm trung" đã cấm Mỹ và Nga triển khai hệ thống tương tự. Có người đề nghị Mỹ cần hủy bỏ hoặc sửa đổi hiệp ước này để nghiên cứu phát triển trên lửa tầm trung mặt đất, nhưng đề nghị này đã coi nhẹ tính phi đối xứng của vị trí địa lý chiến lược hai bên.
Ngoài ra, mặc dù tên lửa đạn đạo tầm trung được cho "là phương pháp kinh tế nhất và đơn giản nhất duy trì răn đe", nhưng chúng không tận dụng được ưu thế quân sự tương đối của Mỹ, điều này sẽ tăng lớn chi phí của Mỹ trong cuộc cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ.
Phát triển một loại tên lửa mới (một quá trình phức tạp vừa không kinh tế vừa sẽ không dễ dàng), không bằng Mỹ gia tăng đầu tư cho tên lửa phóng từ tàu ngầm và hệ thống tấn công tầm xa.
Căn cứ không quân Davis-Monthan, nơi tập trung toàn bộ những máy bay đã ngừng hoạt động của Mỹ |
Bài viết cho rằng, vị trí địa lý của khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng không đem lại quá nhiều lựa chọn cho Mỹ triển khai tên lửa ở tuyến đầu.
Nếu Mỹ nghiên cứu phát triển vũ khí kiểu mới tương đương với tên lửa hành trình hoặc tên lửa đạn đạo Pershing II mà Mỹ từ bỏ trong "Hiệp ước cấm tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung", thì buộc phải triển khai nó ở lãnh thổ đồng minh của chuỗi đảo thứ nhất.
Mặc dù nghiên cứu phát triển ra vũ khí kiểu mới tầm bắn tối đa 5.500 km bị hạn chế bởi "Hiệp ước cấm tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung", cũng không nhiều địa điểm triển khai có thể lựa chọn, ví dụ Guam, khu vực miền bắc Australia. Đại đa số vị trí thích hợp đã thiết lập cơ sở quân sự của Mỹ, hơn nữa đều nằm trong tầm bắn của hệ thống tên lửa Trung Quốc.
Giống như căn cứ không quân của Mỹ ở khu vực này, bố trí căn cứ tên lửa cố định ở Okinawa, Guam và lãnh thổ Nhật Bản rất dễ bị Trung Quốc tấn công. Lực lượng quân sự Mỹ tiếp tục tập trung cho căn cứ tuyến đầu phòng thủ yếu, sẽ không tăng cường khả năng răn đe hoặc tấn công của Mỹ, sẽ chỉ kích thích hơn Mỹ tấn công trước Quân đội Mỹ trong thời điểm nguy cấp.
Căn cứ không quân Davis-Monthan, nơi tập trung toàn bộ những máy bay đã ngừng hoạt động của Mỹ |
Tên lửa cơ động cũng không thể giải quyết vấn đề yếu ớt của căn cứ tuyến đầu của Mỹ, bởi vì đảo nhỏ không thích hợp cho triển khai cơ động.
Okinawa và Guam quá nhỏ, quá chật, không thể cung cấp khu vực triển khai phân tán cho tên lửa cơ động theo số lượng cần thiết của các hành động quân sự. Phân bố dân số và tính chất địa lý của Nhật Bản và Philippines cũng đã hạn chế khả năng triển khai các cơ sở phân tán.
Bài báo cho rằng, triển khai nhiều lực lượng quân sự tuyến đầu hơn làm cho Mỹ ngày càng yếu ớt trong các cuộc tấn công tên lửa của Trung Quốc, điều Mỹ cần làm hơn là tập trung vào ưu thế so sánh lâu dài, ra sức đầu tư cho khả năng tấn công tầm xa và tên lửa phóng ngầm.
Phát triển những khả năng này không chỉ không cần sửa đổi hoặc huỷ bỏ "Hiệp ước cấm tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung", đồng thời có thể đem lại rất nhiều ưu thế chiến lược cho Mỹ.
Tàu ngầm Mỹ triển khai ở trận địa tuyến đầu sẽ không chịu nổi một cuộc tiến công khi đối mặt với tên lửa, máy bay tấn công tầm xa có thể triển khai ở căn cứ cách xa Trung Quốc, những căn cứ này chỉ có tên lửa tầm bắn tối đa của Trung Quốc mới tấn công tới nơi.
Căn cứ không quân Davis-Monthan, nơi tập trung toàn bộ những máy bay đã ngừng hoạt động của Mỹ |
Theo bài báo, thông qua đầu tư vũ khí tầm xa cải tiến, Mỹ có thể nâng cao khả năng tấn công của quân đội hiện nay. Tên lửa phòng không và hành trình phóng ngầm có tầm bắn xa hơn có thể tấn công các mục tiêu ở nội địa Trung Quốc, chứ không chỉ giới hạn ở các tỉnh duyên hải.
Tên lửa trang bị cho máy bay có tầm bắn xa hơn có thể làm cho máy bay ném bom không tàng hình (như B-52) tiếp tục phát huy vai trò và kéo dài tuổi thọ hiệu quả của máy bay tàng hình khi đối mặt với mối đe dọa chống tàng hình ngày càng tăng, thậm chí có thể làm cho máy bay không tàng hình đầu tư tương đối rẻ của Mỹ đáp ứng nhu cầu của tương lai.
So với tàu ngầm, mặc dù tàu chiến mặt nước mang theo tên lửa hành trình được tăng tầm bắn sẽ dễ bị tấn công hơn, nhưng chúng sẽ có tính cơ động hơn so với tên lửa bố trí ở các căn cứ đảo nhỏ.
Căn cứ không quân Davis-Monthan, nơi tập trung toàn bộ những máy bay đã ngừng hoạt động của Mỹ |
Những hệ thống này cũng làm cho Trung Quốc phải trả giá. Tên lửa phóng ngầm có thể buộc Trung Quốc nghiên cứu phát triển khả năng tác chiến săn ngầm đắt đỏ, ra sức đầu tư cho tên lửa kiểu phòng ngự.
Quá trình xây dựng hai loại lực lượng này đều tương đối phức tạp và chi phí cao, hơn nữa cần thời gian rất dài để phát triển hệ thống, chiến thuật và kỹ năng thành thạo.
So với tên lửa triển khai ở các căn cứ đảo nhỏ Tây Thái Bình Dương, tàu ngầm và tên lửa trang bị cho máy bay có thể có khu vực vùng bắn lớn hơn ở Tây Thái Bình Dương, điều này sẽ buộc Trung Quốc triển khai các cơ sở bộ cảm biến để ứng phó với rất nhiều mối đe dọa tên lửa, đồng thời triển khai quân đội, triển khai tuần tra săn ngầm ở vùng biển rộng lớn Thái Bình Dương.
Căn cứ không quân Davis-Monthan, nơi tập trung toàn bộ những máy bay đã ngừng hoạt động của Mỹ |