Nếu chỉ nhìn vào lượng người đến rạp để theo dõi các bộ phim này, người ta có thể dễ dàng cho rằng, điện ảnh tư nhân đang ở trong thời kỳ hoàng kim. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, thì cả điện ảnh tư nhân và điện ảnh nhà nước đang đi về hai thái cực hoàn toàn khác nhau. Điều đáng buồn là cả hai thái cực này đều không có tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển nói chung của điện ảnh nước nhà.
Dòng phim tư nhân: Không có gì ngoài sex và bạo lực
Dòng phim tư nhân lấy yếu tố giải trí làm chính. Các bộ phim đa phần chạy theo thị hiếu hoặc “ăn theo” các sự kiện văn hóa, xã hội trong và ngoài nước.
Điều dễ nhận thấy nhất ở các bộ phim tư nhân là yếu tố sex và bạo lực. Đây có thể coi là hai yếu tố then chốt được các nhà sản xuất chọn làm điểm nhấn để phim tư nhân kéo khán giả đến rạp. Chính vì vậy, những hình ảnh sexy, những “cảnh nóng” trở thành điểm nhấn trong các chiến dịch PR rầm rộ của các hãng phim tư nhân.
Hầu hết các bộ phim đình đám trong thời gian qua như Mùa hè lạnh, Tối nay, 8 giờ; Mỹ nhân kế, Cánh đồng bất tận, Hoàng tử & lọ lem, Scandal 2 – Hào quang trở lại, Mất xác, Đập cánh giữa không trung… đều sử dụng yếu tố sex hoặc bạo lực như những điểm nhấn tạo sự chú ý cho khán giả.
Một cảnh trong Bi! Đừng sợ... |
Điều đáng nói là, ngoài yếu tố sex và bạo lực, đa số các bộ phim kể trên khá hời hợt về nội dung, mờ nhạt về thông điệp và không thể “đọng lại” bất cứ một “ám ảnh” nào trong lòng khán giả. Yếu tố sex trở thành cứu cánh, thành điểm tựa để cứu vãn sự hời hợt, thiếu logic trong nội dung của đa số các bộ phim do tư nhân sản xuất.
Phim nhà nước: Đầu tư lớn để… chiếu
Sự cũ kỹ trong cách thể hiện cộng với việc thiếu một chiến dịch quảng bá chuyên nghiệp càng làm cho các bộ phim do các hãng phim nhà nước sản xuất không đến được với người xem. Số phận chung của các bộ phim nhà nước được đầu tư hàng chục tỷ đồng là nằm trong… kho!
Bộ phim Sống cùng lịch sử được đầu tư 21 tỷ đồng nhưng không có người xem... |
Tạm kết