Nga dùng MiG-31 đấu với F-22: Nga thay đổi sách lược tiến công

29/09/2014 10:13
Việt Dũng
(GDVN) - Nga điều máy bay chiến đấu MiG-31 tham gia xâm nhập Vùng nhận dạng phòng không Mỹ đã cho thấy loại máy bay này đã có công dụng tiến công.
Máy bay chiến đấu MiG-31 Nga
Máy bay chiến đấu MiG-31 Nga

Trang mạng "Jane's Defense Weekly" Anh ngày 24 tháng 9 đưa tin, ngày 17 tháng 9 và ngày 18 tháng 9, máy bay quân sự Canada và Mỹ đã lần lượt ngăn chặn một biên đội bay gồm 6 máy bay chiến đấu của Không quân Nga, đồng thời phát hiện hình bóng 2 máy bay chiến đấu MiG-31 trong biên đội của Nga. Việc này cho thấy sách lược tiến công của Nga đang thay đổi.

Theo bài báo, quan chức Mỹ tiết lộ, biên đội máy bay Quân đội Nga có 2 máy bay chiến đấu MiG-31, 2 máy bay ném bom chiến lược Tu-95S do Cục thiết kế Tupolev chế tạo và 2 máy bay tiếp dầu trên không IL-78 (phiên bản cải tiến của máy bay vận tải quân dụng IL-76) do Cục thiết kế Ilyushin chế tạo. Trước khi xảy ra sự kiện đánh chặn mới nhất này, tình hình tương tự đã xuất hiện khoảng 50 lần trong 5 năm qua.

Theo bài báo, tuy trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh đây là chuyện "cơm bữa", nhưng các cuộc diễn tập và hành động tấn công mô phỏng của Không quân Nga nhằm vào khu vực Bắc Mỹ trở nên ngày càng ít sau khi Liên Xô giải thể. Những năm gần đây, quan hệ Mỹ-Nga xấu đi, loại hành động này tiếp tục có xu thế tăng lên.

Lần đánh chặn thứ nhất xảy ra vào 19 giờ ngày 17 tháng 9 (giờ địa phương), bên đánh chặn là 2 máy  bay chiến đấu F-22A Raptor của Không quân Mỹ do Công ty Lockheed Martin chế tạo, địa điểm đánh chặn cách bờ biển Alaska khoảng 55 hải lý.

Máy bay chiến đấu MiG-31BM Nga
Máy bay chiến đấu MiG-31BM Nga

Lần đánh chặn thứ hai xảy ra vào lúc 1 giờ 30 phút ngày 18 tháng 9 (giờ địa phương), bên đánh chặn là 2 máy bay chiến đấu CF-18 Hornet của Không quân hoàng gia Canada do Công ty McDonnell chế tạo, địa điểm đánh chặn cách bờ biển Beaufort, Canada khoảng 40 hải lý.

Hai địa điểm đánh chặn đều nằm trong Vùng nhận dạng phòng không 200 dặm Anh, chỉ có điều máy bay quân sự Nga hai lần đều không xâm nhập không phận của Mỹ hoặc Canada.

Người phát ngôn Bộ tư lệnh phòng không Bắc Mỹ Michael Jazdyk cho biết, sở dĩ ra lệnh cho máy bay chiến đấu khẩn cấp cất cánh "chủ yếu là vì để cho những máy bay đó (của Nga) biết chúng tôi đã nhìn thấy họ, để họ biết chúng tôi chuẩn bị bảo vệ không phận của mình, để ngăn chặn xuất hiện mối đe dọa thực sự".

Theo bài báo, máy bay chiến đấu MiG-31 được thiết kế, chế tạo từ thời kỳ Liên Xô, hầu như hoàn toàn phục vụ cho mục đích phòng ngự. Khi đó, Quân đội Liên Xô sở hữu 2 lực lượng đường không hoàn toàn khác nhau: Không quân Liên Xô và Phòng không lãnh thổ Liên Xô.

2 lực lượng này đều phụ trách quản lý máy bay tác chiến, nhưng nhiệm vụ của không quân là cung cấp chi viện cho các hành động tấn công của máy bay ném bom hạt nhân và lực lượng mặt đất thông thường, còn lực lượng phòng không lãnh thổ thì phải bảo vệ không phận Liên Xô, đánh chặn máy bay xâm nhập.

Máy bay đánh chặn MiG-31SM Nga
Máy bay đánh chặn MiG-31SM Nga

Do nhu cầu nhiệm vụ, lực lượng phòng không lãnh thổ được coi trọng hơn không quân, máy bay của lực lượng này cũng được cho là tiên tiến hơn. Một trong những kẻ phản bội nổi tiếng Liên Xô Victor Belenko chính là một phi công của lực lượng phòng không lãnh thổ, hoàn toàn không đến từ phi đội của không quân tiền tuyến. Anh ta khi đó đã lái máy bay MiG-25 đến Hokkaido, Nhật Bản.

Theo bài báo, bất kể là MiG-31 hay tiền bối MiG-25 đều được thiết kế riêng cho lực lượng phòng không lãnh thổ, hoàn toàn không phù hợp với yêu cầu của không quân.

Một nhà thiết kế máy bay lâu năm Nga nói: "Đây là 2 lực lượng khác nhau, cạnh tranh lẫn nhau. Mikoyan sở dĩ thiết kế MiG-31 cho lực lượng phòng không lãnh thổ là do lực lượng này không muốn thỏa mãn với mua loại máy bay thiết kế cho không quân.

Lúc đó, loại máy bay mới nhất, hiện đại nhất của Không quân Liên Xô là Su-27 do Sukhoi chế tạo. Điều này giống như Hải quân Mỹ tuyệt đối không muốn mua máy bay thiết kế cho Không quân Mỹ".

Sau khi 2 lực lượng đường không này sáp nhập vào năm 1998, Không quân Nga phát hiện bản thân hoàn toàn không quen với vũ khí trang bị có trong tay, muốn đánh giá lại môi trường an ninh hậu Chiến tranh Lạnh để xác định vai trò và nhiệm vụ của lực lượng đường không mới sáp nhập có thể phải đưa ra những thay đổi nào. Điều này đã thúc đẩy cải tiến MiG-31, vì vậy, MiG-31BM đã ra đời.

Máy bay chiến đấu MiG-31 Nga
Máy bay chiến đấu MiG-31 Nga

Nhà thiết kế máy bay Nga trên cảm thấy, nghiên cứu nhiệm vụ mới cho máy bay như MiG-31 cần bỏ ra một số thời gian, "đây là vì 2 lực lượng lượng không quân và phòng không lãnh thổ Liên Xô chưa từng tổ chức diễn tập liên hợp trong thời kỳ Liên Xô, nhưng sự kiện lần này cho thấy nó (MiG-31) đã hoàn toàn điều chỉnh thành công dụng tiến công".

Việt Dũng