Tàu chiến nhỏ Đài Loan sẽ khiến tàu sân bay Trung Quốc bất lực

07/10/2014 07:41
Đông Bình
(GDVN) - Đây là loại tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ tàng hình mới, được mệnh danh là sát thủ tàu sân bay, có thể tiêu diệt hệ thống chỉ huy kiểm soát, dẫn đường của tàu TQ.
Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ tàng hình lớp Đà Giang do Đài Loan tự chế tạo (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ tàng hình lớp Đà Giang do Đài Loan tự chế tạo (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 6 tháng 10 dẫn mạng "Tinh cầu" Nga ngày 29 tháng 9 đưa tin, "sát thủ tàu sân bay" chuẩn bị "ra khơi đi săn", ý chỉ Đài Loan bắt đầu thử nghiệm một loại tàu hộ vệ hạng nhẹ tàng hình (tàu tuần tra) có thể làm cho tàu chiến lớn nhất của Trung Quốc mất sức chiến đấu.

Truyền thông Đài Loan ngày 29 tháng 9 tiết lộ, tàu hộ vệ hạng nhẹ tên lửa tàng hình lớp Đà Giang, Đài Loan bắt đầu tiến hành chạy thử trên biển ở cảng Tô Áo, huyện Nghi Lan.

Loại tàu song thể tàng hình tốc độ cao này được truyền thông gọi là "sát thủ tàu sân bay". Nó có kết cấu "song thể", để bảo đảm tốc độ chạy tương đối cao, về tổng thể do vật liệu kim loại nhôm chế thành.

Tàu này có thiết bị động lực mạnh mẽ, tốc độ lớn nhất trên biển có thể đạt 70 km/giờ. Dài 60 m, rộng 14 m, lượng giãn nước khoảng 500 tấn, thủy thủ đoàn 41 người. Vũ khí trang bị chủ yếu gồm 1 khẩu pháo 76 mm, 1 hệ thống vũ khí phòng không tầm gần 6 nòng Phalanx Mark15 do Mỹ chế tạo và vài khẩu súng máy.

Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ tàng hình lớp Đà Giang do Đài Loan tự chế tạo
Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ tàng hình lớp Đà Giang do Đài Loan tự chế tạo

"Át chủ bài" là vũ khí tên lửa có uy lực rất mạnh, chủ yếu là 16 tên lửa hành trình chống  hạm, bao gồm 8 quả tên lửa siêu âm Hùng Phong-3 và 8 quả tên lửa cận âm Hùng Phong-2.

Tốc độ tối đa của tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Hùng Phong-3 có thể đạt 2.300 km, tầm bắn khoảng 150 km, do Viện Khoa học Trung Sơn, Đài Loan nghiên cứu phát triển, chuyên dùng để tấn công tàu cỡ lớn Hải quân Trung Quốc, trong đó có tàu sân bay đầu tiên và duy nhất hiện nay mang tên Liêu Ninh của Quân đội Trung Quốc.

Tàu hộ vệ hạng nhẹ tên lửa song thể lớp Đà Giang được mệnh danh "sát thủ tàu sân bay" hoàn toàn không phải ngẫu nhiên. Công nghệ sử dụng khi chế tạo tàu này có thể ngụy trang tàu ở mức độ tối đa, làm cho nó không bị radar kẻ thù phát hiện. Tàu này trang bị thiết bị điện tử mới nhất của Đài Loan, gồm hệ thống dẫn đường và thiết bị tác chiến điện tử.

Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ tàng hình lớp Đà Giang do Đài Loan tự chế tạo (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ tàng hình lớp Đà Giang do Đài Loan tự chế tạo (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Chủ nhiệm Alexei Masloff, Trung tâm nghiên cứu chiến lược các vấn đề Trung Quốc của Nga cho rằng, một loạt vũ khí đồng bộ của tàu lớp Đà Giang có thể áp chế thiết bị radar của địch, tiến tới buộc tàu sân bay địch mất khả năng hoạt động.

Điều nói đến ở đây không phải là bắn chìm tàu sân bay (muốn bắn chìm một tàu sân bay tương đối khó khăn?), mà là phá hoại thiết bị dẫn đường và thiết bị giám sát và điều khiển định hướng, từ đó làm giảm hiệu quả tấn công của tàu sân bay. Sau khi hệ thống chỉ huy radar bị áp chế, máy bay hoặc trực thăng trên tàu sân bay không thể cất cánh tác chiến từ tàu sân bay.

Tàu hộ vệ hạng nhẹ tên lửa lớp Đà Giang là chiếc tàu chiến đầu tiên loại này do doanh nghiệp đóng tàu Đài Loan tự chế tạo, đã nhận được đơn đặt hàng trị giá 890 triệu Đài tệ (khoảng 30 triệu USD) của Hải quân Đài Loan. Trong tình hình thông thường, Đài Loan luôn mua sắm tàu chiến của Mỹ và Pháp để đáp ứng nhu cầu của họ.

Nếu thử nghiệm thuận lợi, Đài Loan có thể sẽ tiếp tục chế tạo khoảng 10 chiếc tàu hộ vệ hạng nhẹ cùng loại. Tàu chiến mới áp dụng bố trí vũ khí tương đồng, nhưng kích cỡ và lượng giãn nước sẽ lớn hơn.

Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ tàng hình lớp Đà Giang do Đài Loan tự chế tạo (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ tàng hình lớp Đà Giang do Đài Loan tự chế tạo (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Đà Giang sẽ còn trở thành một trong những lô tàu chiến đầu tiên trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa 20 năm của Hải quân Đài Loan, chi tiết của chương trình này sẽ công bố vào tháng 11 năm 2014, nhưng hiện nay đã rõ, tất cả tàu nổi và tàu ngầm mới đều sẽ do doanh nghiệp Đài Loan chế tạo.

Chuyên gia Nga Masloff chỉ ra, Đài Loan nghiên cứu chế tạo tàu chiến tên lửa song thể là một biện pháp chống lại các cuộc tấn công tiềm tàng của Trung Quốc. Xét thấy sau khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền, Trung Quốc áp dụng chính sách ngoại giao "chủ động" hơn, vì vậy một khi tình hình trở nên gay gắt, Trung Quốc có thể sẽ phát động tấn công trên biển đối với Đài Loan.

Nếu nói khi nhà cầm quyền trước đây của Trung Quốc cầm quyền, có khi cũng từng đe dọa sử dụng vũ lực, nhưng tất cả vấn đề cuối cùng còn giải quyết thông qua con đường hòa bình tuyệt đối, không gây sức ép quân sự. Nhưng tình hình hiện nay đã có sự thay đổi rõ rệt, chính sách của nhà lãnh đạo mới rõ ràng "nguy hiểm" hơn.

Trung Quốc mạnh mẽ tăng cường chế tạo tàu sân bay, tàu ngầm và tàu chiến mặt  nước. Trung Quốc có kế hoạch dựa vào tiêu chuẩn của họ, chế tạo nhiều nhất 10 tàu sân bay. Nếu phân tích một chút về mục tiêu trước tiên có thể tấn công của Trung Quốc, có thể nhìn thấy vài mục tiêu của họ, Đài Loan là mục tiêu hàng đầu.

Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ tàng hình lớp Đà Giang do Đài Loan tự chế tạo (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ tàng hình lớp Đà Giang do Đài Loan tự chế tạo (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Đông Bình