Chuyến thăm bất ngờ của phái đoàn cao cấp Triều Tiên đến Hàn Quốc và sự biến mất khỏi tầm nhìn của công chúng của nhà lãnh đạo Kim Jong-un kể từ ngày 3/9 đã dẫn đến những suy đoán về sức khỏe và sự ổn định của chính phủ của ông.
Nhưng các nhà phân tích Mỹ cho rằng cả hai sự kiện trên có thể mang dụng ý chiến thuật ngoại giao của Bình Nhưỡng, nhằm phân chia và làm suy yếu áp lực quốc tế về chương trình vũ khí hạt nhân và hồ sơ nhân quyền cũng như tuyên truyền cho tiêu dùng trong nước.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. |
Các quan chức Triều Tiên trong chuyến thăm Hàn Quốc khẳng định rằng ông Kim Jong-un không gặp vấn đề gì về sức khỏe và một quan chức Mỹ nói với Reuters rằng không có dấu hiệu cho thấy ông bị bệnh nặng hoặc gặp rắc rối chính trị.
Washinglon không loại trừ khả năng ông Kim Jong-un có vấn đề về sức khỏe, nhưng tin rằng cuộc thanh trừng người chú rể Jang Song-thaek vào năm ngoái đã giúp nhà lãnh đạo này củng cố quyền lực.
"Không có dấu hiệu cho thấy một biến cố lớn đang xảy ra", quan chức cấp cao Mỹ nói và cho biết thêm rằng sự vắng mặt của ông Kim Jong-un tại một số cuộc họp cấp cao không phải là không bình thường.
Hai miền Triều Tiên hôm 4/10 đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán hòa giải để cải thiện quan hệ. Đó là một sự thay đổi đáng chú ý trong sau nhiều tháng Triều Tiên liên tục công kích Hàn Quốc và Tổng thống Park Geun Hye.
Alexandre Mansourov, một chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Johns Hopkins nói rằng, Bình Nhưỡng có thể đã sử dụng Asian Games để thúc đẩy tuyên truyền trong nước và cũng có thể là một nỗ lực để phân chia và làm suy yếu quyết tâm của quốc tế trong việc gây áp lực buộc phải từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình và cải thiện thành tích nhân quyền.
Joel Wit, người điều hành dự án theo dõi Triều Tiên "38 North" nói rằng nếu các cuộc đàm phán liên Triều được cải thiện, nó có thể khiến Washington ngày càng bị cô lập vì đã áp đặt điều kiện tiên quyết mới nối lại các cuộc đàm phán quốc tế về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng./.