Một lần nữa, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được thư của cổ đông Đại học Hoa Sen, những người tâm huyết với giáo dục, không tiếc tiền của đầu tư vào trường từ ngày đầu. Họ, đang phải khóc, bởi sự bạc tình bạc nghĩa, bởi chữ kim tiền làm lòng người thay đổi...
Xin trân trọng giới thiệu với độc giả bức thư của cổ đông này, và vì lý do tế nhị, độc giả xin được giấu tên thật.
Chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước là chủ trương đúng đắn, được cả xã hội hoan nghênh, trong khi mà nguồn lực của Nhà nước có hạn thì việc huy động xã hội cùng tham gia góp sức xây dựng nền giáo dục là một xu thế tất yếu.
Đó cũng chính là mong mỏi của những giảng viên, nhân viên – cổ đông Trường Đại học Hoa Sen khi quyết định chung sức, chung lòng góp vốn và định hướng phát triển Hoa Sen trở thành một trường đại học tư thục năm 2006.
Những ngày qua, chứng kiến biết bao thông tin về trường, là một giảng viên, nhân viên gắn bó lâu năm của trường và hiện cũng là cổ đông của Đại học Hoa khiến tôi không khỏi chạnh lòng…
Còn đâu “tình xưa, nghĩa cũ”?
Nước ngập tận nóc, thảm họa hết đường cứu chữa
(GDVN) - Giáo dục bằng cách “cấm” là giáo dục từ ngọn, phải giáo dục cho học sinh nhận thức được cách tôn trọng người khác thông qua sự tôn trọng chính bản thân mình.
Liên tưởng đến những ngày xa xưa của Hoa Sen, khi chủ trương Cổ phần hóa nhà trường được thực hiện vào tháng 8/2006, sự thống nhất của 216 cán bộ nhân viên cùng đồng thuận với BGH nhà trường thực hiện chủ trương, người nhân viên, giảng viên đặt bút ký vào Bản Cam kết hợp tác và đồng ý chuyển đổi trường CĐ Hoa Sen thành ĐH Tư thục Hoa Sen, họ mong muốn tích cực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển trường ĐH Hoa Sen hướng đến một trường Đại học Việt Nam với chất lượng được quốc tế công nhận.
Tấm lòng ấy, cái tình cái nghĩa ấy của người nhân viên và cả doanh nghiệp đầu tư cho Hoa Sen cần phải được toàn thể nhân viên, giảng viên hiện nay trân trọng đúng mức.
Những cổ đông “ngày xưa” chắt chiu dành dụm để mua cổ phần theo tiêu chuẩn đã không ngại rủi ro, họ chỉ suy nghĩ giản đơn là đầu tư cho nơi mà mình đang công tác thì sẽ yên tâm, lời ăn lỗ chịu, đó cũng là nơi mình đã, đang và sẽ tiếp tục làm việc và vui sống.
Họ cũng không đủ kiến thức để biết rằng nếu đầu tư vào vàng hay một số mã chứng khoán khác thì sẽ có lợi hơn vào thời đó (năm 2006). Những nhà đầu tư bên ngoài thì mặc dù có hiểu biết thì cũng chấp nhận và yên tâm khi đầu tư cho giáo dục.
Và rồi nhiều năm trôi qua, hoạt động dạy và học của Hoa Sen giữ được chất lượng, ngày càng nâng cao uy tín và giúp Hoa Sen ăn nên làm ra từ con số vốn điều lệ ban đầu khoảng 15 tỷ đồng lên đến 93 tỷ đồng.
Thử hỏi, ngay từ lúc đầu tiên đó, nếu như không có những con người tạm gọi là “chủ” dám chấp nhận rủi ro, đầu tư những khoản tiền tiết kiệm, để dành của họ một cách vô tư và nhiều tâm huyết vào trường, thì Hoa Sen có được cơ hội phát triển như ngày hôm nay hay không? Không có bột thì có gột được nên hồ?
Còn những điều cần nói lại cho rõ
Thế nhưng thật nực cười khi vị Trưởng khoa, một vị tiến sĩ mang tên Phạm Quốc Lộc lên tiếng trong một buổi họp nhân viên “Tôi nghĩ con số 13,5 tỷ trước đây đâu có lớn mà Hoa Sen không đi vay ngân hàng? Nếu vay thì chỉ 1 vài học kỳ đã trả dứt nợ, cổ phần hóa làm chi để rồi cả đời phải trả không hết…” Anh có lẽ quá uyên bác về ngôn từ nhưng thật tiếc, kiến thức cơ bản khác của anh lại khập khiễng đến như vậy!
Hay phải chăng anh đang mắng khéo Ban giám hiệu mà người đứng đầu là Tiến sỹ Bùi Trân Phượng sao …dại vậy?
Anh phải hiểu rằng, tất cả tập thể mà anh đang lên tiếng coi thường đó – những cổ đông – họ đang là chủ của trường Hoa Sen và Hoa Sen phát triển được là từ đồng vốn đầu tiên của họ gây dựng.
Và anh, họ đang trân trọng và mời đến để làm việc cho Hoa Sen và trả cho anh mức lương tương xứng, anh phải biết quyền hạn của anh đến đâu và không được phát ngôn báng bổ và xấc xược với những người “chủ” của mình mới phải phép.
Đặc biệt, anh không được cho mình cái quyền là người quyết định vận mạng tài sản của “người khác”. Tôi muốn nói riêng điều này với anh và nói chung với những người đang mượn gió bẻ măng mà trong đó, rất nhiều kẻ cơ hội đang rắp tâm thực hiện việc biến tài sản của các cổ đông thành tài sản của họ.
Bất công giáo dục đang dành hết cho đại học, cao đẳng ngoài công lập
(GDVN) - Nhiều nhà đầu tư vào các trường đại học ngoài công lập đã nêu lên ý kiến về tình trạng bất công, khiến cho mô hình này đang ngày càng gặp nhiều khó khăn.
Quá khứ tuy đã qua, nhưng không có nghĩa nó là vô nghĩa. Trước khi có những phát ngôn “thiếu suy nghĩ” như vậy, tôi khuyên anh hãy liên hệ với Văn phòng BGH để đọc lại thư ngỏ do chính cô Phượng viết để kêu gọi mọi người góp vốn ở thời điểm 2006 đó, tôi chỉ trích 1 đoạn ngắn “…Việc chuyển đổi mô hình này là một bước ngoặc lớn trong quá trình hình thành và phát triển của Trường, thể hiện chính sách đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục của Nhà nước. Theo Công văn số 4062/UBND-CNN về dự án chuyển đổi mô hình từ Cao đẳng bán công thành Cao đẳng tư thục của Trường cao đẳng bán công Hoa Sen của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thì việc chuyển thể mô hình của Trường sẽ thông qua hình thức “cổ phần hoá 100% vốn tư nhân, không có vốn cổ phần Nhà nước…”.
Là Trưởng khoa Khoa ngôn ngữ và Văn hóa học chắc anh quá hiểu việc ngoảnh mặt và xúc phạm quá khứ, cũng chính là vấy bẩn tương lai của chính mình, chối bỏ quá khứ cũng chính là chối bỏ chính mình.
Rõ ràng, tôi phải diễn đạt một cách khác dễ hiểu hơn, với hơn 160 cổ đông hiện tại mà quyền quản trị còn bị thao túng, thế thì sau khi thoái vốn cho cổ đông và không ai còn có quyền lên tiếng nữa, thì môi trường này sẽ bị thao túng đến mức độ nào?
Tôi mong mỏi Hoa Sen hãy đóng góp cho cộng đồng một cách thiết thực thông qua hình ảnh lời nói đi đôi với việc làm: Học phí không cao, chất lượng dịch vụ hỗ trợ sinh viên tốt, chất lượng giảng dạy tốt, môi trường làm việc tốt và tử tế THẬT SỰ để mỗi nhân viên luôn hạnh phúc với công việc và với mối quan hệ đồng nghiệp, mỗi sinh viên hài lòng về ngôi trường mình được học, hài lòng mức học phí họ trang trải tương xứng với chất lượng đào tạo. Thế thôi!
Tôi tin rằng, vụ việc của Hoa Sen sẽ được cơ quan chức năng xem xét và phán quyết trên cơ sở số liệu, báo cáo, hiện trạng, vật chứng, người làm chứng để đem lại công bằng cho cổ đông và vận hành cỗ máy trong một cơ chế quản lý hiệu quả chứ không thể "chìm xuồng" từ kết quả của "chiến dịch" khuynh đảo dư luận của một nhóm "người đương thời".
Tiếng nói của một cổ đông không thể lặng im