Ngày 20/10/2014, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết: Việt kiều Đức “tố” Giám đốc BĐS Cienco507 lừa đảo tại dự án Thanh Hà, ngày 21/10/2014, ông Nguyễn Trung Dũng, Giám đốc Sàn giao dịch Bất động sản (Sàn BĐS) Cienco507 có báo cáo giải trình về sự việc.
Báo cáo của ông Dũng gửi đến Báo điện tử Giáo dục Việt Nam. |
Theo báo cáo của ông Dũng, ngày 10/1/2011, ông Nguyễn Văn Ninh mới dẫn bà Đoàn Thị Minh Loan đến Sàn BĐS Cienco507 (thuộc Công ty TNHH MTV Xây dựng công trình 507) để thực hiện chuyển số tiền 1 tỷ 358 triệu đồng và quyền ưu tiên chuyển nhượng ô đất A-BT8, ô số 3 thuộc Dự án Thanh Hà A (do Công ty CP Phát triển địa ốc Cienco5 làm chủ đầu tư) từ tên ông Ninh sang bà Loan.
Tức là ngày 10/1/2011, ông Dũng mới biết bà Loan và lúc này bà Loan mới thực hiện giao dịch với Sàn BĐS Cienco507. Tuy nhiên, ông Dũng lại lập một Biên bản nhận tiền góp vốn đặt mua đất/nhà ở hình thành trong tương lai và Phiếu thu tiền (1 tỷ 358 triệu đồng) cùng đề ngày 01/9/2010.
Như vậy, ngay từ đầu ông Dũng đã có hành vi gian dối khi tự ý ghi lùi thời gian (04 tháng) nhằm trùng khớp với ngày giao dịch giữa Sàn BĐS Cienco5 và ông Nguyễn Văn Ninh. Giả sử nếu việc lùi thời gian này được sự đồng ý của bà Loan thì ông Dũng vẫn có hành vi gian dối đối với các cơ quan Nhà nước (kiểm toán, thuế, thanh tra…).
Tuy ngày 10/1/2011, ông Dũng mới gặp bà Loan nhưng việc ký các biên bản nhận tiền, phiếu thu lại đề ngày 01/9/2010. |
Cũng trong báo cáo ngày 21/10/2014, ông Dũng xác nhận: “Những giấy tờ (giao dịch giữa ông Dũng và Cienco5) mang tính chất cá nhận và bản thân tôi lại là Giám đốc sàn nên đã làm giấy ủy quyền cho sàn để tiền trong công tác quản lý và giao dịch xác lập quyền đầu tư với cá nhận khác khi có nhu cầu cùng đầu tư”.
Như vậy, Cienco5 chỉ ưu tiên quyền giao dịch nhận chuyển nhượng tại Dự án Thanh Hà A cho “cá nhân” ông Dũng chứ không phải Sàn BĐS Cienco507. Tuy nhiên, khi ký các giấy tờ giao dịch với bà Đoàn Thị Minh Loan, ông Dũng đều lấy danh nghĩa Sàn BĐS Cienco507.
Cụ thể, tại Biên bản nhận tiền góp vốn đặt mua đất/nhà ở ngày 01/9/2010 ký giữa ông Dũng và bà Loan có đóng dấu treo của Sàn BĐS Cienco507, tại Phiếu thu đề ngày 01/9/2010 cũng đóng dấu treo Công ty TNHH MTV Xây dựng công trình 507 và dấu “đã thu tiền” của Sàn BĐS Cienco507.
Điều đáng nói, cả Công ty TNHHH MTV Xây dựng công trình 507 và Sàn BĐS Cienco507 đều không có chức năng kinh doanh, giao dịch trong Dự án Thanh Hà A. Như vậy, ngay từ đầu ông Dũng đã “lấy mác” Công ty TNHHH MTV Xây dựng công trình 507 và Sàn BĐS Cienco507 để giao dịch với bà Loan là một hành vi gian dối.
Việt kiều Đức “tố” Giám đốc BĐS Cienco507 lừa đảo tại dự án Thanh Hà
Tại mục 2.1, Biên bản ghi nhớ ngày 21/8/2010 giữa Công ty Cienco 5 và ông Nguyễn Trung Dũng ghi rõ: “Bên B (ông Dũng) không được sử dụng Biên bản này vào việc cam kết hay hứa hẹn với bất kỳ bên thứ ba nào về việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ tài sản để cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, chuyển giao, tặng cho hoặc huy động vốn dưới bất kỳ hình thức nào”.
Với Biên bản ghi nhớ này, rõ ràng, ngay từ đầu ông Dũng không có có quyền và chức năng huy động vốn tại Dự án Thanh Hà A. Tuy nhiên, ông Dũng vẫn thực hiện việc huy động vốn đối với bà Loan là thực hiện trái cam kết với Cienco 5 và có hành vi gian dối đối với bà Loan.
Cienco 5 không cho phép ông Dũng huy động vốn dưới mọi hình thức nhưng ông Dũng vẫn thức hiện trái cam kết, có dấu hiệu gian dối đối với bà Loan. |
Phân tích về vụ việc trên, Luật sư Hoàng Văn Tùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng: Với sự việc nêu trên là có thủ đoạn gian dối vì ông Nguyễn Văn Ninh, Nguyễn Trung Dũng biết rõ bất động sản tại Dự án Thanh Hà A chưa đủ điều kiện để đem đi giao dịch và biết rõ Hợp đồng vay vốn số 57/HĐVV không có điều khoản cam kết sẽ mua được nhà tại Dự án Thanh Hà A, Biên bản ghi nhớ đề ngày 21/8/2010 là giao dịch giữa Cienco 5 Land với cá nhân ông Dũng, không liên quan đến Sàn BĐS Cienco507.
Ông Ninh và ông Dũng có hành vi thủ đoạn cố tình sử dụng các thông tin giả để bà Loan tin rằng, Sàn BĐS Cienco507 có bất động sản tại Dự án Thanh Hà A, để bà Loan sẵn sàng chuyển toàn bộ hơn 10 try động cho vợ chồng ông Ninh. Trong trường hợp này, ý định chiếm đoạt của bà Loan hơn 10 tỷ đồng như phân tích đã hoàn thành. Đối với số tiền hơn 10 tỷ đồng sẽ phù hợp với Khoản 4, Điều 139, Bộ luật Hình sự với mức độ đặc biệt nghiêm trọng”.
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin
Điều 139, Bộ luật Hình sự quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác …; 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm (12 năm) đến hai mươi (20 năm) năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm".