Ai sẽ bảo vệ những người dân nghèo?
Ngày 11/9, Báo Giáo dục Việt Nam đã đăng tải bài viết “Tiểu thương nghèo khổ bị chèn ép giữa lòng Thủ đô”, phản ánh việc Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm là ông Lê Văn Thư (nay ông Lê Văn Thư là Bí thư Quận ủy Quận Bắc Từ Liêm) đã ký quyết định số 12185/QĐ-UBND ngày 29/12/2009 “bàn giao chợ Cầu Diễn cho Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội quản lý, kinh doanh khai thác”.
Bắt đầu từ quyết định bất thường này, Công ty TNHH MTV Đầu tư & Phát triển nông nghiệp Hà Nội được quyền quản lý và thu phí tại chợ Cầu Diễn. Tuy nhiên, tính từ tháng 1/2010 đến tháng 4/2012, công ty này đã tự ý nâng mức thu phí vị trí chỗ ngồi kinh doanh và đã thu của 193 hộ với tổng số tiền thừa lên tới 826 triệu đồng. Phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường, các tiểu thương đã ngừng nộp tiền và bị Công ty TNHH MTV Đầu tư & Phát triển nông nghiệp Hà Nội kiện ra tòa.
“Ghế cao” cần đi cùng với "văn hóa cao"!
(GDVN) - Cổ nhân có câu “ba anh thợ da hợp lại bằng một ông Gia cát”, mới điểm qua sơ sơ đã có hơn ba ông “thợ da đầu tỉnh” vậy thì đất nước sẽ có bao nhiêu “Ra cát”?
Tuy nhiên, trong bản án phúc thẩm số 69/2013/KDTM-PT ngày 25 và 27/11/2013, TAND TP Hà Nội đã không công nhận tư cách của Công ty TNHH MTV Đầu tư & Phát triển nông nghiệp Hà Nội trong việc kiện các hộ kinh doanh tại Chợ Cầu Diễn.
Ngày 12/8/2014, Đại biểu HĐND quận Bắc Từ Liêm là ông Nguyễn Hữu Kiên đã có văn bản gửi ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND TP Hà Nội nêu rõ những sai phạm kéo dài, gây ra nỗi đau dai dẳng cho các tiểu thương nghèo tại chợ Cầu Diễn, quận Bắc Từ Liêm bởi việc bàn giao không đúng với quyết định phê duyệt đấu thầu và bởi việc đơn vị được bàn giao sai trái bất chấp quy định của thành phố và được sự “nhắm mắt” của huyện Từ Liêm (cũ) cưỡng thu tăng phí chợ của bà con tiểu thương gây nên nỗi hoang mang suốt 4 năm trời.
Kể từ đó đến nay đã hơn 2 tháng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội không trả lời kiến nghị của ông Nguyễn Hữu Kiên.
Gần 5 năm trôi qua, hàng trăm người dân nghèo ngay ngày chạy chợ kiếm những đồng bach lẻ nuôi con ăn học vẫn nơm nớp lo sợ sẽ tiếp tục bị công ty này chèn ép, mà không có cấp chính quyền quyết liệt bảo vệ quyền lợi cho họ.
Từ quyết định của ông Lê Văn Thư - Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm (nay là Bí thư quận Bắc Từ Liêm), Công ty TNHH MTV Đầu tư & Phát triển nông nghiệp Hà Nội được quản lý chợ Cầu Diễn và tự nâng phí, thu vượt của 193 hộ kinh doanh số tiền 826 triệu đồng. |
Văn bản khó hiểu của thành phố
Vào ngày 9/10 vừa qua, UBND thành phố Hà Nội lại âm thầm ban hành văn bản số 7807/UBND-CT về việc quản lý chợ Cầu Diễn, quận Bắc Từ Liêm, do ông Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn ký có nêu: Sau khi xem xét báo cáo của Sở kế hoạch đầu tư, Thành phố Hà Nội “Tạm dừng thực hiện dự án đầu tư xây dựng lại chợ Cầu Diễn. Giao công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội tiếp tục quản lý chợ Cầu Diễn theo quy định. UBND quận Bắc Từ Liêm quản lý nhà nước toàn diện đối với chợ Cầu Diễn theo quy định của pháp luật”;
Đồng thời “Giao Sở Tài nguyên và môi trường hướng dẫn công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội lập hồ sơ và thực hiện các thủ tục pháp lý về đất đai tại chợ Cầu Diễn đối với công ty, trình UBND Thành phố cho thuê đất theo đúng nội dung Quyết định số 4325/QĐ-UBND ngày 19/8/2014 của UBND Thành phố phê duyệt sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước của Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội”.
Căn cứ vào đâu mà UBND TP Hà Nội ra văn bản cho Công ty TNHH MTVđầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội quản lý chợ Cầu Diễn? |
Việc UBND thành phố Hà Nội ban hành văn bản số 7807 là bất thường vì hai lý do:
Thứ nhất, việc bàn giao của huyện Từ Liêm cũ cho công ty là trái quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu. Và chính trong thông báo kết luận tố cáo số 39/TB-UBND ngày 13/3/2014 của TP Hà Nội đã nêu rõ việc bàn giao cho công ty trong khi chưa hoàn thiện một loạt những nội dung như chưa nộp số tiền hơn 1,4 tỷ đồng trong tổng số hơn 2,4 tỷ tiền hoàn trả giá trị còn lại của chợ Cầu Diễn, chưa hoàn thiện thủ tục trình UBND TP thu hồi, giao đất; chưa ký hợp đồng thuê đất với Sở tài nguyên môi trường thì trách nhiệm đó thuộc về UBND huyện Từ Liêm và một loạt đơn vị tham mưu trực thuộc huyện này.
Đứa bé đói lả và chuyện xuất khẩu... "mồ hôi, nước mắt"
Ngoài ra theo quy định tại khoản 6, Điều 28 của Quyết định 15/2007/QĐ-UBND ngày 23/1/2007 về việc ban hành quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội (áp dụng cho trường hợp đấu thầu chợ Cầu Diễn) có nêu rõ: “Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hoặc tiền hoàn trả kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đất của cấp có thẩm quyền, nếu đơn vị trúng thầu không nộp tiền sử dụng đất thì coi như bỏ kết quả trúng thầu và không được nhận lại tiền bảo đảm dự thầu”.
Như vậy công ty không hề có một vị trí pháp lý nào đối với chợ Cầu Diễn qua quyết định bàn giao sai trái của huyện Từ Liêm (do ông Chủ tịch Lê Văn Thư ký) cũng như với tư cách một đơn vị trúng thầu cần phải thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của đấu thầu để có được tư cách pháp lý quản lý chợ Cầu Diễn.
Thứ hai, thành phố Hà Nội cũng chưa có bất cứ một quyết định nào trong vòng 4 năm qua thể hiện việc giao cho công ty này quản lý chợ Cầu Diễn.
Vậy với tư cách gì mà nay UBND thành phố Hà Nội ra văn bản số 7807/UBND-CT giao Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội tiếp tục quản lý chợ Cầu Diễn?
Cần phải nói rõ, việc thu hồi, giao đất cho một doanh nghiệp phải được thực hiện theo đúng trình tự của pháp luật chứ không phải thích thu hồi, thích giao là ban hành văn bản là xong.
Dư luận đang đặt vấn đề: Phải chăng sự tùy tiện của chính quyền huyện Từ Liêm đang dần được hợp thức hóa bằng chính văn bản 7807 của UBND thành phố Hà Nội? Cứ thế này, tiểu thương nghèo ở chợ Cầu Diễn không biết sẽ bấu víu vào đâu?
Khi sự việc đã đi quá xa, quyền lợi của những người dân nghèo vẫn chưa được bảo đảm, Đại biểu Nguyễn Hữu Kiên đã buộc phải gửi những thông tin này tới Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị.