Tàu ngầm North Dakota lớp Virginia, Hải quân Mỹ |
Tờ "Đại công báo" Hồng Kông dẫn báo Mỹ đưa tin, chiếc đầu tiên của lô tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia thứ ba của Mỹ mới đây vừa hoàn thành và đưa vào biên chế cho Hải quân Mỹ. Sĩ quan chỉ huy cho biết, Quân đội Mỹ tiếp tục sở hữu ưu thế tuyệt đối tác chiến dưới nước.
Tuy nhiên, có nhà phân tích cho rằng, ưu thế của Mỹ đang chịu thách thức ngày càng lớn từ Trung Quốc và Nga.
Theo bài báo, tàu ngầm động cơ hạt nhân lớp Virginia là tàu ngầm tấn công tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay. Tàu ngầm này dài 377 thước Anh, rộng 34 thước Anh, có thể lặn sâu 800 thước Anh, chạy với tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ lặng lẽ thực hiện nhiệm vụ quân sự ở các nơi trên thế giới, hơn nữa thời hạn sử dụng nhiên liệu hạt nhân của tàu dài tới 33 năm.
Tàu ngầm động cơ hạt nhân lớp Virginia mới nhất USS North Dakota
Tàu ngầm hạt nhân USS North Dakota vừa đưa vào hoạt động ngày 25 tháng 10 là tàu ngầm động cơ hạt nhân lớp Virginia thứ 11 được Hải quân Mỹ bắt đầu sử dụng, cũng là chiếc đầu tiên trong lô thứ ba sản xuất hàng loạt.
Tàu ngầm North Dakota lớp Virginia, Hải quân Mỹ |
Khác với tàu ngầm động cơ hạt nhân lớp Virginia sản xuất trước đây, tàu ngầm hạt nhân USS North Dakota có 2 ống bắn tên lửa cỡ lớn có thể lắp 6 quả tên lửa hành trình Tomahawk cho mỗi ống. Thiết kế như vậy vừa có thể tiết kiệm chi phí chế tạo, vừa nâng cao năng lực tấn công tên lửa.
Chi phí chế tạo mỗi tàu ngầm động cơ hạt nhân lớp Virginia khoảng 2 tỷ USD. Hải quân Mỹ có kế hoạch đặt mua tổng cộng 30 chiếc và từng bước đào thải tàu ngầm động cơ hạt nhân lớp Los Angeles.
Vào trung tuần tháng 10 tại Washington, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert cho biết, ông rất tin tưởng vào năng lực tác chiến của tàu ngầm thế hệ mới Hải quân Mỹ.
Đô đốc Jonathan Greenert nói: "Hiện nay, chúng ta có ưu thế tuyệt đối về tác chiến dưới nước. Chúng ta có thể đến bất cứ vị trí nào dưới nước muốn tới. Tôi rất tin tưởng vào ưu thế của chúng ta về khả năng chạy êm và các công nghệ khác của tàu ngầm".
Tuy nhiên, theo báo Trung Quốc, Trung Quốc và Nga cũng đang ra sức phát triển tác chiến tác chiến dưới nước. Trung Quốc đã có năng lực điều tàu ngầm động cơ hạt nhân đến vùng biển nước sâu và biển xa cách xa lãnh thổ Trung Quốc, đồng thời thực hiện nhiệm vụ lâu dài ở dưới biển.
Tàu ngầm North Dakota lớp Virginia, Hải quân Mỹ |
Học giả Thomas Mahnken, Học viện quan hệ quốc tế cao cấp - Đại học Johns Hopkins cho rằng, Trung Quốc đang tìm cách thách thức ưu thế tuyệt đối tác chiến dưới nước mà Mỹ đã duy trì vài chục năm.
Theo Thomas Mahnken: "Những năm gần đây, một số nước bắt đầu triển khai lực lượng quân sự để làm suy yếu năng lực triển khai lực lượng quân sự của chúng ta (Mỹ), ngăn chặn chúng ta triển khai lực lượng quân sự. Trung Quốc triển khai lực lượng quân sự chống can thiệp có lẽ chính là bằng chứng tốt nhất cho thấy họ ra sức ngăn chặn Mỹ triển khai lực lượng quân sự".
Đô đốc Jonathan Greenert thừa nhận ưu thế tuyệt đối tác chiến dưới nước của Quân đội Mỹ đang đối mặt với thách thức và thúc giục những người xây dựng chính sách quốc phòng đầu tư nhiều nguồn lực hơn để duy trì ưu thế này.
Đô đốc Jonathan Greenert nói: "Chúng ta phải tiếp tục phát triển công nghệ chạy êm của tàu ngầm, chế tạo những tàu ngầm chất lượng cao này mà hiện nay chúng ta sở hữu, đồng thời biên chế nhân viên phù hợp cho tàu ngầm. Chúng ta còn phải đầu tư nghiên cứu phát triển trang bị hoạt động dưới nước không người lái và thiết bị cố định dưới nước".
Tàu ngầm hạt nhân đang chế tạo (ảnh minh họa) |
Theo Đô đốc Greenert, Mỹ mặc dù sở hữu tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất, nhưng không thể đồng thời triển khai tàu ngầm đến từng khu vực tồn tại vấn đề an ninh.
Ông hy vọng Hải quân Mỹ tăng cường hợp tác và giao lưu với Hải quân Trung Quốc và các nước khác, hỗ trợ cho giải quyết một số vấn đề an ninh mà cộng đồng đang cùng đối mặt hiện nay.