Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề biên giới |
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 7 tháng 11 đăng bài viết "Truyền thông Ấn Độ giải thích nguyên nhân ông Modi không đến APEC: Trung Quốc không phải là đồng minh thân cận nhất của Ấn Độ".
Bài viết dẫn trang mạng "Calcutta Telegraph" Ấn Độ ngày 5 tháng 11 cho rằng "Thăm ngoại giao quá nhiều, Ấn Độ giảm chuyến thăm APEC của ông Modi", cho rằng, sau tất cả các tính toán, ông Narendra Modi cuối cùng đã quyết định không tham dự Hội nghị cấp cao APEC tổ chức ở Bắc Kinh vào trung tuần tháng 11.
Mặc dù Ấn Độ những năm gần đây luôn tìm cách trở thành thành viên của APEC, ông Modi cũng lần đầu tiên nhận được lời mời tham dự hội nghị APEC của Chủ tịch Trung Quốc, nhưng theo kế hoạch, trong tháng này, ông Modi sẽ lần lượt thăm 4 nước gồm Myanmar, Australia, Fiji và Nepal, hoạt động này sẽ phải bỏ ra 14 ngày.
Ngoài ra, Trung-Ấn đang tiến hành trao đổi về việc ông Modi lần đầu tiên đến thăm Trung Quốc trong năm tới (2015), vì vậy quyết định lần này không tham gia APEC.
Cuối tháng 9 năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Mỹ (ảnh tư liệu) |
Theo bài báo, ông Narendra Modi sẽ đến Myanmar vào ngày 11 tháng này, tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á, khi đó sẽ hội kiến với nhà lãnh đạo Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á.
Ngày 14 tháng 11, ông sẽ bay đi Brisbane, Australia, tham dự Hội nghị cấp cao G20. Sau đó, ông sẽ thăm Sydney và Canberra, có bài phát biểu ở khu dân cư người gốc Ấn Độ ở Australia, tổ chức hội đàm với Thủ tướng Australia Tony Abbott.
Ngày 19 tháng 11, ông Narendra Modi sẽ còn bay đến thủ đô Suva của Fiji, mở ra chuyến thăm lần đầu tiên của Thủ tướng Ấn Độ đối với Fiji trong 30 năm qua. Ngày 20 tháng 11, ông Modi sẽ quay trở lại Ấn Độ, hoàn thành một chuyến thăm nước ngoài dài liên tục của Thủ tướng Ấn Độ.
4 ngày sau, ông Narendra Modi sẽ tiếp tục ra nước ngoài thăm Nepal, tham dự Hội nghị cấp cao Liên minh hợp tác khu vực Nam Á tổ chức từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 11, khi đó Ấn Độ sẽ tiếp nhận nước Chủ tịch luân phiên Liên minh này.
Những chuyến thăm này cộng lại là 14 ngày, nếu ông Modi còn tham dự Hội nghị cấp cao APEC thì thời tham đi thăm nước ngoài trong tháng 11 của ông sẽ lên tới 16 ngày. Hơn nữa, lúc này, ở trong nước, chính quyền Modi còn bị phê phán do chậm chạp trong việc đệ trình lên Tòa án tối cao về danh sách những người giấu không trình báo tài sản ở nước ngoài.
Ngày 28 tháng 10 năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (ảnh tư liệu minh họa) |
Tờ "Calcutta Telegraph" cho rằng, nhà lãnh đạo nhiều nước như Mỹ, Nga đều sẽ tham gia Hội nghị cấp cao APEC. Một quan chức Ấn Độ biết rõ hành trình thăm nước ngoài của ông Modi cho biết: "Cơ hội tham dự Hội nghị cấp cao APEC rất hấp dẫn, nhìn từ góc độ kinh tế, tầm quan trọng của nó (Hội nghị cấp cao APEC) đối với Ấn Độ vượt G20".
Nhưng, một quan chức Ấn Độ khác cho rằng: "Ở Myanmar và Brisbane, Thủ tướng (Modi) có đủ cơ hội hội kiến với những nhà lãnh đạo thế giới này". Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Pakistan sẽ tham dự Hội nghị APEC, "đối với quan chức Ấn Độ, có thể không vui vẻ".
Một quan điểm khác là, ông Narendra Modi có thể tham dự Hội nghị cấp cao APEC ở Bắc Kinh, sau đó tiếp tục hành trình ngoại giao, "nhưng chính như quan hệ Ấn-Trung 'hợp tác và cạnh tranh cùng tồn tại' được Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj mô tả vào tháng 9, không cho phép ông Modi triển khai chuyến thăm ngắn tới Bắc Kinh mà hành trình cụ thể không được đánh giá cụ thể".
Ngoài ra, Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang thảo luận việc ông Modi thăm Trung Quốc vào năm 2015. Trong khi đó, nếu ông Modi thăm Trung Quốc 2 lần trong 2 năm, có nghĩa là mức độ ấm lên của quan hệ hai nước "đã vượt thực tế", "chính quyền Modi hy vọng nhiều đầu tư hơn từ Trung Quốc, hy vọng làm lặng sóng tình hình căng thẳng biên giới hai nước, nhưng Bắc Kinh hoàn toàn không phải là đồng minh thân cận nhất của Ấn Độ".
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chuẩn bị thăm Australia |