Dưới đây là 4 nguy hại mà căng thẳng gây ra đối với não:
Căng thẳng dễ gây cáu kỉnh
Rất nhiều trong số chúng ta không thể dễ chịu được khi cơ thể đang căng thẳng, dễ cáu kỉnh và gắt gỏng. Khi gặp thêm áp lực, nhiều người bị phân tâm, quên đi nhiều việc định làm… tất cả là dấu hiệu của sự ảnh hưởng tiêu cực do căng thẳng gây ra ảnh hưởng đến não bộ.
Các nhà nghiên cứu Pháp đã phát hiện ra một loại enzyme khi bị kích hoạt bởi sự căng thẳng chúng sẽ tấn công một phân tử trong vùng hippocampus- chịu trách nhiệm điều tiết các khớp thần kinh khiến cho một số khớp thần kinh bị tách ra.
Một thông cáo báo chí ở một trường Đại học giải thích: “Những người bị ảnh hưởng dẫn tới dần mất tính xã hội, tránh tương tác với đồng nghiệp của họ và có bộ nhớ khiếm khuyết”
Căng thẳng mãn tính thu nhỏ bộ não
Căng thẳng từ cuộc sống có thể gây tổn hại đến bộ nhớ trong não bộ của bạn và khả năng học tập bằng việc cắt giảm khối lượng chất xám trong vùng não liên quan đến cảm xúc, tự kiểm soát và chức năng sinh lý.
Căng thẳng mãn tính hoặc trầm cảm có thể dẫn tới khối lượng vỏ não trước tránh bị sụt giảm khiến suy giảm cảm xúc và nhận thức.
Các nhà nghiên cứu khẳng định: Điều này đặc biệt đúng với những người có dấu hiệu di truyền mà có thể phá vỡ sự hình thành của các kết nối khớp giữa thần kinh và tế bào não.
Căng thẳng giết chết các tế bào não
Theo khoa học Mỹ: Căng thẳng có thể ngăn chặn sản xuất các tế bào thần kinh mới trong vùng hippocampus và ảnh hưởng tới tốc độ kết nối giữa tế bào vùng đồi trán.
Các nhà nghiên cứu của Đại học California phát hiện ra rằng bộ não ở trạng thái căng thẳng mãn tính sẽ sản xuất nhiều tế bào myelin ( lớp cách điện để bảo vệ xung quanh tế bào thần kinh) và giảm sản xuất tế bào thần kinh dẫn đến dư thừa myelin trong vùng hippocampus.
Căng thẳng làm gián đoạn bộ nhớ
Cortisol- yếu tố gây ra căng thẳng, không chỉ cản trở hoạt động của vùng hippocampus mà nó còn làm tăng kích thước và hoạt động của amygdala- trung tâm chính của não trong việc xử lí cảm xúc và động lực.
Khi kích thước của nó tăng cao là mối đe dọa nguy hiểm bởi nó hạn chế khả năng tiếp nhận thông tin mới cũng như không thể nâng cao phản ứng thuộc về cảm xúc.