Báo Trung Quốc bàn cách so cao thấp với máy bay 1 chọi 144 - F-22 Mỹ

24/11/2014 10:09
Việt Dũng
(GDVN) - Báo TQ cho rằng, cần sớm trang bị máy bay chiến đấu J-20 khi chưa hoàn chỉnh, tiến hành liều mạng với F-22 khi không chiến - vẫn là kiểu "lấy thịt đè người".
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Mỹ tham gia diễn tập quân sự liên hợp Keen Sword 2015 tại Nhật Bản
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Mỹ tham gia diễn tập quân sự liên hợp Keen Sword 2015 tại Nhật Bản

Mạng QQ.com Trung Quốc ngày 21 tháng 11 đăng bài viết "Có thể làm thế nào để đối phó với máy bay chiến đấu F-22 Quân đội Mỹ?".

Theo tờ "Thời báo Không quân" Mỹ, trong cuộc diễn tập quân sự liên hợp Keen Sword Mỹ-Nhật vừa tổ chức, Lầu Năm Góc cố ý điều vài máy bay chiến đấu tàng hình F-22 từ Alaska tới Okinawa tham gia diễn tập, mục đích là phô diễn sức mạnh với Trung Quốc.

Thực ra, đây hoàn toàn không phải là lần đầu tiên F-22 đến Đông Á tham gia diễn tập quân sự liên hợp song phương có ý nghĩa chiến đấu thực tế rất mạnh. Ngay từ đầu năm 2013, Quân đội Mỹ đã điều F-22 đến căn cứ không quân Osan Hàn Quốc, tham gia diễn tập quân sự Foal Eagle Mỹ-hàn.

Gần đây, Không quân Mỹ còn lần đầu tiên đồng thời điều động hai loại máy bay chiến đấu tàng hình F-22, F-35 tiến hành huấn luyện tấn công đường không, phòng thủ đường không và đánh chặn đường không.

Trang mạng "Công nghệ quốc phòng" Mỹ phân tích cho rằng: "Biên đội F-35 và F-22 tác chiến, chủ yếu nhằm vào các cường quốc không quân hàng đầu thế giới như Trung Quốc hoặc Nga".

Bài báo cho rằng, bất kể thế nào thì "sói" cuối cùng đã đến.

Quân đội Mỹ bắt đầu nghiên cứu để máy bay chiến đấu F-22 và F-35 hiệp đồng tác chiến
Quân đội Mỹ bắt đầu nghiên cứu để máy bay chiến đấu F-22 và F-35 hiệp đồng tác chiến

Theo bài báo, F-22 đã tích hợp công nghệ hàng không đỉnh cao của Mỹ, nó có năng lực mà các máy bay chiến đấu hiện có không có như tàng hình, tuần tra siêu âm, siêu cơ động, bất kể là không chiến ngoài tầm nhìn (BVR) hay không chiến cự ly gần, khoảng cách thế hệ mà nó tạo ra đều chưa từng có.

Vài năm trước, Không quân Mỹ từng tổ chức cho các máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba, thế hệ 3+ như F-15, F-16, F-18G và Typhoon châu Âu tiến hành đối kháng không chiến với F-22, F-22 đã đạt được "chiến tích kinh người" 144 : 1.

Trong không chiến ngoài tầm nhìn (BVR), nhân tố hàng đầu là năng lực dò tìm radar của máy bay chiến đấu hai bên, bên nào có thể giảm mạnh diện tích phản xạ radar (RCS) của mình thì có thể giảm khoảng cách dò tìm radar của đối phương, từ đó có thể tiến hành phát hiện địch trước, tấn công địch trước.

Thông thường cho rằng RCS của F-22 giảm 1/10 đến 1/100 so với máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba, căn cứ vào công thức khoảng cách radar, khoảng cách dò tìm radar tỷ lệ thuận với 4 lần căn thức của RCS, nếu khoảng cách tối đa dò tìm F-15C của một bộ radar là 100 km thì dò tìm F-22 chỉ khoảng 30 km.

Như vậy trong tình hình tính năng radar của hai bên giống nhau, F-22 đã bắn tên lửa, máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba có thể vẫn không phát hiện ra tung tích của F-22, hơn nữa F-22 còn có radar mảng pha quét điện tử chủ động APG-77 có cự ly dò tìm xa nhất trên thế giới.

Điều làm người ta đau đầu hơn là, do thể tích của tên lửa không đối không phải nhỏ hơn nhiều máy bay chiến đấu, công suất phát radar dẫn đường của tên lửa không đối không nhỏ, công suất dây anten cũng nhỏ, cự ly đánh chặn đối với máy bay thế hệ thứ ba đều chỉ khoảng 20 km.

Kết hợp các tính năng như tàng hình, siêu âm, máy bay chiến đấu F-22 có thể tấn công máy bay cảnh báo sớm
Kết hợp các tính năng như tàng hình, siêu âm, máy bay chiến đấu F-22 có thể tấn công máy bay cảnh báo sớm

Trong môi trường điện từ phức tạp của chiến trường, tên lửa không đối không dẫn đường radar hiện có rất có thể không cách nào theo dõi được F-22 do gây nhiễu, bất kể khoảng cách gần bao nhiêu.

Bản thân Quân đội Mỹ ý thức được vấn đề này sớm nhất, cho nên mấy năm gần đây không ngừng mở rộng tầm bắn tên lửa không đối không dẫn đường hình ảnh hồng ngoại AIM-9X, để có thể giành được thời cơ trước trong cuộc đối đầu với máy bay chiến đấu tàng hình nước thù địch trong tương lai.

Năng lực tuần tra siêu âm của F-22 tiếp tục tăng cường ưu thế không chiến ngoài tầm nhìn của nó, nó vừa có thể giúp cho F-22 có thể tiếp cận địch, chiếm vị trí với tốc độ nhanh hơn, đồng thời nâng cao động năng ban đầu của tên lửa, từ đó mở rộng tuyến bắn của tên lửa.

Các nghiên cứu đều cho rằng, khi tốc độ không chiến của máy bay chiến đấu từ M 0,9 tăng lên đến M 1,5, hiệu quả không chiến có thể tăng 1,6 lần.

Công nghệ tàng hình, khả năng tuần tra siêu âm kết hợp với nhau còn đem lại một năng lực tác chiến mang tính cách mạng cho F-22 - tấn công máy bay cảnh báo sớm đối phương, bắn rơi hoặc truy đuổi máy bay cảnh báo sớm của địch có thể làm suy yếu năng lực tác chiến của đối phương một cách tổng thể.

Thông thường, khoảng cách dò tìm của máy bay cảnh báo sớm đối với máy bay tác chiến thế hệ thứ ba có thể trên 300 km, cũng tức là nói khi máy bay thế hệ thứ ba xâm nhập tầm nhìn của radar thì có thể dò tìm và nhận dạng, sau đó điều động máy bay chiến đấu hộ tống tiến hành chặn lại.

Máy bay chiến đấu F-22 Mỹ được cho là có tính năng cơ động xuất sắc nhất
Máy bay chiến đấu F-22 Mỹ được cho là có tính năng cơ động xuất sắc nhất

Nhưng khoảng cách dò tìm của máy bay cảnh báo sớm đối với F-22 cần phải hạ thấp đến khoảng 150 km, cộng với năng lực chiếm vị trí nhanh của nó, cho nên khi máy bay cảnh báo sớm phát hiện được F-22 thì cũng đã bị đối phương khóa và tấn công.

Sau khi Không quân Mỹ trang bị F-22 không lâu đã bắt đầu tiến hành diễn tập mô phỏng tấn công "mục tiêu đường không giá trị cao". Đối với Không quân Trung Quốc, năng lực này có mối đe dọa đặc biệt to lớn, trong giai đoạn tình hình biển Hoa Đông căng thẳng trước, Không quân Trung Quốc đã từng diễn tập khoa mục "máy bay cảnh báo sớm bị bên thứ ba bắn rơi, máy bay tác chiến làm thế nào để xử trí".

Trên phương diện chiến đấu cự ly gần, tính năng cơ động và tính nhanh nhạy điều khiển của F-22 cũng đều có ưu thế hơn máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba và thế hệ 3+. F-22 sử dụng lực nâng cao nhất, cộng với tỷ lệ giữa lực đẩy và trọng lượng cùng với ống phun véc-tơ của nó làm cho khả năng lượn vòng, leo cao và lộn vòng của F-22 đều là số một.

Đặc biệt là F-22 có năng lực siêu cơ động khoảng 60 độ, có thể tăng gấp đôi góc AOA so với máy bay thế hệ thứ ba, góc AOA lớn có thể giúp F-22 nhanh chóng thay đổi quỹ đạo bay, khai hỏa tấn công mục tiêu, loại năng lực này làm cho F-22 có thể phát động tấn công trong không chiến cự ly gần mà phi công địch không ngờ tới.

Radar cảnh báo sớm JY-26 Trung Quốc được khoe là có thể theo dõi máy bay chiến đấu F-22 Mỹ
Radar cảnh báo sớm JY-26 Trung Quốc được khoe là có thể theo dõi máy bay chiến đấu F-22 Mỹ

Không thể không thừa nhận, hiệu quả tác chiến của F-22 cao hơn nhiều so với máy bay tác chiến thế hệ thứ ba của Không quân Trung Quốc, trong không chiến, khả năng giành chiến thắng tương đối cao.

Đặc biệt là khả năng tấn công máy bay cảnh báo sớm của F-22 có thể làm suy yếu khả năng tác chiến toàn bộ chiến khu của Trung Quốc, đây là một mối đe dọa tương đối lớn đối với Không quân Trung Quốc, thậm chí tác chiến liên hợp toàn quân.

Nói cách khác, đối phương dựa vào số lượng nhỏ F-22 có thể kiềm chế lượng lớn máy bay tác chiến của Trung Quốc, từ đó tạo điều kiện cho các máy bay tác chiến khác đột phá phòng không.

Đặc biệt là sau khi hình thành lực lượng tấn công tàng hình đặc biệt gồm F-22, F-35 và B-2, X-47B thì có thể xâm nhập khu vực chiều sâu của Trung Quốc, tấn công các mục tiêu quan trọng như trung tâm chỉ huy, hệ thống phòng không của Trung Quốc.

Một khi phòng thủ của Trung Quốc bị suy yếu, máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba và tên lửa hành trình Tomahawk của đối phương có thể tiến hành tấn công tiếp theo, mở rộng thành quả chiến đấu. Vì vậy, đối với Không quân Trung Quốc, làm thế nào để kiềm chế F-22 trở thành mấu chốt chặn đứng các cuộc tấn công đường không của đối phương.

Muốn kiềm chế F-22, điều trước tiên phải giải quyết chính là làm thế nào phát hiện được nó. Trên phương diện này, Không quân Trung Quốc đã giải quyết tương đối tốt, đó chính là phát triển radar cảnh báo sớm có bước sóng tương đối dài.

Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-16 Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-16 Trung Quốc

Tàng hình thường nói đến chủ yếu là chỉ ngoại hình máy bay tàng hình tiến hành tối ưu hóa đối với sóng radar có băng tần ngắn dm, cm, đã làm giảm diện tích phản xạ radar (RCS) khi đối mặt với những radar này. Nhưng, đối với radar có bước sóng khoảng 1 m trở lên, hiệu quả tối ưu hóa của tàng hình ngoại hình hiện có đã giảm đáng kể, hơn nữa khó mà khắc phục.

Tại Triển lãm hàng không Chu Hải lần thứ 10 kết thúc cách đây không lâu, nhà máy radar của Trung Quốc đã trưng bày 4 radar cảnh báo sớm quét điện tử chủ động ở khu trừng bày không quân.

Những radar này vừa có khả năng chống tàng hình, đã ứng dụng nhiều loại công nghệ mới, vừa cải thiện về độ chính xác dò tìm và khả năng chống gây nhiễu. Có nguồn tin cho biết, phiên bản riêng của radar JY-26 vào năm 2013 đã từng theo dõi toàn bộ quá trình máy bay chiến đấu F-22 bay đến căn cứ Osan Hàn Quốc.

Nhưng, chỉ phát hiện F-22 bằng radar cảnh báo sớm mặt đất vẫn không giải quyết được vấn đề, sau khi phát hiện F-22, sử dụng J-10, J-11 để đối phó vẫn sẽ không có kết quả tương đối tốt. Cho nên, kế sách căn bản là không ngại bất cứ sự trả giá nào, đẩy nhanh trang bị máy bay chiến đấu tàng hình J-20, không nhất định yêu cầu nó đồng thời có sẵn năng lực tàng hình, tuần tra siêu âm, siêu cơ động như F-22.

Phiên bản căn bản của J-20 chỉ cần có năng lực tàng hình, có thể liều mạng với F-22 trong không chiến ngoài tầm nhìn (BVR) là được. Sau đó chờ đến khi nghiên cứu chế tạo thành công động cơ nội có tỷ lệ lực đẩy cao, có thể tiếp tục đưa ra J-20 phiên bản hoàn chỉnh.

Máy bay chiến đấu J-10 không thể chống được F-22 Mỹ?
Máy bay chiến đấu J-10 không thể chống được F-22 Mỹ?

Ngoài ra, do yếu tổng thể về công nghệ, Quân đội Trung Quốc đương nhiên còn phải cần có con đường khác, chẳng hạn phát triển tên lửa không đối không, tên lửa đất đối không có tầm bắn siêu xa (400 km trở lên), dùng để tấn công máy bay cảnh báo sớm, máy bay tác chiến điện tử của Quân đội Mỹ.

Máy bay chiến đấu tàng hình như F-22 cũng cần, thậm chí lệ thuộc hơn vào sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm, máy bay tác chiến điện tử, nếu như Trung Quốc có thể tấn công điểm yếu của hệ thống tác chiến Quân đội Mỹ cũng có thể làm suy yếu khả năng phá hoại của F-22.

Cuối cùng, "Không quân không được, thì có Pháo binh 2". Bởi vì, trong điều kiện lịch sử cụ thể trước đây, Trung Quốc có thể tự do phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm gần, sau khi công nghệ dẫn đường vệ tinh, công nghệ dẫn đường quán tính có tiến bộ, độ chính xác tấn công của những tên lửa đạn đạo tần trung và gần này phổ biến đạt trong phạm vi 50 m, đủ để tấn công các mục tiêu cố định lớn như đường băng sân bay, kho dầu, kho chứa máy bay.

Giá cả tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm gần tương đối đắt đỏ, mỗi quả cần trên chục triệu, thậm chí vài chục triệu nhân dân tệ, một cuộc chiến tranh cục bộ quy mô lớn có thể phải bắn trên 1.000 quả, vì vậy phải chi vài chục tỷ nhân dân tệ.

Nhưng so với hậu quả thất bại của chiến tranh, chi vài chục tỷ nhân dân tệ chỉ là một con số nhỏ, cho nên, hiện nay, Trung Quốc cần tiếp tục mở rộng quy mô lực lượng tên lửa đạn đạo thông thường của Pháo binh 2, mở rộng quy mô 2.000 quả hiện có lên 5.000 quả, thậm chí 10.000 quả, để cho lực lượng tên lửa thông thường của Pháo binh 2 từ lực lượng đột kích loạt đầu trở thành lực lượng tấn công toàn bộ quá trình chiến tranh.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor Mỹ sẽ dễ dàng đột phá phòng không Trung Quốc?
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor Mỹ sẽ dễ dàng đột phá phòng không Trung Quốc?
Việt Dũng