Ăn quá gần giờ đi ngủ
Bữa ăn khuya và đồ ăn nhẹ ngăn chặn cơ thể hạ nhiệt khi ngủ và làm tăng mức độ insulin trong cơ thể. Kết quả là ít melatonin và hooc mon tăng trưởng được sinh ra khi ngủ.
Tiếp xúc với ánh sáng hoặc quá gần đồng hồ báo thức
Dù là một lượng ánh sáng nhỏ cũng gây trở ngại cho sự xuất hiện, phát triển melatonin và hoocmon tăng trưởng. Đồng thời, tiếp xúc với ánh sáng khi ngủ làm cho lượng Cortisol trong cơ thể khó có thể giảm dần.
Trường từ điện (EMFs) được phát ra từ các thiết bị điện và đồng hồ báo thức trong phòng ngủ gây phá vỡ tuyến tùng, giảm lượng melatonin và serotonin trong cơ thể, lâu ngày có thể dẫn tới ung thư.
Uống nước quá nhiều trước khi đi ngủ
Uống nước nhiều trước khi đi ngủ làm tăng nhu câu đi vệ sinh vào ban đêm. Việc thức dậy để đi vệ sinh làm gián đoạn giấc ngủ tự nhiên, gây thiếu ngủ và có nguy cơ ức chế sự sản xuất melatonin.
Tập thể dục vào buổi tối
Tập luyện vào ban đêm làm tim mạch hoạt động một cách đáng kể dẫn tới nhiệt độ cơ thể tăng, ngăn chặn sự sản xuất melatonin.
Hơn nữa, tập thể dục vào buổi tối còn làm tăng noradrenalin, dopamine và cortisol, kích thích hoạt động của não làm cản trở khả năng đi vào giấc ngủ ngon, ngủ sâu.
Xem TV và sử dụng máy tính quá nhiều trước khi ngủ
Các hoạt động này làm tăng hoocmon kích thích noradrenaline và dopamine, có thể cản trở khả năng của bạn để đi vào giấc ngủ.
Giữ phòng ngủ quá nóng
Một môi trường ngủ quá ấm có thể ngăn chặn sự làm mát tự nhiên của cơ thể khi ngủ. Bởi nếu không có quá trình làm mát thì melatonin và hoocmon tăng trưởng bị phát hanh gián đoạn, không đốt cháy được chất béo khi ngủ.
Ngủ trong khi mặc quần áo bó sát
Mặc quần áo bó sát khi đi ngủ thậm chí là một chiếc áo ngực chật cũng làm nhiệt độ cơ thể tăng cao, cơ thể giảm bài tiết melatonin và hormone tăng trưởng.
Không có rèm cửa
Melatinon thấp nhất, tốt nhất trong ngày là vào buổi sáng. Nếu không có rèm cửa khiến cơ thể không nhận được tín hiệu đã đến lúc thức dậy, lượng melatinon cao khiến cơ thể mệt mỏi và không thể thức dậy đúng giờ.
Nó cũng làm giảm chất serotonin, dẫn đến trầm cảm, lo lắng và cảm giác thèm ăn.
Không ngủ đủ giấc
Theo nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên ngủ 6 giờ hoặc ít hơn có tỷ lệ mắc ung thư cao hơn so với những người ngủ 9 giờ/ngày.
Nghiên cứu gần đây cho rằng những người ngủ đủ 7 giờ mỗi đêm sẽ sống lâu hơn. Hầu hết, các chuyên gia cho rằng ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày là tối ưu cho cơ thể.
Khi ngủ không đủ giấc, cortisol và sự thèm ăn tăng cao dẫn tới sự gia tăng insulin.
Ngoài ra, thiếu ngủ dẫn tới giảm leptin, melatonin, hoocmon tăng trưởng, testosterone và serotonin dẫn tới tăng cân.
Đi ngủ muộn
Đi ngủ quá muộn làm mất cân bằng nội tiết, gia tăng cortisol, giảm leptin, làm cạn kiệt hoocmon tăng trưởng, tạo cảm giác thèm ăn dẫn tới ăn nhiều hơn, càng thức về đêm càng làm tăng cortisol gây hại cho cơ thể.