Những ngày qua thông tin về “thần dược” vỗ béo, làm chín hoa quả siêu tốc được các phương tiên thông tin đại chúng phản ánh tại tỉnh Bình Thuận gây lo lắng cho người tiêu dùng. Để hiểu hơn những tác động sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng hoa quả nhiễm hóa chất độc cũng như quy định việc sử dụng hóa chất trong thực phẩm, hoa quả phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TS Lâm Quốc Hùng – Trưởng phòng Giám sát Ngộ độc Thực phẩm (Cục An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế).
- Thời gian qua trên 1 số trang mạng, báo điện tử xuất hiện thông tin “thần dược” vỗ béo kích thích trái cây chín siêu tốc tại Bình Thuận, ông đánh giá như thế nào về thông tin này?
TS Lâm Quốc Hùng: Ngay sau khi một số trang báo điện tử có bài viết "Vỗ béo" bắp chuối, làm chín trái cây siêu tốc bằng.... "thần dược" phản ánh tình trạng sử dụng hóa chất để kích thích, vỗ béo bắp chuối, làm chín trái cây siêu tốc trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, ngặn chặn kịp thời các hành vi sản xuất, kinh doanh các sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã có văn bản đề nghị Sở Y tế tỉnh Bình Thuận chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai gấp một số nội dung: Thứ nhất phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức xác minh thông tin phản ánh trên báo; thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm các cơ sở; truy xuất nguồn gốc các loại hóa chất; phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm an toàn thực phẩm và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng (nếu có).
Chuối sau khi được phun hóa chất sẽ chín rất nhanh (ảnh nguồn Vietnamnet) |
Thứ hai thông tin, truyền thông và hướng dẫn người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại hoa quả, trái cây chín.
Thứ ba báo cáo kết quả triển khai về Cục An toàn thực phẩm để tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo liên ngành về Vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
- Việc sử dụng hóa chất để kích thích hoa quả chín có được phép sử dụng không thưa ông?
TS Lâm Quốc Hùng: Việc sử dụng hóa chất để dấm chuối, dấm hoa quả kích thích hoa quả nhanh chín và chín đều là do quá trình vấn chuyển không thể vận chuyến qua quả chín trong quá trình tiêu thụ. Khoa học đã nghiên cứu và tìm ra rất nhiều hóa chất có khả năng kích thích hoa quả chín đúng thời điểm, đúng mùa vụ phục vụ tiêu thụ.
Việc sử dụng hóa chất với mục đích phục vụ nâng cao chất lượng sản phẩm hoa quả tươi là được phép và là mục đích chính đáng của người sản xuất. Nhưng câu chuyện đặt ra là những nguy cơ gì xảy ra trong quá trình sử dụng những hóa chất này. Như chúng ta đã biết khi đưa hóa chất vào là có sự chủ ý của người kinh doanh, người sản xuất để thúc đẩy hoa quả chín nhanh. Việc sử dụng hóa chất sẽ xảy ra mấy nguy cơ.
TS Lâm Quốc Hùng - Trưởng phòng Giám sát Ngộ độc Thực phẩm (Cục An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế) |
Thứ nhất sử dụng hóa chất chưa được phép, hóa chất chưa được phép tức là hóa chất chưa được nghiên cứu chưa được cho phép của cơ quan chức năng.
Thứ hai hóa chất được phép sử dụng có trong danh mục cho phép nhưng không phải loại sản phẩm để dùng cho việc kích thích làm hoa quả chín.
Thứ ba sử dụng hóa chất đúng nhưng quá liều lượng cho phép, dẫn đến hoa quả chín nhanh dẫn đế mất chất lượng sản phẩm.
- Nhưng rõ ràng đề sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất không được phép sử dụng trong việc kích thích tăng trưởng, hóa chất làm chín hoa quả đặt ra công tác quản lý của cơ quan chức?
TS Lâm Quốc Hùng: Theo nguyên tắc của Luật An toàn Thực phẩm theo Điều 3 quy định rõ người sản xuất, kinh doanh phải chịu trách nhiệm về an toàn và chất lượng của sản phẩm mình sản xuất. Nghĩa là người sản xuất kinh doanh phải có trách nhiệm thực hiện các quy định của cơ quan chức năng về chất lượng sản phẩm cũng như điều kiện chế biến.
Những quy định đó được cơ quan quản lý quy định rõ danh mục các loại hóa chất được phép sử dụng và các loại hóa chất không được phép sử dụng. Với hóa chất được phép sử dụng quy định rõ liều lượng sử dụng, sử dụng trên loại thực phẩm nào. Vì thực phẩm có loại sử dụng qua đường khí để tạo ra hơi sau đó ngấm vào vỏ các loại trái cây và qua đó tạo trái cây chín. Tuy nhiên có hóa chất để hoa quả chín phải nhúng vào để bao phủ toàn bộ bề mặt để kích thích chín.
Tuyệt đối không sử dụng hóa chất không được phép sử dụng trong dấm hoa quả cũng như không sử dụng hóa chất nằm ngoài danh mục cho phép nghĩa là hóa chất bàn nhau theo kiểu rỉ tai truyền miệng tuyết đối không được phép. Vì trong thực tế cơ sở sản xuất nhỏ có khi chỉ cần nghe qua đồn thổi, bày mách cho nhau mà không quan tâm để ý hóa chất đó là hóa chất bị cấm. Điều này rất nguy hiểm ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Trước đó dư luận hết sức lo lắng về việc gần 300 tần hoa quả nhiệm độc từ Trung Quốc được tuần sang Việt Nam |
Với cơ quan chức năng khi phát hiện phải tăng cường kiểm soát để tìm hiểu nghiên cứu xem có những loại chất gì, hóa chất gì mà người dân có thể sử dụng trong quá trình thúc ủ các loại trái cây và cảnh báo. Việc này khó khăn bởi có thể cảnh báo của cơ quan chức năng là chính xác nhưng năng lực kiểm nghiệm không đáp ứng thì rất khó để xác định chính xác là hóa chất gì.
Cơ quan chức năng và chính quyền các cấp phải tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm. Ví dụ kiểm tra xem trong quá trình sản xuất sản phẩm có sử dụng các loại nguyên liệu gì, các loại hóa chất gì? Các văn bản quy định đều yêu cầu rõ phải minh bạch, các loại hóa chất có nguồn gốc xuất xứ không có được phép sử dụng hay không?.
Bên cạnh việc thanh tra, kiểm tra phải tăng cường công tác thông tin tuyên truyền quy định pháp luật về việc sử dụng hóa chất một cách tự giác có ý thức. Riêng với thông tin này sau khi xác minh thông tin chắc chắn sẽ có cảnh báo và biện pháp xử lý.
- Nếu sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, sử dụng sai hóa chất, sai liều lượng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?
TS Lâm Quốc Hùng: Điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thứ nhất bản chất hóa chất sử dụng để tẩm ướp vào hoa quả và đặc điểm sinh học của hóa chất đó tác động vào cơ thể như thế nào. Thứ hai là liều lượng sử dụng còn tồn dư trên hoa quả, thực phẩm. Cuối cùng phụ thuộc vào tổng lượng thực phẩm, hoa quả mà người tiêu dùng ăn phải và thời gian ăn.
Bên cạnh đó cần chú ý đến táp chất của hóa chất trong hóa chất mà người ta sử dụng ví dụ hóa chất dùng trong công nghiệp có tồn dư rất nhiều chất độc hại ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng như các loại kim loại nặng, dầu mỏ, nhựa đường…
Biểu hiện của người tiêu dùng khi sử dụng thực phẩm, hoa quả nhiễm hóa chất không đảm bảo là rối loạn tiêu hóa, ức chế con đường tiêu hóa dẫn đến ấm ách, khó tiêu, tiêu chảy. Tùy theo các loại hóa chất và tác động khác nhau.
- Ông có lời khuyên gì với người tiêu dùng?
TS Lâm Quốc Hùng: Mục tiêu trước mắt và phấn đấu lâu dài phải thực hiện công tác truyền thông giáo dục cho đến từng đối tượng. Đây không phải vấn đề lý thuyết mà hướng đến cho người sản xuất kinh doanh phải tự chuyển đổi hành vi một các bền vững. Làm sao để nâng cao nhận thức trách nhiệm của mọi người không chỉ tạo ra lợi nhuận cho bản thân cho gia đình mà còn phải đặt ra trách nhiệm bảo đảm an toàn, sức khỏe cho người tiêu dùng, nghĩa là sản xuất sản phẩm đó ra không chỉ cho dùng để bán mà dùng ngay cho gia đình mình.
Cùng với đó người tiêu dùng phải thể hiện vai trò của mình trong việc điều tiết hoạt động cung cầu, giám sát chất lượng mặt hàng. Người tiêu dùng trực tiếp sử dụng sản phẩm họ có mặt ở mọi nơi và họ cũng là những người tiếp xúc rất nhiều với các sản phẩm trong quá trình sản xuất vì thế những thủ pháp, hành vi sử dụng hóa chất không che được mắt người tiêu dùng. Vì vậy khi thấy những bất thường trong sản phẩm họ phải có chức năng giám sát, cảnh báo cho cơ quan chức năng cũng như hệ thống thông tin để trở thành tai mắt cảnh báo cho cơ quan chức năng và cũng là hiện tượng minh bạch hóa các hành vi để cho người tiêu dùng biết được nguy cơ và nhà sản xuất biết được hành vi đó không thể qua mắt người tiêu dùng.
Ở đây nhấn mạnh vai trò điều tiết cung cầu của người tiêu dùng rất quan trọng vì nếu sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được doanh nghiệp sẽ buộc phải điều chỉnh hành vi sản xuất kinh doanh nếu có thủ thuật. Người tiêu dùng phải biết lựa chọn sản phẩm an toàn, nhận dạng sản phẩm an toàn .
- Xin cảm ơn ông!