Các nước CA-TBD chạy đua quân sự, nhưng không muốn chiến tranh

12/12/2014 10:13
Việt Dũng
(GDVN) - Nhật-Mỹ dồn dập tập trận đối phó kẻ thù đánh chiếm đảo, các nước châu Á-Thái Bình Dương gia tăng chi tiêu phát triển quân sự ứng phó tranh chấp lãnh thổ...
Tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 11 tháng 12 đăng bài viết "Báo Nga: Các nước châu Á-Thái Bình Dương không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự, nhưng đều không muốn nổ ra chiến tranh".

Bài viết dẫn Đài tiếng nói nước Nga ngày 10 tháng 12 đưa tin, từ ngày 8 đến ngày 14 tháng 12, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ cùng Mỹ tổ chức cuộc diễn tập quân sự liên hợp "Forest Light 15". Trên máy tính mô phỏng quân địch sau khi đánh chiếm đảo ở vùng biển Nhật Bản, đưa ra phương án ứng phó tương ứng, bao gồm tấn công mạng.

Diễn tập quân sự được tiến hành ở thao trường Oyanohara của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, ngoại ô Tokyo. Nhật-Mỹ điều động tổng cộng 6.500 binh sĩ tham gia diễn tập quân sự, ngoài ra còn có 5 quan sát viên quân sự Australia tham gia.

Điều đáng chỉ ra là, một tháng trước Nhật-Mỹ đã tổ chức một cuộc diễn tập quân sự liên hợp có quy mô lớn nhất trong lịch sử mang tên Keen Sword. Ba quân chủng hải, lục, không quân của 2 nước đều đã tham gia cuộc diễn tập quân sự đó.

Tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Phía Nhật đã điều động hươn 300.000 quân, phía Mỹ cử hơn 10.000 quân, đồng thời còn điều động 260 máy bay và 25 tàu chiến. Khi đó, mục đích diễn tập quân sự liên hợp của hai nước cũng đã tập luyện làm thế nào để ứng phó với việc kẻ thù đánh chiếm trước đảo của Nhật Bản.

Mỗi lần diễn tập quân sự đều có mục đích nhất định và các loại phương án hành động có thể, nhưng chưa từng nói rõ đối tượng giả tưởng là ai. Mục đích cuộc diễn tập quân sự lần này cho thấy, Nhật Bản rất lo ngại toàn vẹn lãnh thổ của mình đối mặt với các mối đe dọa tiềm tàng.

Chủ nhiệm Samoylenko, Trung tâm nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương, Viện nghiên cứu các vấn đề chiến lược Vladivostok Nga trả lời phỏng vấn đài phát thanh "Vệ tinh" bình luận: "Đông Bắc Á và Đông Nam Á tồn tại không ít tranh chấp lãnh thổ. Tất cả các nước của khu vực này đều đang tăng ngân sách quân sự, nâng cấp sức mạnh quân sự của họ”.

“Ở đây có mấy nguyên nhân: Thứ nhất, căng thẳng liên tục nhiều năm của bán đảo Triều Tiên vẫn không mất đi. Những năm gần đây, CHDCND Triều Tiên luôn không gián đoạn thử nghiệm vũ khí. Mới đầu là tên lửa đạn đạo đi vào tầng bình lưu. Năm nay cũng đã tiến hành nhiều lần thử nghiệm tên lửa chiến thuật, chúng có thể được dùng cho chiến trường có quy mô không lớn”.

“Vì vậy, Hàn Quốc và Mỹ định kỳ tổ chức diễn tập quân sự liên hợp trên biển. Hơn nữa, ngoài việc phần nào lo ngại đối với CHDCND Triều Tiên, Nhật Bản còn tồn tại vấn đề lãnh thổ với các nước khác, trong đó có Trung Quốc" – Samoylenko nói.

Tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Các chuyên gia cho rằng, cân bằng sức mạnh dần dần nghiêng về châu Á-Thái Bình Dương, các nước phát triển nhanh của khu vực này không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự của họ. Chi tiêu quân sự của các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương hầu như chiếm 28% chi tiêu quân sự toàn cầu. Chủ yếu phát triển theo hai phương hướng: Vũ khí chính xác cao và xây dựng lực lượng phản ứng nhanh. Sự tích lũy về lượng và chất của sức mạnh quân sự phải chăng sẽ làm cho các cuộc xung đột giả tưởng trong diễn tập quân sự trở thành xung đột trên thực tế?

Đối với vấn đề này, Samoylenko cho rằng: "Một mặt, mọi người đều hiểu rõ, xung đột quân sự thực tế đều không có lợi cho ai. Mặt khác, tất cả các nước thuộc khu vực rộng lớn này đều rất quan tâm đến phát triển sức mạnh quân sự và không tiếc chi mạnh tay cho nó. Thông thường, việc tăng cường tiềm lực quân sự sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng. Nhưng, nhìn vào phương diện khác, điều này cũng sẽ xây dựng hệ thống ngăn chặn và đối kháng".

Mặc dù các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong đó có các nước tồn tại tranh chấp lãnh thổ không ngừng tăng cường và nâng cấp lực lượng vũ trang của mình, tổ chức hoặc nhiều hoặc ít các cuộc diễn tập quân sự sát thực tế, đưa ra những phát ngôn hiếu chiến bất cứ lúc nào, nhưng hầu như đã ý thức được, một khi nổ ra xung đột vũ trang, họ rất có thể sẽ “được không bằng mất”.

Tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Việt Dũng