Ký sinh trùng thường có kích thước nhỏ, lây lan phổ biến qua nước và thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ vào cơ thể hàng ngày.
Những con số chính xác được tìm thấy khi nghiên cứu về kí sinh trùng đã cho thấy mức độ đáng lo ngại của các loại kí sinh này, chưa cần tính đến tác hại chúng gây ra.
Khi bị nhiễm kí sinh trùng, con người có thể phải chung sống với chúng suốt đời, đồng thời gặp phải các vấn đề như mù lòa, suy tim, co giật, và một vài trường hợp đã tử vong.
Tuy nhiên, đừng lo lắng quá, với các loại thực phẩm và thảo dược từ thiên nhiên dưới đây, chúng ta có thể yên tâm chống lại sự phá hoại và tấn công của kí sinh trùng một cách an toàn và hiệu quả.
Tỏi
Tỏi có lẽ là loại thực phẩm đa chức năng nhất trong danh sách dưới đây. Ngoài là gia vị cho các món ăn, chúng còn là một loại thảo mộc tác dụng mạnh như một liều thuốc.
Tỏi đặc biệt hữu íchtrong việc thải ký sinh trùng như giardia và giun đũa ra khỏi cơ thế.
Hành
Trong hành có chứa các hợp chất lưu huỳnh – chất có tác dụng chống ký sinh trùng cực kì hiệu quả.
Nước ép hành tây là phương pháp điều trị hữu ích đối với giun kí sinh đường ruột, đặc biệt là sán dây và giun sợi.
Nếu bị nhiễm giun, hãy uống 2 muỗng cà phê nước ép hành tây,chia làm 2 lần/1 ngày trong 2 tuần liên tiếp.
Dầu dừa
Dừa là một loại trái cây chứa rất nhiều dinh dưỡng và các chất có lợi cho cơ thể, đặc biệt là thành phần chất bão hòa tự nhiên có trong chúng.
Thêm dầu dừa tinh khiết vào các món chúng ta ăn hàng ngày, chúng sẽ giúp bạn đẩy các kí sinh trùng đường ruột ra khỏi cơ thể rất hiệu quả.
Dầu dừa còn giúp giải độc hệ tiêu hóa và có thể ngăn chặn sự phát triển của sán dây.
Nhiều người trộn dầu vào smoothies hay các loại đồ uống khác, nhưng nó cũng có thể được sử dụng trong nhiều công thức nấu ăn khác nhau.
Hạt bí ngô
Các nghiên cứu đã chỉ ra: hạt bí ngô có tác dụng giống như thuốc tẩy giun sán tự nhiên trong hệ tiêu hóa, có nghĩa là chúng có thể chữa bệnh ký sinh trùng đường ruột.
Hạt bí ngô không thể diệt được giun ngay, nhưng nó sẽ giúp cơ thể bạn loại bỏ chúng ra một cách dễ dàng.
Giải thích cho điều này, các nghiên cứu cho biết: khi ăn hạt bí ngô, các ký sinh trùng sẽ bị tê liệt bởi các hợp chất trong hạt và không thể bám vào thành ruột. Lúc này, chúng sẽ bị đẩy ra ngoài thông qua đường tiêu hóa.
Hạt đu đủ
Theo Tạp chí Y học nhiệt đới của Trung tâm Y tế Maryland và châu Á Thái Bình Dương, hạt đu đủ có công dụng rất tuyệt vời trong việc loại bỏ các ký sinh trùng đường ruột.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người dùng mật ong kết hợp cùng với hạt đu đủ cho kết quả rất khả quan với 23/30 trường hợp đào thải được kí sinh trùng ra môi trường ngoài qua tiêu hóa.
Hạt đu đủ có hương vị hơi cay riêng biệt. Bạn có thể ăn chúng trực tiếp, hay rắc lên cùng xà lách và các món ăn khác, cũng giống như khi bạn dùng hạt bí ngô.
Đối với những người không sợ ăn cay, có thể thử cho hạt đu đủ vào trong một ly sinh tố.
Dứa
Loại trái cây này không chỉ có hương thơm đặc trưng và mùi vị hấp dẫn, chúng còn chứa các enzyme bromelain tiêu hóa (enzyme phân giải protein), giúp loại bỏ ký sinh trùng, chẳng hạn như sán dây.
Hạnh nhân
Theo một nghiên cứu được công bố gần đây, hạnh nhân có tác dụng chống ký sinh trùng hiệu quả.
Chúng hoạt động bằng cách kích thích đường ruột và ngăn cản sự phát triển ký sinh trùng trong ống tiêu hóa. Vai trò này được cho có liên quan với nồng độ cao các axit béo trong hạnh nhân.
Ngải cứu
Ngoài khả năng của hỗ trợ tiêu hóa, giải quyết các vấn đề túi mật, hay chữa chứng mất cảm giác ngon miệng, cây ngải cứu còn là phương tiện hiệu quả chống lại sự phá hoại của giun tròn và các loại ký sinh trùng khác.
Ngải cứu thường được uống dưới dạng trà, nhưng để đạt hiệu quả như mong muốn, hãy sử dụng tinh dầu ngải cứu để chống lại các chứng bệnh nhiễm kí sinh trùng.
Nha đam
Loại thảo dược này được biết đến với vô vàn công dụng khác nhau, từ trị vết bỏng đến chữa tê cóng chân tay.
Nha đam cũng được sử dụng như một biện pháp để tiêu diệt những kí sinh trùng cứng đầu ra khỏi đường ruột của bạn.
Chúng ta có thể tìm thấy nha đam trong nhiều sản phẩm khác nhau, phổ biến nhất là nước trái cây, hay dưới dạng gel, bột và viên nén.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ nên thận trọng và tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nha đam để điều trị.
Lựu
Vỏ lựu thường được sử dụng như một phương thuốc hiệu quả cho người bị tiêu chảy và bệnh lỵ. Đây cũng là điều kiện để chúng giúp cơ thể loại bỏ kí sinh trùng đường ruột.
Cũng như các loại thảo dược khác, bạn nên tham khảo ý kiến một chuyên gia y tế và sử dụng cẩn thận để tránh tình trạng nôn ói không mong muốn.