Bí quyết tự nhiên điều trị ợ nóng và loét dạ dày trong dịp nghỉ lễ

02/01/2015 15:32
Phạm Ngà
(GDVN) - Phương pháp tự nhiên điều trị chứng ợ nóng và loét dạ dày dưới đây có thể giúp bạn làm giảm các triệu chứng của từng trường hợp.

Nhiều người nhầm lẫn ợ nóng với bệnh loét dạ dày, đó là hai vấn đề về tiêu hóa thường gặp.

Triệu chứng của loét dạ dày và ợ nóng rất giống nhau, cả hai đều gây cảm giác nóng rát ở dạ dày, nhưng thực chất đó là 2 chứng hoàn toàn khác nhau.

Chúng gây ra vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều người và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ.

Phương pháp tự nhiên điều trị chứng ợ nóng và loét dạ dày dưới đây có thể giúp bạn làm giảm các triệu chứng của từng trường hợp.

Điều trị ợ nóng

Chế độ ăn uống phù hợp

Dù phải tham gia vào những bữa tiệc, bạn cũng nên tránh caffeine, bao gồm cả nước ngọt, trà và sô cô la.

Tất cả những loại thực phẩm này có tác dụng tăng tiết dịch axit ở dạ dày hay làm giãn các cơ vòng tại cổ dạ dày đẩy axit trào ngược lại thực quản.

Một số thực phẩm khác mà bạn nên tránh là cà chua, các thực phẩm nhiều gia vị, hành, trái cây, rượu, thuốc lá và đồ chiên hoặc thức ăn giàu chất béo.

Các chuyên gia cũng khuyến khích người bệnh chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không nên ăn những bữa quá no, gây tiêu hóa chậm và làm tăng áp lực trong dạ dày.

Nhiều người uống sữa để giảm bớt chứng ợ nóng, nhưng thực chất, sữa có thể làm vấn đề tồi tệ hơn. Họ tin rằng sữa sẽ tạo ra một lớp lót bên trong, bảo vệ dạ dày nhưng hàm lượng chất béo quá cao trong sữa sẽ khiến chứng ợ nóng nghiêm trọng.

Thay vì sữa, hãy chọn nước để giải quyết vấn đề. Theo một số nghiên cứu, chứng ợ nóng là một dấu hiệu của một tình trạng thiếu nước trong cơ thể.

Tốt nhất, hãy uống nước giữa các bữa ăn và không uống trong lúc ăn. Cùng với đó, ăn chậm và nhai kỹ là cách làm hiệu quả để giảm triệu chứng ợ nóng.

Sử dụng enzyme và các chế phẩm sinh học

Sau khi đã kiểm soát chế độ ăn uống, bước tiếp theo là nên bổ sung các enzyme và chế phẩm sinh học cần thiết.

Chúng là những sản phẩm đẽ được khoa học chứng minh có lợi đối với chứng ợ nóng. Các chuyên gia khuyên nên dùng bổ sung enzyme có chứa axit hydrochloric (HCI) để cải thiện tình hình.

Chế phẩm sinh học (Probiotics) là một lợi khuẩn và thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc khỏe mạnh.

Các chế phẩm sinh học giúp duy trì sự cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột đồng thời ức chế sự sinh trưởng của hại khuẩn.

Chúng cũng tăng cường chức năng miễn dịch và tăng sức đề kháng của cơ thể với nhiễm trùng.

Chế phẩm sinh học còn chứa các enzyme giúp tiêu hóa dễ dàng các sản phẩm từ sữa và đường lactose trong sữa.

Bạn có thể bổ sung bằng cách sử dụng sữa chua có probiotics hay dùng trực tiếp sản phẩm sử dụng công thức probiotic dưới dạng viên nén, dạng bột vào khuấy vào nước để uống.

Nước ép lô hội

Nước lô hội thường được dùng để điều trị trào ngược axit, cũng như các triệu chứng y khoa khác.

Uống 1/4 cốc nước ép khoảng 20 phút trước bữa ăn hay bất cứ khi nào gặp chứng ợ nóng có thể giúp bạn cải thiện được tình hình.

Nếu không thích mùi vị của nước ép lô hội, bạn có thể trộn nó với nước hoặc trà để thưởng thức.

Tuy nhiên, nước ép lô hội  không được khuyến cáo dùng cho trẻ em hoặc phụ nữ mang thai, bệnh nhân tiểu đường, suy thận hoặc bệnh tuyến giáp (trừ khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ).

Loại nước ép này có thể gây tác dụng phụ như tiêu chảy và đau bụng nên cần thật thận trọng trong khi sử dụng chúng.

Giấm táo

Giấm  táo là một trong những biện pháp tự nhiên phổ biến nhất điều trị chứng axit trào ngược, mặc dù bản thân chúng cũng chứa hàm lượng axit cao.

Một số lý thuyết cho thấy giấm táo hỗ trợ tiêu hóa bằng cách giúp phá vỡ các chất béo, vì thế hạn chế được những triệu chứng do ợ nóng gây ra.

Bạn có thể trộn một hoặc hai muỗng cà phê giấm táo với một ly nước và uống trước bữa ăn hoặc khi xảy ra chứng ợ nóng.

Bột baking soda

Một số người cho rằng, cách tốt nhất có thể trị chứng ợ nóng là dùng baking soda bằng cách trộn 1/2 hoặc 1 muỗng cà phê baking soda với một ly nước và uống chúng.

Chúng sẽ giúp tiêu thụ axit dạ dày và làm tăng độ pH của chất lỏng, từ đó giảm bớt chứng ợ nóng.

Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng baking soda thường xuyên bởi chúng chứa nhiều muối và gây ra các tác dụng phụ như phù nề và buồn nôn.

Điều trị loét dạ dày

Kẽm Carnosine

Đây là hình thức kẽm tan trong dạ dày và dính chặt vào vết thương (loét) trên niêm mạc dạ dày.

Kẽm Carnosine giúp chữa lành vết thương và phục hồi mô, do đó cải thiện các triệu chứng loét, bao gồm cả chứng ợ nóng.

Hãy sử dụng kẽm trong 8 tuần để có kết quả như mong đợi.

Vi khuẩn probiotics

Lợi khuẩn này thường có nhiều trong sữa chua.

Các nhà nghiên cứu đã xác định được một chủng vi khuẩn probiotic có thể hữu ích trong việc điều trị vết loét (bị gây ra bởi vị khuẩn Helicobacter pylori) là microoganisms probiotic.

Chúng có thể được sử dụng để ngăn ngừa một số bệnh trong đó có bệnh tiêu chảy và bệnh viêm ruột.

Nước ép lô hội

Lô hội từ lâu đã được biết đến như một loại thuốc bôi làm dịu da.

Nước lô hội khi uống cũng có thể làm dịu các trường hợp dạ dày bị kích thích và khó chịu nhất, bao gồm cả viêm loét.

Nước ép bắp cải

Bắp cải là một trong những loại rau vô cùng giá trị nếu bạn muốn chữa viêm loét dạ dày.

Nó chứa dược tính mạnh mẽ, vì vậy trở thành một phương thuốc tự nhiên cho viêm loét dạ dày.

Một lít nước ép bắp cải tươi hàng ngày, hãy chia làm nhiều lần và uống, có thể rất hiệu quả. Bắt đầu từ từ và tăng dần số lượng để tránh bệnh đau bao tử.

Bột cam thảo

Một chiết xuất đặc biệt của cam thảo được biết đến như là một loại thuốc hiệu quả cho bệnh loét dạ dày tá tràng.

Bột cam thảo có tác dụng làm dịu và chữa lành tuyệt vời.

Để bảo vệ niêm mạc dạ dày, sử dụng bột cam thảo với liều lượng được khuyến nghị từ 200-400mg hàng ngày, hòa tan trong 200 ml nước ấm.

Thay đổi chế độ ăn uống

Giống như điều trị ợ nóng, khi trị loét dạ dày cũng cần tránh tất cả các nguồn chứa caffeine cũng như rượu và thuốc lá.

Tránh sữa và các sản phẩm từ sữa vì chúng làm tăng lượng axit và dễ bào mòn dạ dày.

Chia nhỏ bữa ăn, ăn thường xuyên trong ngày và không để dạ dày của bạn trống rỗng trong thời gian quá dài.

Để phòng bệnh, hãy ăn thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt, cà chua, táo, măng tây, quả mọng, bông cải xanh, cải bắp, dưa, dưa hấu, súp lơ, kiwi.

Đồng thời ăn các thực phẩm bổ sung như bánh mì, ngũ cốc, rau lá xanh đậm (cải xoăn, rau chân vịt), ớt (đặc biệt là ớt chuông đỏ) và khoai tây.

Phạm Ngà