Tàu Hải cảnh-2901 lớp 10.000 tấn của Trung Quốc hạ thủy, lớn hơn tàu tuần tra lớp Shikishima của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 8 tháng 1 dẫn trang mạng quân sự hàng không Mỹ "Foxtrotalpha" ngày 6 tháng 1 đăng bài viết "Trung Quốc có ý đồ gì khi chế tạo tàu hải cảnh khổng lồ?".
Bài viết cho rằng, trong hoạt động hàng hải toàn cầu 10 năm gần đây, khái niệm của Lực lượng bảo vệ bờ biển (Cảnh sát biển) đã trở nên ngày càng mơ hồ - Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ đã đương nhiên thực hiện nhiệm vụ cách xa vùng biển lãnh thổ Mỹ như vịnh Ba Tư.
Ngoài ra, công trình chế tạo tàu Hải cảnh (cảnh sát biển) có khả năng chạy liên tục siêu cao lớp trên 10.000 tấn của Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc (Cảnh sát biển Trung Quốc) lại là một tín hiệu rõ ràng cho tham vọng khu vực của Trung Quốc.
Ở góc độ nhất định, ngoài tàu phòng thủ bờ biển lớn nhất (ngoài tàu phá băng) là tàu an ninh quốc gia lớp Legend, lượng giãn nước đầy của nó đã đạt 4.500 tấn. Một số người dự đoán, một khi Trung Quốc đưa vào hoạt động tàu Hải cảnh khồng lồ, trang bị tốt tất cả thiết bị, lượng giãn nước đầy của nó sẽ dễ dàng vượt 12.000 tấn, thậm chí tiến sát 15.000 tấn - tương đương gấp 3 lần tàu tuần tra bờ biển của Mỹ đã nêu trên.
Nói cách khác, tàu tuần tra bờ biển của Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc sẽ có thể tích khổng lồ gây ngạc nhiên. Trên thực tế, nó còn to hơn tàu tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga của Mỹ tới 50%.
Tàu Hải cảnh-2901 lớp 10.000 tấn của Trung Quốc hạ thủy, lớn hơn tàu tuần tra lớp Shikishima của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Hiện nay, có 2 tàu tuần tra bờ biển như vậy đang chế tạo ở nhà máy đóng tàu Giang Nam, Thượng Hải. Trong đó, 1 chiếc đã hoàn thành quét sơn, hầu như đã chuẩn bị lắp hệ thống con thân tàu và các loại thiết bị, 1 chiếc khác vẫn đang tập trung chế tạo thân tàu.
Có báo cáo chỉ ra, những tàu tuần tra bờ biển này sẽ có thể chạy trên biển với tốc độ 25 hải lý/giờ, đồng thời sẽ trang bị pháo 76 mm, 2 tháp pháo súng máy, 2 hệ thống vũ khí phòng không tầm gần và ít nhất có thể mang theo 2 máy bay trực thăng Z-8. Z-8 hơi giống máy bay trực thăng CH-53 Sea Stallion của Hải quân Mỹ, có thể vận chuyển rất nhiều nhân viên và trang bị vật tư với tốc độ nhanh và không ngừng.
Mỗi chiếc trong những tàu cảnh sát biển này đều rất có thể được điều tới "vùng biển tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải" giữa Trung Quốc với các nước khác. Một trong số đó chính là đảo Senkaku trên biển Hoa Đông, tranh chấp chủ quyền về hòn đảo này và vùng biển phụ cận giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã rơi vào một cục diện bế tắc kiểu Chiến tranh Lạnh (Nhật Bản không thừa nhận đảo này có tranh chấp).
Tình hình an ninh xung quanh những hòn đảo không người ở này trong gần 5 năm qua đã dần dần xấu đi, trong tranh chấp các nước đều đã lập ra Vùng nhận dạng phòng không chồng lấn với nước khác, tàu thuyền của hai nước Trung-Nhật đụng độ nhau theo kiểu gây hấn ở vùng biển này đã trở thành chuyện cơm bữa.
Tàu tuần tra lớp Shikishima của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản |
Nhật Bản có 2 chiếc tàu tuần tra lớp Shikishima lượng giãn nước 9.000 tấn, có khả năng chạy liên tục siêu dài, hiện nằm trong biên chế của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản. Điều này có lẽ cũng là lý do thúc đẩy Trung Quốc chế tạo 2 tàu cảnh sát biển siêu lớn.
Trên thực tế, thiết kế của tàu cảnh sát biển khổng lồ mới của Trung Quốc và tàu tuần tra lớp Shikishima Nhật Bản có điểm giống nhau rõ ràng, hơn nữa tàu Shikishima được dùng để tuần tra ở vùng biển đảo Senkaku.
Một vùng biển khác cách đất liền Trung Quốc vài trăm dặm Anh, có thể dùng loại tàu cảnh sát biển mới này chính là Biển Đông. Trung Quốc đang tích cực xây dựng (bất hợp pháp) đảo nhân tạo ở khu vực này (trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam), đặc biệt là đá Chữ Thập (bị Trung Quốc xâm lược).
Công trình lớn cách xa đất liền Trung Quốc như vậy được các nước láng giềng coi là thủ đoạn tìm cách kiểm soát tuyến đường hàng hải có tính chiến lược và tài nguyên nghề cá của vùng biển này. Ngoài ra, Biển Đông được cho là có tài nguyên thiên nhiên phong phú tạm thời chưa được thăm dò, nó được ví như một kho báu năng lượng độc lập và đầy đủ, đây chính là thứ mà Trung Quốc có nhu cầu cấp bách.
Ngoài ra, những tàu cảnh sát biển mới này đã cung cấp năng lực tuần tra liên tục biển xa cho Trung Quốc và năng lực điều động quân sự thực sự. Con “quái vật” trên biển như tàu cảnh sát biển đang chế tạo tại nhà máy đóng tàu Giang Nam, Thượng Hải có thể hoạt động vài tuần trên mặt biển mà không cần phải tiếp tế, nó có thể đóng vai trò như một căn cứ trên biển một cách độc lập ở vùng biển cách xa đất liền.
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc và Nhật Bản quần nhau trên vùng biển đảo Senkaku (ảnh tư liệu) |
Tổng hợp toàn bộ những điều này có thể rút ra một kết luận rõ ràng - những tàu cảnh sát biển này được chế tạo nhằm phục vụ cho tranh đoạt lãnh thổ và lãnh hải ở 2 vùng biển xung quanh Trung Quốc hiện nay (Biển Đông, biển Hoa Đông).
Thể tích, trọng tải và tính năng của chúng có thể cho phép chúng làm tàu tiếp tế, cũng có thể làm tàu chi viện tầm xa, chứ không chỉ là tàu tuần tra. Trung Quốc đầu tư vốn lớn chế tạo tàu có năng lực "hơn người" như vậy chỉ tiếp tục phát đi một tín hiệu - Trung Quốc sẽ không chịu nhường bất cứ đối thủ nào trên biển ở bán cầu.