Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina TQ) |
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 5 tháng 1 đăng bài viết "Trung Quốc sẽ làm thế nào xây dựng biên đội tàu sân bay, triển khai ở Biển Đông cắt đứt tuyến đường vận tải của Nhật Bản". Sau đây là toàn bộ nội dung của bài viết:
Lô đầu tiên chế tạo 3 chiếc
Dư luận trong và ngoài Trung Quốc phỏng đoán rất nhiều về hoạt động chế tạo tàu sân bay của Trung Quốc. Bên ngoài cho rằng, chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc có thể sẽ chế tạo xong và biên chế vào năm 2017 - 2018.
Dư luận từng có không ít quan điểm hạ thấp đối với tàu sân bay Liêu Ninh mang một nửa "dòng máu" của Trung Quốc. Tuần báo "Người đưa tin quân sự" Nga từng cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh là tàu sân bay rẻ nhất thế giới, hầu như không có năng lực tự bảo vệ. Truyền thông phương Tây cũng không ngừng nói về thiết kế đường băng của tàu này, cho rằng sức chiến đấu của Liêu Ninh kém xa tàu sân bay động cơ hạt nhân cỡ lớn trang bị nhiều máy phóng hơi nước của Mỹ.
Như vậy, tàu sân bay nội của Trung Quốc có trang bị máy phóng hay không? Vấn đề này có lẽ sớm đã có đáp án. Trang mạng "An ninh toàn cầu" Mỹ cho rằng, ngay từ năm 1985, Trung Quốc đã mua sắm tàu sân bay Melbourne lượng giãn nước 17.000 tấn từ Australia, và đã tiến hành tháo rời đối với tàu sân bay nghỉ hưu này.
Trước khi tàu Melbourne bị tháo dời, nó từng đậu ở Quảng Châu để các kỹ sư đóng tàu Hải quân Trung Quốc nghiên cứu. Mặc dù các thiết bị quan trọng trên tàu Melbourne đã dỡ bỏ trước khi bán cho Trung Quốc, nhưng nguồn tin từ Hải quân Australia cho rằng, chuyên gia Trung Quốc rất quan tâm đối với máy phóng hơi nước trên tàu sân bay, từng đòi tài liệu có liên quan.
Trang mạng Học viện Hải quân Mỹ từng cho rằng, sở hữu tàu Melbourne là tiến bộ quan trọng mà "phái ủng hộ tàu sân bay" giành được trong Hải quân Trung Quốc khi đó. Sau đó chưa đến vài năm, Trung Quốc đã xây dựng đường băng mô phỏng mặt đất có máy phóng và cáp hãm đà ở tỉnh Quảng Đông.
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina TQ) |
Về sau, để nắm giữ công nghệ chế tạo tàu sân bay, Trung Quốc cũng từng mua sắm nhiều tàu sân bay nghỉ hưu từ nước ngoài, bao gồm tàu Minsk, Kiev và Varyag thời kỳ Liên Xô. Đến nay, thông qua tự cải tạo tàu Varyag và làm cho nó trở thành tàu Liêu Ninh, Trung Quốc đã từng bước nắm giữ công nghệ chế tạo tàu sân bay, đã đặt nền tảng tốt đẹp cho tàu sân bay nội địa. Đây vừa là kết quả trong dự tính, vừa là một sự thăng hoa sau nhiều năm tích lũy công nghệ của Trung Quốc.
Tàu sân bay nội địa Trung Quốc rất có thể sẽ chế tạo 3 chiếc trong lô đầu tiên. Bởi vì, về lý thuyết, 1 tàu sân bay rất khó hình thành sức chiến đấu có hiệu quả, sức chiến đấu của 2 tàu sân bay cũng có hạn, chỉ có chế tạo 3 tàu sân bay mới có thể đạt được mục đích "1 tàu tiến hành thực hiện nhiệm vụ tuần tra ở biển xa, 1 tàu huấn luyện phi công và thủy thủ của tàu mới, 1 tàu khác tiến hành sửa chữa và nghỉ ngơi ở bến tàu hoặc căn cứ", như vậy mới có thể hình thành biên đội tàu sân bay có hiệu quả, có thể sử dụng bất cứ lúc nào.
Theo báo Trung Quốc, khác với tàu sân bay của Mỹ "diễu võ dương oai" ở các đại dương trên thế giới, tàu sân bay số lượng có hạn của Trung Quốc có thể tụ tập triển khai ở cảng chính, lấy phương thức triển khai luân phiên để thực hiện nhiệm vụ.
Trang mạng Học viện Hải quân Mỹ phân tích cho rằng, Trung Quốc có thể sẽ không phân phối tàu sân bay theo phương thức mỗi hạm đội lớn 1 chiếc (hiện nay Trung Quốc có 3 hạm đội lớn), có thể sẽ tụ tập nhiều tàu sân bay triển khai ở căn cứ Tam Á của Hạm đội Nam Hải, đồng thời cũng dùng mô hình triển khai không định kỳ ở các vùng biển như biển Hoa Đông để thích ứng với những nhu cầu khác nhau.
Tóm lại, Hải quân Trung Quốc trong giai đoạn đầu ít nhất cần thành lập 4 biên đội tàu sân bay để yểm trợ cho biên đội tàu chiến, chi viện tác chiến đổ bộ và bảo vệ "chủ quyền trên biển". Sau khi sở hữu biên đội tàu sân bay của mình, sẽ tăng cường rất lớn năng lực tác chiến của Hải quân Trung Quốc, cũng có nghĩa là Trung Quốc sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự của mình ở các đại dương trên thế giới.
Tàu sân bay Liêu Ninh tại căn cứ Tam Á |
Mô hình phát triển 2 giai đoạn
Chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên được tiết lộ cho đến nay của Trung Quốc đã phát đi 2 thông tin quan trọng: Một là chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên đã khởi công, hơn nữa là do nhà máy đóng tàu Đại Liên chế tạo. Hai là tàu khu trục tên lửa Type 052D - một trong những "vệ sĩ cầm đao" của tàu sân bay Trung Quốc đã hoàn thiện, đang bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt, ngoài nhà máy đóng tàu Trường Hưng Đảo ở Thượng Hải đã hạ thủy 3 chiếc, 4 chiếc đang nằm trong trạng thái chế tạo, nhà máy đóng tàu Đại Liên cũng đã gia nhập hàng ngũ chế tạo tàu khu trục Type 052D, được biết, số lượng chế tạo lô đầu tiên là 2 chiếc.
Báo chí nước ngoài phân tích, trong tương lai gần, Trung Quốc chuẩn bị trang bị 4 tàu sân bay, bao gồm tàu Liêu Ninh đang khẩn trương thử nghiệm. Được biết, chương trình chế tạo tàu sân bay nội địa của Trung Quốc có kế hoạch thực hiện theo 2 giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất, khi thiết kế và chế tạo tàu sân bay mới sẽ tham khảo kinh nghiệm cải tạo tàu Varyag, tiến hành sửa đổi kỹ thuật nhất định đối với thiết kế ban đầu, nhưng cải tiến kết cấu tổng thể không lớn, đó là tàu sân bay Type 001A. Thiết bị động lực chính của loại tàu sân bay này có thể sẽ lớn hơn tàu Liêu Ninh, khoảng 70.000 - 90.000 tấn, có thể mang theo 40 - 45 máy bay chiến đấu J-15, có đường băng kiểu nhảy cầu và cáp hãm đà, đây chính là Type STOBAR, tức là "cất cánh cự ly ngắn, hạ cánh nhờ cản đường", không dùng máy phóng.
Lô tàu sân bay này chế tạo ở Đại Liên, bởi vì nhà máy đóng tàu này từng cải tạo tàu Varyag, hiểu rất rõ đặc điểm của loại tàu sân bay này, hơn nữa máy bay J-15 ngày càng hoàn thiện cũng đã thích ứng với cất cánh kiểu nhảy cầu, tất cả chiến thuật và nhân viên cũng đều huấn luyện cất cánh kiểu nhảy cầu.
Giai đoạn 2 của kế hoạch tàu sân bay Trung Quốc là điều đáng quan tâm nhất. Bên ngoài cho rằng, với tham vọng phát triển của Trung Quốc, chắc chắn sẽ không thỏa mãn với việc di chuyển ở khu vực xung quanh, vì vậy, tàu sân bay thế hệ tiếp theo chắc chắn muốn chế tạo lớn hơn, vận chuyển nhiều máy bay hơn, sức chiến đấu lấy tàu sân bay Quân đội Mỹ làm tiêu chuẩn.
Máy bay chiến đấu J-15 tập cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh |
Cho nên, trong thực hiện chương trình tàu sân bay nội địa giai đoạn 2, Trung Quốc ít nhất sẽ chế tạo 2 tàu sân bay lượng giãn nước 90.000 - 100.000 tấn, có kế hoạch sử dụng thiết bị động cơ hạt nhân và máy phóng, dự tính sẽ trang bị cho Hải quân Trung Quốc sau năm 2020.
Báo chí Nga phân tích cho rằng, để thực hiện những kế hoạch này, tháng 2 năm 2014, Chính phủ Trung Quốc đã phê chuẩn kế hoạch chế tạo tàu mặt nước động cơ hạt nhân, trước hết là tàu sân bay động cơ hạt nhân trong khuôn khổ kế hoạch đã phê chuẩn, Trung Quốc chuẩn bị nghiên cứu phát triển lò phản ứng hạt nhân loại nhỏ gọn thế hệ mới, hơn nữa tàu chiến chuẩn bị sử dụng động cơ hạt nhân hoàn toàn không giới hạn ở tàu sân bay, sẽ còn ứng dụng cho tàu ngầm và các tàu chiến mặt nước cỡ lớn khác.
Bằng chứng về việc Trung Quốc chế tạo tàu sân bay có máy phóng là hình ảnh vệ tinh do Mỹ công bố. Đầu năm 2014, vệ tinh Mỹ đã quay chụp hình ảnh căn cứ thử nghiệm máy phóng điện từ của Trung Quốc. Dựa trên cơ sở số liệu dự đoán từ hình ảnh vệ tinh, máy phóng điện từ Trung Quốc dài khoảng 120-150 m, đường trượt điện từ dài khoảng 100 m, nhưng chi tiết công nghệ của nó không rõ.
Có bài báo cho rằng, nguyên mẫu phòng thử nghiệm máy phóng điện từ của Trung Quốc có tỷ lệ 1 : 1, được xây dựng xong vào năm 2008. Bởi vậy phỏng đoán, công nghệ phóng điện từ của Trung Quốc có thể đã có kinh nghiệm tới 6 năm trở lên, công nghệ của họ phải đạt trình độ trang bị trên tàu.
Chi tiết công nghệ có thể trông đợi
Trong tương lai, không loại trừ Trung Quốc chế tạo tàu sân bay chủ yếu là để tiến hành cạnh tranh đại dương với Mỹ, vì vậy, chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc phải là tàu sân bay động cơ thông thường cỡ lớn hơn hẳn tàu Liêu Ninh về công nghệ. Nhưng, dựa vào việc Trung Quốc nghiên cứu tàu Melbourne và xây dựng đường băng máy phóng mặt đất và thử nghiệm máy phóng điện từ, phán đoán tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc sẽ sử dụng máy phóng, mặc dù cũng không thể xác định là phóng hơi nước thông thường hay phóng điện từ.
Tháng 12 năm 2013, biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc thử nghiệm trên Biển Đông (ảnh tư liệu) |
Trong khi đó, báo chí Nga cho rằng, ở tàu sân bay nội đầu tiên, Trung Quốc sẽ sử dụng phương thức cất cánh kiểu nhảy cầu và hạ cánh có cáp hãm đà, bởi vì khi cải tạo tàu Liêu Ninh, Trung Quốc đã sơ bộ nắm giữ loại công nghệ này, nhưng còn chưa từng ứng dụng thực tế, tiến hành thử nghiệm trên tàu sân bay nội địa mới phù hợp với sự cân nhắc phát triển ổn thỏa, tin cậy. Điểm chung duy nhất của Mỹ-Nga chính là phán đoán đối với lượng giãn nước của tàu sân bay nội địa Trung Quốc, cho rằng lượng giãn nước nhất định sẽ lớn hơn tàu Liêu Ninh.
Sở dĩ như vậy là do có vài nguyên nhân như sau: Thứ nhất, nếu lượng giãn nước quá nhỏ thì không có năng lực chống chọi với Quân đội Mỹ trong tương lai, lượng giãn nước nhỏ cũng có nghĩa là máy bay trên tàu sẽ không nhiều lắm, hơn nữa không có năng lực “một chọi một” với tàu sân bay Quân đội Mỹ, ý nghĩa phát triển tàu sân bay của Trung Quốc không lớn.
Thứ hai, phải dùng phương thức cất cánh máy phóng mới có thể bảo đảm đủ sức chiến đấu của máy bay trên tàu, bởi vì tàu sân bay Liêu Ninh dùng phương thức cất cánh kiểu nhảy cầu sẽ có điểm yếu là máy bay trên tàu hơi ít, nếu tiếp tục dùng 1/3 lực lượng là máy bay tiếp đầu "kiểu đối tác" thì có nghĩa là số lượng thực tế của máy bay trên tàu tiếp tục ít đi, sử dụng 3 tàu mới có thể bao vây tấn công 1 tàu sân bay Quân đội Mỹ, điều này làm cho Trung Quốc phát triển năng lực tác chiến tàu sân bay đã mất đi ý nghĩa vốn có.
Thứ ba, hiện nay tàu Trung Quốc dùng động cơ hạt nhân còn chưa hoàn thiện lắm, khả năng sử dụng động cơ thông thường là lớn nhất, nhưng tàu trước đây đã nghiên cứu chế tạo dùng thiết bị công suất lớn và hệ thống phóng điện từ đã gần thành công, vì vậy việc sử dụng đồng thời trên tàu sân bay nội địa đầu tiên đã hoàn thiện.
Thứ tư, áp dụng phương thức cất cánh máy phóng có lợi cho tàu sân bay trang bị đầy đủ các loại máy bay hải quân cần thiết (bao gồm máy bay cảnh báo sớm JZY-1), chỉ có như vậy thì tàu sân bay của Trung Quốc mới có thể thực sự tiến hành quyết đấu với tàu sân bay của Quân đội Mỹ.
Máy bay cảnh báo sớm JZY-01 Trung Quốc |
Thứ năm, nghe nói Trung Quốc từng nhận được bản thiết kế tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Ulianov lượng giãn nước 85.000 tấn của Nga, hơn nữa cộng với việc đã cải tạo thành công tàu Liêu Ninh, cho thấy Trung Quốc đã hiểu rõ công nghệ thiết kế của tàu sân bay Liên Xô, trên nền tảng này thiết kế ra tàu sân bay cỡ lớn của mình không phải là việc khó.
Về nguyên nhân tàu sân bay nội địa Trung Quốc dùng động cơ thông thường, có thể có những cân nhắc dưới đây: Đối với Trung Quốc, sử dụng động cơ thông thường ổn thỏa hơn về công nghệ so với động cơ hạt nhân, chế tạo cũng dễ hơn, hơn nữa sử dụng cũng kinh tế hơn (tuy trong nước đang nghiên cứu chế tạo máy bay cảnh báo sớm trên tàu cánh cố định, nhưng do chưa có máy phóng, sẽ không trang bị trên tàu sân bay động cơ thông thường nội địa, giai đoạn đầu sẽ sử dụng 6 - 8 máy bay trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 hoặc Z thay thế, hơn nữa máy bay chủ lực trên tàu sân bay vẫn sẽ là J-15).
Cân nhắc trên các phương diện như tính liên tục công nghệ và bảo đảm thời điểm chế tạo, khả năng tàu sân bay nội địa tiếp tục sử dụng động cơ hơi nước thông thường rất cao, nó phải là thiết bị động cơ tương tự tàu Liêu Ninh, tức là 4 tua-bin hơi nước, 8 nồi hơi tăng áp, 4 trục đẩy, tổng công suất 200.000 mã lực.
Dự tính, toàn bộ thời gian chế tạo tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc là 36 tháng, chạy thử 12 tháng, thời gian huấn luyện hiệp đồng giữa tàu và máy bay 12 tháng, khoảng trước sau năm 2017 sẽ bàn giao chiếc đầu tiên, sau đó chiếc thứ hai cũng sẽ bàn giao trong 12 tháng, thời gian bàn giao toàn bộ 3 chiếc dự đoán lạc quan có thể hoàn thành vào năm 2019.
Còn có một thông tin đáng chú ý là, tháng 8 năm 2013, từng có dân mạng quay chụp được nhà máy đóng tàu Đại Liên có một phân đoạn sàn tàu kiểu nhảy cầu tương tự tàu Liêu Ninh, điều này cũng hầu như đã chứng minh thông tin về khởi công tàu sân bay nội địa, cho thấy tàu sân bay nội địa đã áp dụng mô hình chế tạo phân đoạn tiên tiến.
Tàu sân bay được chế tạo theo kiểu modul hóa và phân đoạn chính là dỡ toàn bộ thân tàu làm N bộ phận, mỗi bộ phận là một phân đoạn, có thể đồng thời chế tạo ở các xưởng đóng tàu khác nhau, cuối cùng tiến hành lắp ráp đối với mỗi phân đoạn. Việc chế tạo modul hóa kiểu phân đoạn có thể rút ngắn thời gian đóng tàu.
Điều này cho thấy, bất kể nhà máy đóng tàu nào cuối cùng giành được vinh dự chế tạo tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, nhà máy đóng tàu này cuối cùng sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ lắp ráp tổng hợp tàu sân bay, hơn nữa các nhiệm vụ chế tạo khác phân tán hoàn thành ở nhà máy đóng tàu này và các nhà máy đóng tàu chị em.
Những phân đoạn này bao gồm các linh kiện then chốt như động cơ, vũ khí, thông tin, radar, điều khiển hỏa lực, cáp hãm đà, máy phóng, sau khi hoàn thành sản xuất các phân đoạn, tiếp tục vận chuyển thống nhất tới nhà máy đóng tàu này để tiến hành lắp ráp chung, tích hợp thành một chiếc tàu sân bay có ý nghĩa thực sự.
Hình ảnh từ google về quân cảng tàu sân bay ở Tam Á, đảo Hải Nam, Trung Quốc |
Bên ngoài suy đoán, Trung Quốc sở dĩ lựa chọn chế tạo tàu sân bay nội địa đầu tiên ở Đại Liên, có thể có 3 nguyên nhân: Thứ nhất, nhà máy đóng tàu Đại Liên có kinh nghiệm chế tạo tàu chiến nội địa phong phú, nhà máy này từ khi nước "Trung Quốc mới" thành lập đến nay tổng cộng đã chế tạo 820 chiếc của 44 loại tàu cho hải quân, bao gồm chiếc tàu pháo đầu tiên, chiếc tàu ngầm tên lửa đầu tiên, chiếc tàu khu trục tên lửa đầu tiên, chiếc tàu tiếp tế đầu tiên của Trung Quốc, được gọi là "cái nôi của tàu chiến Hải quân Trung Quốc".
Thứ hai, nhà máy đóng tàu Đại Liên đã cải tạo tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của Trung Quốc, cũng đã đào tạo và rèn luyện một đội ngũ nhân lực tàu sân bay, cũng đã tích lũy rất nhiều công nghệ công trình tàu sân bay như vật liệu thép đặc chủng, nồi hơi quân dụng siêu lớn, tua bin, máy hơi nước, kinh nghiệm đầy đủ của họ "nghìn vàng khó mua", các nhà máy đóng tàu khác tạm thời cũng không có.
Thứ ba, đã xây dựng đồng bộ rất nhiều nhà máy ở Đại Liên để cải tạo tàu Liêu Ninh, một số thiết bị đặc chủng chuyên sản xuất cho tàu sân bay hầu như đều phân bố ở Đại Liên và trong tỉnh Liêu Ninh, trực tiếp lắp đặt cho tàu sân bay thích hợp hơn so với vận chuyển đến Thượng Hải.
Có thể sẽ ưu tiên triển khai ở phía nam
Sau khi đưa vào hoạt động, tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh Trung Quốc được triển khai ở quân cảng Thanh Đảo. Báo chí các nước cho rằng, căn cứ của tàu Liêu Ninh nằm ở khu vực phụ cận cửa nhỏ Thanh Đảo, ở đây cách bờ biển phía tây Hàn Quốc không quá 570 km, cách Nagasaki Nhật Bản 970 km, xét tới sứ mệnh chính của tàu Liêu Ninh là huấn luyện máy bay trên tàu và thủy thủ đủ tiêu chuẩn, lại cách nhà máy đóng tàu của nó không xa, vì vậy có thể chạy thẳng tới nhà máy đóng tàu tiến hành nâng cấp sửa chữa khi xuất hiện bất thường.
Điều này cũng có nghĩa là vùng biển huấn luyện của tàu Liêu Ninh chủ yếu ở biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông, nơi này cách Nhật Bản, Hàn Quốc, thậm chí căn cứ của Quân đội Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương rất gần, bất cứ hoạt động huấn luyện nào đều khó thoát được sự theo dõi của họ.
Quân cảng của Trung Quốc ở tỉnh Hải Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Đương nhiên, khi xét tới địa chỉ căn cứ tàu sân bay, ngoài môi trường tự nhiên, còn phải kết hợp với cân nhắc tổng hợp các nhân tố như chiến lược quân sự quốc gia, trình độ trang bị kỹ thuật hải quân, tưởng định tác chiến trong tương lai. Vì vậy, xét tới vị trí của căn cứ Thanh Đảo và tình hình phức tạp của biển Hoa Đông, có thể nói tàu Liêu Ninh triển khai ở phương hướng Thanh Đảo rất có thể là để huấn luyện, mục đích ở chỗ chuẩn bị rất nhiều nhân lực chất lượng cao cho tàu sân bay nội địa tương lai.
Nhìn vào thực tế, khu vực "dụng võ" lớn nhất của tàu sân bay Trung Quốc phải là ở hướng nam, một căn cứ tàu sân bay tiềm năng khác chính là ở phía nam, đó chính là căn cứ Tam Á của Hải quân Trung Quốc. Tam Á nằm ở cực nam đảo Hải Nam, vị trí địa lý ưu việt, vị trí chiến lược rất quan trọng, là căn cứ hải quân được xây dựng trọng điểm của Hải quân Trung Quốc trong thế kỷ mới, ưu thế chủ yếu nhất của nó là ra biển không lâu sẽ có thể đi vào biển âu (đây là khu vực ưu việt nhất so với các cảng khác của Hải quân Trung Quốc), rất thích hợp để đậu biên đội tàu chiến cỡ lớn.
Nhìn vào tình hình hiện nay, Hải quân Trung Quốc đã triển khai rất nhiều tàu chiến mặt nước và tàu ngầm ở đây, trong đó bao gồm tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược tiên tiến nhất hiện nay. Nghe nói, căn cứ này đã thi công riêng 2 bến dài đến 950 m, đã có khả năng đậu tàu sân bay.
Trong tình hình Mỹ-Nhật phong tỏa chặt chẽ chuỗi đảo thứ nhất, Hải quân Trung Quốc phải tìm khâu đột phá mới, từ Biển Đông vượt qua các eo biển của Đông Nam Á, vươn ra Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương. Đối với Trung Quốc, duy trì sự thông suốt của các tuyến đường như eo biển Malacca, eo biển Lombok và eo biển Sunda cực kỳ quan trọng.
Trong khi đó căn cứ hải quân Tam Á là căn cứ Hải quân Trung Quốc cách các eo biển nói trên gần nhất, khoảng cách thẳng khoảng 1.200 km, lấy tốc độ 20 - 25 hải lý/giờ của biên đội tàu sân bay để tính, xuất phát từ căn cứ Tam Á, có thể đưa các eo biển này vào phạm vi tác chiến của máy bay trên tàu trong vòng 2 ngày.
Ngoài ra, binh lực Quân đội Mỹ xung quanh căn cứ Tam Á tương đối mỏng yếu, hơn nữa biên đội tàu sân bay Hải quân Trung Quốc có thể vu hồi eo biển Đài Loan, làm khiếp sợ Nhật Bản từ hướng đông, đồng thời triển khai ở Tây Thái Bình Dương; ở hướng nam có thể đe dọa trực tiếp eo biển Malacca, tiến tới vươn ra Ấn Độ, tạo thế kiềm chế đối với Trung Đông và Đông Phi, triển khai tàu sân bay ở căn cứ Tam Á còn có thể bảo vệ tuyến đường dầu mỏ vốn yếu ớt của Trung Quốc, bảo đảm an toàn mạch máu kinh tế của Trung Quốc.
Hải quân Trung Quốc đã triển khai tàu khu trục tên lửa thế hệ mới Type 052D đầu tiên mang tên Côn Minh số hiệu 172 ở Biển Đông - loại tàu này được cho là sẽ hộ tống tàu sân bay trong trong tương lai. |
Hiện nay, Trung Quốc đã là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, dầu mỏ hàng năm nhập khẩu từ vùng Vịnh và châu Phi nhiều tới vài trăm triệu tấn, trong đó hầu hết đều phải đi qua eo biển Malacca mới có thể vận chuyển về nước. Cho nên, triển khai tàu sân bay nội địa tương lai ở căn cứ Tam Á rất có lợi cho bảo vệ tuyến giao thông dầu mỏ của Trung Quốc.
Cùng với việc bảo đảm sự thông suốt cho huyết mạch của mình, biên đội tàu sân bay Trung Quốc còn có thể chặt đứt tuyến đường vận chuyển dầu mỏ của Nhật Bản bất cứ lúc nào (nhập khẩu dầu mỏ của Nhật Bản cũng đến từ Trung Đông, nơi này cũng là con đường phải đi qua). Trong khi đó Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản nếu như xuất phát từ Okinawa, đi xa ngàn dặm mới có thể đến nơi, vì vậy, cho dù Nhật Bản phá vỡ hạn chế của Hiến pháp Hòa bình, thành lập biên đội tàu sân bay, Trung Quốc cũng có thể tiến hành uy hiếp có hiệu quả đối với họ.
Triển khai biên đội tàu sân bay ở căn cứ Tam Á có thể còn có sự tính toán quan trọng hơn. Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo của một quốc gia là vũ khí chủ yếu tiến hành uy hiếp đối với kẻ thù, cũng là mục tiêu dò tìm và tấn công trọng điểm của đối phương, vì vậy ở vùng biển thực hiện nhiệm vụ tuần tra của nó cần bảo vệ chặt chẽ để ngăn chặn lực lượng săn ngầm của đối phương nhất là tàu ngầm hạt nhân tấn công xâm nhập.
Hơn nữa, diện tích Biển Đông rộng lớn, sâu hơn nhiều so với biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông, đặc biệt là rãnh biển Biển Đông có độ sâu tới nghìn mét, đặc biệt thích hợp với hoạt động của tàu ngầm hạt nhân tên lửa. Cho nên, những năm gần đây Trung Quốc bắt đầu bố trí tàu ngầm hạt nhân tên lửa ở Biển Đông, xuất phát từ căn cứ hải quân Tam Á có thể rất nhanh tiến ra khu nước sâu Biển Đông, đồng thời do đó chạy tới khu vực mai phục tuần tra xa hơn.
Vì vậy, Trung Quốc cần xây dựng khu pháo đài tàu ngầm hạt nhân tên lửa ở Biển Đông, bảo vệ an toàn của tàu ngầm hạt nhân tên lửa, hơn nữa biên đội tàu sân bay có năng lực tác chiến đường không, ngoài khơi và dưới nước, có thể xây dựng hệ thống chống tàu ngầm ba chiều, bán kính tác chiến của nó có thể bao trùm toàn bộ khu tuần tra của tàu ngầm hạt nhân tên lửa, như vậy có thể bảo vệ có hiệu quả an toàn của tàu ngầm hạt nhân tên lửa Trung Quốc.
Ngoài ra, vai trò chủ yếu của căn cứ tàu sân bay là phải bảo vệ và chứa biên đội tàu sân bay khổng lồ, đồng thời phải có hệ thống bảo đảm hậu cần đầy đủ. Hơn nữa, công trình của căn cứ tàu sân bay đòi hỏi tiến hành bảo trì và tiếp tế đối với các loại hệ thống con của tàu sân bay, bao gồm động cơ, vũ khí, thiết bị điện tử, đạn dược và nhiên liệu cùng với máy bay hải quân, ngoài ra còn phải xây dựng doanh trại để nhân viên ở, chữa bệnh và nghỉ ngơi, thậm chí cũng cần phải bố trí ổn thỏa thiết bị bảo trì đồng bộ máy bay trên tàu và các loại tàu cần vụ.
Hơn nữa, nhìn vào quy mô xây dựng của căn cứ Tam Á, hầu như chỉ hơn chứ không kém căn cứ Thanh Đảo, rõ ràng, căn cứ Tam Á ở Biển Đông là khu vực triển khai lựa chọn đầu tiên trong tương lai của tàu sân bay nội địa Trung Quốc – đây là điều không thể nghi ngờ.
Hạm đội tàu sân bay Mỹ |
Hải quân Trung Quốc vươn ra biển xa
Hiện nay, Mỹ đang thực hiện chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương, thực hiện phương pháp tác chiến "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển", mục đích của họ chính là muốn vây khốn Trung Quốc ở chuỗi đảo thứ nhất, vì vậy Trung Quốc phải phát triển hải quân tầm xa để tích cực ứng phó.
Đặc trưng chủ yếu nhất của hải quân tầm xa chính là sở hữu cụm tấn công tàu sân bay, nếu không cho dù đi đến biển xa cũng chỉ có thể trở thành bia ngắm sống của lực lượng tàu sân bay nước khác và để mặc cho người khác xâu xé. Khi sức mạnh quốc gia của Trung Quốc đủ sức để hỗ trợ cho sở hữu nhiều tàu sân bay, tích cực phát triển chế tạo tàu sân bay và nhanh chóng hình thành năng lực tác chiến trở thành nhiệm vụ khó khăn cấp bách.
Có một điểm có thể khẳng định, đó chính là hiện nay số lượng và chất lượng của tàu sân bay Trung Quốc còn lâu mới đáp ứng nhu cầu quốc phòng tự thân và "bảo vệ chủ quyền biển", nếu muốn để cho lực lượng hải quân không còn trở thành hạn chế trong quốc phòng của Trung Quốc, việc chế tạo tàu sân bay của Trung Quốc còn phải đi con đường dài.
Theo tiết lộ của nguồn tin, kế tiếp sau lô tàu sân bay động cơ thông thường nội địa đầu tiên, tàu sân bay động cơ hạt nhân đầu tiên dự tính sẽ hạ thủy sau năm 2020, đây cũng sẽ là tàu sân bay nội địa đầu tiên trang bị máy phóng điện từ. Có phân tích cho rằng, trước năm 2020, Trung Quốc sẽ chế tạo không ít hơn 4 tàu sân bay động cơ thông thường, đồng thời xây dựng 4 biên đội tàu sân bay; còn trước sau năm 2025, Trung Quốc sẽ xây dựng xong không dưới 6 biên đội tàu sân bay, trong đó sẽ bao gồm 2 biên đội tàu sân bay động cơ hạt nhân, chúng sẽ lần lượt triển khai ở khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông.
Hơn nữa, tàu khu trục Type 0520 và tàu hộ vệ Type 0548 chuẩn bị cho biên đội tàu sân bay cùng với tàu khu trục tên lửa và tàu hộ vệ tên lửa kiểu mới hơn có kế hoạch chế tạo cũng sẽ trang bị hệ thống chỉ huy thông tin tác chiến mới tương tự tàu chiến của Quân đội Mỹ để thích ứng với nhu cầu tác chiến toàn cầu của Hải quân Trung Quốc.
Nếu nói sau khi sở hữu 4 biên đội tàu sân bay động cơ thông thường, Trung Quốc sẽ cơ bản sở hữu năng lực kiểm soát đối với trong ngoài chuỗi đảo thứ hai cho đến Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, như vậy, sau năm 2025, sau khi Hải quân Trung Quốc tiếp tục tăng thêm 2 biên đội tàu sân bay động cơ hạt nhân, sẽ có năng lực tác chiến từ Đông Thái Bình Dương đến toàn bộ Nam Thái Bình Dương, cho đến toàn bộ Ấn Độ Dương, thậm chí Đại Tây Dương, khi đó, Hải quân Trung Quốc sẽ bước vào hàng ngũ hải quân biển xa thực sự.
Trung Quốc đã đưa ra chiến lược xây dựng "cường quốc biển", năm 2014 họ cho các lực lượng vũ trang, bán vũ trang... triển khai vô số các hành động bất hợp pháp ở Biển Đông như hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 ở biển Việt Nam, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp một cách cực nhanh ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam v.v... |
Điều đáng chú ý là, gần đây, Mỹ liên tục tăng cường lực lượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và bố trí tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ở khu vực Tây Thái Bình Dương, tổng số tàu sân bay của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã lên tới 6 chiếc, trong khi đó Trung Quốc để lộ thông tin chế tạo tàu sân bay mới hầu như đã phát đi "đạn tín hiệu" cạnh tranh với tàu sân bay Trung-Mỹ.
Mạng Deutsche Telekom Đức bình luận: "Trung Quốc đang chế tạo tàu sân bay nội địa đầu iên" là "tượng trưng của quyền lực tăng lên". Đài truyền hình N24 Đức thì cho rằng, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa có mục tiêu rộng lớn, Trung Quốc không thỏa mãn với chỉ sở hữu một chiếc Liêu Ninh, mà tàu sân bay chính là tham vọng trỗi dậy của họ, nó sẽ tăng cường khả năng đe dọa, uy hiếp trên biển cho Trung Quốc.
Trong khi đó tờ "Nihon Keizai Shimbun" Nhật Bản lo ngại "cân bằng quân sự Đông Bắc Á có thể thay đổi", cho rằng Trung Quốc chế mới tàu sân bay làm cho "mối đe dọa đối với các nước xung quanh gia tăng", nếu tàu sân bay mới bố trí ở quân cảng Tam Á trên Biển Đông, điều này rõ ràng là để tranh giành Biển Đông và có ưu thế khi tranh giành chủ quyền với các nước như Philippines (Trung Quốc không có chủ quyền đối với đảo đá ngầm và vùng biển dưới đảo Hải Nam).
Bài viết còn cho rằng, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc rõ ràng đã tăng thêm ngân sách cho hải quân và không quân, những năm gần đây, Trung Quốc cấp tốc mở rộng khu vực hoạt động ở Tây Thái Bình Dương, cùng với trang bị tàu sân bay, có thể sẽ đưa Ấn Độ Dương vào tầm ngắm.
Báo Trung Quốc cho rằng, thực ra, sự lo ngại của phương Tây là dư thừa, là một nước lớn, Hải quân Trung Quốc vươn ra biển xa là kết quả lịch sử tất yếu. Đồng thời, Trung Quốc không thể phát triển tàu sân bay cỡ vừa và nhỏ như những nước vừa và nhỏ, mà cần lấy phát triển tàu sân bay cỡ lớn đặc biệt là tàu sân bay động cơ hạt nhân làm chính, như vậy mới có thể đáp ứng nhu cầu chiến lược của nước lớn trỗi dậy.