Trong Báo cáo tình hình thực hiện năm 2014 và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2015 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được tổ chức ngày 22/1 tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đánh giá những kết quả làm được năm vừa qua, đồng thời thẳng thắn chỉ ra những điểm yếu còn tồn tại, đặc biệt trong lĩnh vực lao động và việc làm.
Tăng số lượng lao động và đào tạo nghề, giải quyết khâu việc làm
Năm qua, công tác giải quyết giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động đã gặt hái được những thành quả nhất định.
Bộ đã giải quyết việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động, đạt 100% kế hoạch, tăng 3,6% so với thực hiện năm 2013. Lần đầu tiên số lao động Việt Nam đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài đạt trên 100 ngàn, góp phần quan trọng đạt mục tiêu giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người lao động.
Thị trường lao động trong nước ngày càng phát triển. Các hoạt động thông tin, dự báo thị trường lao động được triển khai đồng bộ trong cả nước; các trung tâm dịch vụ việc làm ngày càng phát huy hiệu quả hoạt động.
Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ Lao động |
Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu lao động tiếp tục được củng cố và phát triển, thị trường truyền thống được giữ vững, một số thị trường trọng điểm có mức tăng trưởng cao như Đài Loan tăng 29,4%, Nhật Bản tăng 96,1%...; công tác quản lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động Việt Nam ở nước ngoài được chú trọng, đã triển khai kịp thời các giải pháp đảm bảo an toàn cho lao động đang làm việc tại Libya về nước và có chính sách hỗ trợ kịp thời.
Về quy trình đào tạo, nhà nước ta khuyến khích dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nhiều tiếng nói có "vai vế" ủng hộ thành lập Bộ Phụ nữ
(GDVN) - Quan chức, đại biểu quốc hội cho rằng thành lập Bộ Phụ nữ là cần thiết để khai thác tiềm năng của phụ nữ, nhưng phải tính tới hiệu quả của nó cho sự phát triển
Năm vừa qua, cả nước tuyển mới dạy nghề ước đạt 2,023 triệu người, đạt 113,7% kế hoạch, bao gồm tuyển mới cao đẳng, trung cấp nghề; sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ước tính cuối năm đạt 49%.
Mạng lưới dạy nghề tiếp tục được phát triển theo hướng xã hội hóa: đến cuối năm 2014 cả nước có 1.465 cơ sở dạy nghề, gồm: 173 trường cao đẳng nghề (45 trường ngoài công lập, 01 trường có vốn đầu tư nước ngoài); 301 trường trung cấp nghề (106 trường ngoài công lập) và 991 trung tâm dạy nghề (349 trường tâm ngoài công lập).
Dạy nghề cho lao động nông thôn ngày càng được khẳng định, tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cơ cấu lao động và xây dựng nông thôn mới, góp phần tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng thu nhập; có trên 30% người lao động sau học nghề đã tìm được việc làm mới hoặc đã thành lập doanh nghiệp, tổ hợp tác sau học nghề.
Số lượng chưa đi kèm với chất lượng
Bên cạnh những cố gắng và thành tựu đã đạt được, trong năm 2014 vừa qua, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại trong quá trình xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực cũng như trong việc triển khai chính sách của nhà nước.
Chất lượng việc làm chưa cao, việc làm chưa ổn định, thiếu việc làm hoặc không có việc làm thường xuyên, năng suất lao động thấp.
Nguồn lao động xuất khẩu còn hạn chế cả về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và ý thức tổ chức kỷ luật; một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động hoạt động không hiệu quả, trong đó vẫn còn doanh nghiệp không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về xuất khẩu lao động.
Tình trạng chậm đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội diễn ra ở nhiều doanh nghiệp và xảy ra ở nhiều địa phương làm cho số nợ bảo hiểm xã hội tiếp tục tăng cao; tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở một số địa phương còn lúng túng.
Đặc biệt, việc tuyển sinh dạy nghề trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề không đạt kế hoạch.
Chất lượng, hiệu quả dạy nghề ở một số địa phương, cơ sở dạy nghề còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ của thị trường lao động và sự thay đổi nhanh chóng về kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất.
Dạy nghề cho lao động nông thôn chưa tạo được sự chuyển biến trong nhận thức và tổ chức thực hiện của toàn xã hội về học nghề, lập nghiệp cho người lao động vùng nông thôn.
Chất lượng giáo viên dạy nghề của nhiều cơ sở dạy nghề còn hạn chế nhất là về kỹ năng nghề; thiết bị dạy nghề lạc hậu không theo kịp với sự thay đổi của sản xuất.
Nhiều người đi đổi giấy phép lái xe mới biết là đồ giả
(GDVN) - Gia Lai đã phát hiện rất nhiều trường hợp bằng lái và hồ sơ gốc học lái xe giả. Điều đáng chú ý là chính chủ nhân những bằng giả cũng không biết.
Phương hướng đặt ra trong năm 2015, nhà nước tập trung cải thiện, nâng cao thu nhập cho người lao động và phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Cụ thể, về mục tiêu, nhà nước cố gắng tạo việc làm cho 1,6 triệu người, trong đó, việc làm trong nước 1.510 nghìn người; xuất khẩu lao động 90 nghìn người.
Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 50%.
Tuyển mới dạy nghề cố gắng đạt 2,15 triệu người, trong đó, trung cấp nghề, cao đẳng nghề 250 ngàn người; sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng là 1,9 triệu người (trong đó hỗ trợ dạy nghề cho khoảng 550 ngàn lao động nông thôn theo chính sách của Quyết định số 1956/QĐ-TTg).
Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp: phát triển đội ngũ giáo viên đạt chuẩn; phát triển chương trình dạy nghề dựa trên chuẩn năng lực thực hiện, trên cơ sở phân tích nghề với sự tham gia của doanh nghiệp.
Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, huy động các doanh nghiệp tham gia dạy nghề, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng nghiệp nhằm thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề, lập nghiệp.