Mỹ không muốn cùng Trung Quốc chia sẻ phạm vi ảnh hưởng tại Biển Đông

07/02/2015 06:00
Đông Bình
(GDVN) - Mỹ muốn mạnh nhất châu Á, đuổi Mỹ ra khỏi khu vực, nhưng Mỹ-Nhật không muốn như thế, rủi ro xung đột ở các khu vực như Biển Đông rất lớn, Nga-Mỹ cần hợp tác.
Thực lực của Trung Quốc đang mạnh lên: Trung Quốc dùng cả giàn khoan, Hải cảnh và lực lượng quân sự khổng lồ để bành trướng trên Biển Đông
Thực lực của Trung Quốc đang mạnh lên: Trung Quốc dùng cả giàn khoan, Hải cảnh và lực lượng quân sự khổng lồ để bành trướng trên Biển Đông

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 22 tháng 1 dẫn mạng tư liệu quân sự Nga ngày 21 tháng 1 đưa tin, nếu như Trung Quốc tiếp tục phát triển nhanh chóng, như vậy có thể bắt đầu dùng sức mạnh kinh tế cho mục đích quân sự, kết quả này là sẽ tăng cường tầm ảnh hưởng ở châu Á.

Tuy nhiên, Mỹ không muốn cùng Trung Quốc chia sẻ phạm vi ảnh hưởng tại khu vực này. Trung Quốc luôn thuyết phục các nước láng giềng của họ không cần lo lắng, bởi vì Trung Quốc "đi con đường phát triển hòa bình".

Tuy nhiên, một số hành động của Trung Quốc hoàn toàn đã gây ấn tượng trái ngược: Trung Quốc và Nhật Bản có tranh chấp đảo Senkaku, muốn thống nhất Đài Loan, tạo lập vị thế chủ đạo ở Biển Đông (yêu sách “đường lưỡi bò” bất hợp pháp).

Đối với Trung Quốc, tình hình lý tưởng là trở thành nước mạnh nhất châu Á, Mỹ rời khỏi khu vực này. Trong khi đó, Mỹ và Nhật Bản không hy vọng như thế. Rõ ràng, tình hình an ninh giữa Trung Quốc và Mỹ-Nhật sẽ chỉ xấu đi. Rất khó nói sẽ diễn biến thành xung đột hay không, nhưng những rủi ro từ đảo Senkaku, khu vực Đài Loan và Biển Đông là rất lớn.

Trong 100 năm sau giữa thế kỷ 19, Trung Quốc luôn có sức mạnh quốc gia rất yếu, đã bị khuất phục bởi phương Tây và Nhật Bản. Trung Quốc không hy vọng lịch sử tái diễn. Chính sách tốt nhất đối với họ chính là trở thành quốc gia hơn hẳn Nhật Bản, Nga và Ấn Độ, đồng thời đuổi Mỹ ra khỏi châu Á.

Thực lực của Trung Quốc đang mạnh lên: Trung Quốc không ngại va chạm với Nhật Bản ở vùng biển đảo Senkaku
Thực lực của Trung Quốc đang mạnh lên: Trung Quốc không ngại va chạm với Nhật Bản ở vùng biển đảo Senkaku

Tác giả bài viết đã chỉ ra đặc trưng chung trong lịch sử phát triển nước lớn, cho rằng, từ Pháp của Napoléon, Đức và Nhật của chủ nghĩa đế quốc, rồi đến Liên Xô và Mỹ, một quốc gia càng mạnh thì khát vọng gây ảnh hưởng của họ đối với khu vực xung quanh càng mạnh. Bởi vì, đây mới là sách lược sinh tồn trong thế giới nguy hiểm.

Các chuyên gia cho rằng, vai trò ảnh hưởng tăng lên của Trung Quốc sẽ “không phải là hòa bình”. Phần lớn mọi người trong họ cho rằng, Trung Quốc cùng các nước khác có tính phụ thuộc rất lớn về kinh tế, xung đột vũ trang không thể tránh khỏi.

Không còn nghi ngờ gì nữa, mức độ phụ thuộc kinh tế giữa Mỹ và các nước khác không ngừng gia tăng. Nhưng, khi xảy ra xung đột, chiếm ưu thế không phải là nhân tố kinh tế, mà là chính trị quyết định.

Ví dụ, theo tác giả, Đài Loan nếu tuyên bố độc lập thì Trung Quốc sẽ lập tức sử dụng vũ lực. Bởi vì, chính trị quan trọng hơn kinh tế. Trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, giữa Đức, Nga, Pháp và Anh cũng có liên hệ kinh tế chặt chẽ, nhưng điều này không ảnh hưởng đến sự bắt đầu của chiến tranh.

Mỹ cần chuyển trọng điểm quân sự từ châu Âu sang châu Á. Mỹ phải cùng Nga hợp tác đối kháng với Trung Quốc. Nhưng, Mỹ và Nga có xung đột, cùng khai chiến với "Nhà nước Hồi giáo" (IS). Đây đều là cách làm để lại nhiều hậu quả, là quyết định quá cẩu thả. Về sau sẽ rất khó tăng cường thực lực quân sự của mình ở châu Á.

Thực lực của Trung Quốc đang mạnh lên: Đẩy mạnh xâm phạm vùng đất do Ấn Độ kiểm soát, từ đó gây đối đầu
Thực lực của Trung Quốc đang mạnh lên: Đẩy mạnh xâm phạm vùng đất do Ấn Độ kiểm soát, từ đó gây đối đầu
Đông Bình