Chỉ số "khốn khổ" của Việt Nam đứng thứ mấy thế giới?

24/01/2015 14:50
Nguyễn Hường
(GDVN) - Viện Cato vừa cho công danh sách chỉ số "khố khổ" hay còn gọi là Misery Index của 108 quốc gia.

Tờ Business Insider hôm 23/1 cho biết, Venezuela một lần nữa lại đứng đầu danh sách những quốc gia "chật vật" nhất thế giới.

Bảng xếp hạng về chỉ số Misery Index.
Bảng xếp hạng về chỉ số Misery Index.

Danh sách này vừa được Viện Cato công bố dựa trên đánh giá về chỉ số "khốn khổ" hay còn gọi là Misery Index của 108 quốc gia. Chỉ số khốn khổ (Misery Index) là một thước đo kinh tế do nhà kinh tế học Arthur Orkum, Giáo sư kinh tế học ứng dụng tại Đại học John Hopkins sáng lập.

Chỉ số này dùng để đánh giá mức độ khổ trong cuộc sống của người dân tại các quốc gia trên cơ sở phép tính tổng tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất cho vay và lạm phát trên tăng trưởng GDP đầu người trong năm. Chỉ số này càng cao thì mức độ khốn khổ của người dân ở quốc gia đó càng lớn.

Trong năm 2014, chỉ số đau khổ của Venezuela tăng gần 27 điểm lên 106,03, đưa quốc gia này trở thành nước đứng đầu Mỹ Latinh về chỉ số này.

Do chiến tranh tàn phá, Syria và Ukraine cũng bị lên vị thứ 3 và thứ 4 trong bảng xếp hạng, sau Arghentina. Trong vòng một năm, Ukraine đã bị đẩy vọt 19 bậc.

Tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất là những yếu tố có ảnh hưởng hàng đầu tới vị trí của các quốc gia có tên trong danh sách này. Năm quốc gia có chỉ số khốn khổ thấp nhất thế giới là Brunei, Thụy Sỹ, Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Mỹ đứng vị trí 95 trong số 108 quốc gia.

Việt Nam đứng thứ 66 trong danh sách với 15,02 điểm./.

Nguyễn Hường