Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. |
Tờ Indian Express ngày 29/1 bình luận, Ấn Độ và Mỹ đã tuyên bố tầm nhìn chung, trong đó cam kết hai nước thúc đẩy các giá trị chung làm cho cả hai trở nên vĩ đại. Theo sau là cam kết thúc đẩy tự do hàng hải, hàng không trong khu vực, đặc biệt là ở Biển Đông. Động thái này không quá khó để thấy rằng đó là phản ứng tinh tế trước sự leo thang của Bắc Kinh.
Tuyên bố này cũng đánh dấu một sự thay đổi lớn lao trong ngôn ngữ ngoại giao Ấn Độ vốn trước đó thường nhút nhát với những thông điệp như vậy đối với Trung Quốc. Chỉ một thời gian trước đó New Delhi miễn cưỡng tập trận quân sự chung với Nhật Bản vì sợ ảnh hưởng đến quan hệ với Trung Quốc. Bước ngoặt khỏi tư duy thân Trung Quốc của Thủ tướng Narendra Modi có thể bắt đầu từ hoạt động xâm lấn của Trung Quốc vào Chumar hồi tháng 9 năm ngoái khi ông Tập Cận Bình vừa đặt chân sang Ấn Độ.
Hành động này của Bắc Kinh là một "cảnh báo gầm gừ" diễn ra ngay sau khi Ấn Độ đồng ý bán tên lửa cho Việt Nam và triển khai nhiều hoạt động tuần tra mạnh mẽ trên thực địa biên giới Trung - Ấn. Ấn Độ có thể hành động phản đối nhưng còn ít, và còn nấn ná trong việc làm bẽ mặt Bắc Kinh. Lập luận cơ bản thay đổi chính sách của Ấn Độ lúc đó là không rõ ràng.
Lãnh đạo Ấn Độ đã chỉ ra, Bắc Kinh đã không tham khảo ý kiến New Delhi trước khi điều tàu ngầm của mình đến Sri Lanka hoặc vòng qua Pakistan chiếm đóng Kashmir. Vì vậy họ đã kết luận Ấn Độ cần phải kín đáo làm sâu sắc thêm quan hệ với Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và thậm chí cả Philippines, những nước láng giềng ngày càng lo lắng về "con rồng" Trung Quốc không thể đoán trước khi nào nó trở nên hung dữ.
Thủ tướng Narendra Modi được cho là đã giành hơn nửa giờ để trò chuyện với Tổng thống Mỹ Barack Obam về Trung Quốc. Và Hoa Kỳ đã báo trước sự ngạc nhiên của mình rằng, quan điểm của họ đã hòa hợp hoàn toàn. Cũng giống như Mỹ và các đồng minh châu Á, Ấn Độ vẫn còn hy vọng phát triển quan hệ hợp tác kinh tế với Trung Quốc, nhưng đồng thời sẽ tham gia phát triển quan hệ đối tác chiến lược để ngăn chặn Bắc Kinh sử dụng vũ lực.