Thời báo Hoàn Cầu ngày 29/1 có bài xã luận nhan đề: "Biển Đông năm 2015 có còn hòa bình?" trong đó bình luận, giá dầu thế giới giảm sâu và vẫn còn ở mức thấp sẽ không ảnh hưởng đến cục diện căng thẳng trên Biển Đông. Cạnh tranh ở Biển Đông là do những tiềm năng của chính nó, các bên liên quan thực tế sẽ không buông khu vực chiến lược quan trọng này chỉ đơn giản vì giá dầu sụt giảm.
Các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn chắc tay súng bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ tiêng liêng của Tổ Quốc. |
Cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung này cho rằng, căng thẳng trên Biển Đông có thể được "nới lỏng" trong năm 2015 không phải vì giá dầu thấp, mà do sự thay đổi chiến lược bởi các cường quốc có lợi ích quan trọng trong khu vực. Nguy cơ xung đột ở Biển Đông theo Thời báo Hoàn Cầu không phải do "các bên tranh chấp nhỏ như Việt Nam và Philippines", mà là Mỹ và Trung Quốc quyết định?!
Hoàn Cầu đã đúng khi cho rằng Việt Nam và Philippines không phải nguồn gốc, lý do của nguy cơ xung đột ở Biển Đông, nhưng không phải vì 2 quốc gia "nhỏ", mà bởi 2 nước này tuân thủ luật pháp quốc tế.
Ông Tập Cận Bình không nên vinh danh kẻ tham gia Chiến tranh Biên giới
(GDVN) - Việc đưa tin như vậy gây bất lợi cho quan hệ giữa hai nước láng giềng, làm tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam cũng như người dân Trung Quốc.
Chỉ có Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, tìm mọi cách thay đổi hiện trạng làm bàn đạp thực hiện mưu đồ bá chủ Biển Đông, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của các nước ven Biển Đông, xưng hùng xưng bá trong thiên hạ mới gây ra căng thẳng - PV.
Tờ báo này cho rằng sau nhiều năm nỗ lực, chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của chính quyền Barack Obama đã bước vào giai đoạn phải hiệu chuẩn. Thời báo Hoàn Cầu bình luận, Nhà Trắng dường như không có chuyển động nào lớn ở Biển Đông miễn là không có tình huống khẩn cấp xảy ra.
Với sự cải thiện quan hệ Trung - Mỹ, Hoàn Cầu cho rằng Washington đã nhận ra, nếu gây quá nhiều áp lực cho Bắc Kinh trên Biển Đông cuối cùng sẽ chẳng lợi lộc gì cho bản thân người Mỹ?!
Giải thích cho nhận định này, Thời báo Hoàn Cầu nói rằng nếu đối đầu với Trung Nam Hải ở Biển Đông sẽ gây khó khăn cho Nhà Trắng trong việc tìm kiếm hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực khác.
Nói cách khác, Bắc Kinh luôn thủ sẵn những con bài có thể đem ra mặc cả với Washington khi cần thiết. Tuy nhiên việc Washington có đồng ý mặc cả, đánh đổi quan hệ với đồng minh, đối tác trong khu vực với Bắc Kinh hay không lại là chuyện khác - PV.
Thời báo Hoàn Cầu khẳng định rằng Bắc Kinh sẽ không từ bỏ việc chống lại các nước khác có yêu sác ở Biển Đông, đồng thời nỗ lực thúc đẩy chiến lược "một vành đai, một con đường", trong đó có Con đường tơ lụa thế kỷ 21 để tìm kiếm hợp tác đầu tư với các nước trong khu vực.
Ở đây cần nói cho rõ, ngoài mục tiêu lợi nhuận kinh tế, chiến lược này của Bắc Kinh còn nhằm cột chặt nền kinh tế khu vực vào nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là ASEAN. Và khi bị cột chặt rồi, Bắc Kinh có thể dễ dàng tác động chia rẽ phản ứng chung của khu vực trước mỗi hành động leo thang của Trung Nam Hải trên Biển Đông - PV.
Từ ngày ông Tập Cận Bình lên cầm quyền, Bắc Kinh đã đẩy mạnh chính sách bành trướng xuống Biển Đông, gây bất ổn trong khu vực. |
"Đối với Philippines và Việt Nam, cả hai nước đã thấy quyết tâm (dã tâm) của Trung Quốc trong việc bảo vệ (cái gọi là) chủ quyền (vô lý, phi pháp), cũng như sự nhiệt tình của Mỹ trong việc bảo trợ 2 nước đã giảm qua cuộc khủng hoảng Scarborough và đối đầu giàn khoan 981 (Trung Quốc đơn phương bất chấp luật pháp quốc tế và phản đối của Việt Nam, hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam", Thời báo Hoàn Cầu bình luận.
Nhưng tờ báo này quên rằng, khi đã thấy rõ dã tâm ấy, người Việt càng củng cố quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam mạnh hơn bao giờ hết - PV.
Hoàn Cầu vu cáo Philippines là "kẻ gây rối hăng hái nhất khu vực" có thể sẽ không "sử dụng các biện pháp khiêu khích" vì năm nay Manila đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh APEC. Cái gọi là "các biện pháp khiêu khích" mà Hoàn Cầu nói ở đây chính là phản ứng kiên quyết trước mọi động thái bá quyền, dẫm đạp luật pháp quốc tế mà Trung Quốc thường gây ra ở Biển Đông - PV.
Thời báo Hoàn Cầu tuyên truyền xuyên tạc, chia rẽ lãnh đạo cấp cao Việt Nam
(GDVN) - Cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc lại tung tin thất thiệt, kích động chia rẽ cố gắng tìm cách gây nhiễu loạn nội bộ Việt Nam.
Tờ báo Trung Quốc cũng thừa nhận kết quả phiên tòa thụ lý vụ Philippines kiện đường lưỡi bò Trung Quốc có thể gây ra một làn sóng lớn ở Biển Đông. Hiện tại Bắc Kinh vẫn ra sức từ chối tham dự phiên tòa này mà nhiều khả năng sẽ có kết quả vào cuối năm nay. Trong khi đó Mỹ tiếp tục gây áp lực lên Trung Quốc phải làm rõ tình trạng pháp lý của đường lưỡi bò ở Biển Đông.
Về vấn đề đàm phán bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC, với vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2015 Malaysia sẽ thúc đẩy nội dung này. Hoàn Cầu lưu ý, nếu đàm phán không diễn ra như mong đợi, không ai có thể đảm bảo một số nước sẽ không "viện đến các biện pháp cứng rắn của riêng họ làm gia tăng rủi ro trên Biển Đông". Phải chăng Thời báo Hoàn Cầu bóng gió rằng chỉ cần một bên liên quan nào đó phản ứng cứng rắn, sẽ là cái cớ cho Trung Quốc?
Kết thúc bài xã luận, Thời báo Hoàn Cầu xuyên tạc: "Một số bất ổn trong chính trị nội bộ của Việt Nam và Philippines có thể sẽ có một số tác động đến vấn đề Biển Đông khi cả hai nước đều có sự thay đổi bộ máy lãnh đạo vào đầu năm 2016. Vấn đề Biển Đông có thể bị lạm dụng trong các cuộc đấu tranh chính trị".
Chủ quyền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi người Việt Nam nói chung cũng như các nhà lãnh đạo Việt Nam nói riêng. Nó là tư tưởng, tình cảm và lẽ sống xuyên suốt và chảy trong huyết quản người Việt, không vì bất cứ sự thay đổi nào về nhân sự lãnh đạo mà bị ảnh hưởng.
Cái Hoàn Cầu gọi là "bất ổn chính trị nội bộ" ở Việt Nam ảnh hưởng đến Biển Đông thực ra chính là mong muốn, dã tâm của những kẻ ôm mộng bành trướng bá quyền, nhưng nó sẽ chỉ là ảo mộng. Ngày nào Bắc Kinh còn chưa từ bỏ dã tâm, tham vọng độc chiếm Biển Đông làm ao nhà, chừng đó khu vực còn khó có ngày yên ổn - PV.