Mặc dù những chính sách đối với nhà giáo trong những năm qua đã có sự quan tâm nhất định nhằm cải thiện đời sống giáo viên, nhất đối với giáo viên vùng cao.
Tuy nhiên, thời gian năm hết tết đến lại nói về câu chuyện thưởng tết thì đó là điều quá xa xỉ với những giáo viên cắm bản, những giáo viên vùng sâu, vùng xa ở các tỉnh miền núi.
Ở đây, bao năm nay họ chỉ biết tới cuộc sống dạy học muôn vàn khó khăn, bù lại những tình cảm mà người dân, học sinh bù đắp cho họ những dịp tết đến là những phần quà động viên bằng tinh thần – đó là những lời chúc thầy, cô sức khỏe.
Tủi thân nghề giáo
Cô Hà Thị Hồng-Hiệu trưởng Trường THCS Vạn Yên, Phù Yên, Sơn La có chia sẻ rằng, đã hơn 20 năm đi dạy học nhưng chưa năm nào biết đồng thưởng tết ra sao. Cô Hồng bảo rằng, ngoài đồng tiền lương, tiền nghỉ phép, tiền thừa giờ (nếu có) thì thưởng tết là điều gì đó xa xỉ lắm.
Với cô hiệu trưởng Hồng, ngành giáo dục còn nhiều khó khăn thì những đồng tiền thưởng cũng không quan trọng lắm, quan trọng là dành tiền để động viên các em đến trường, xóa mù chữ. Nhưng ít nhiều thiếu sự quan tâm sẽ khiến các cô động lòng nhất định.
Ảnh minh họa. Người lao động |
“Nói thật không chỉ mình tôi tủi thân mà giáo viên trong ngành chắc ai cũng tủi thân về thưởng tết. Các cơ quan, xí nghiệm cuối năm không có nhiều cũng gọi là có một vài trăm động viên cho anh em ăn tết, nhưng chúng tôi thực sự chưa khi nào có, có chăng chỉ là động viên bằng lời nói, các cơ quan ban ngành cũng có gửi thư chúc mừng” cô Hồng chia sẻ.
Cô giáo Hà Thị Hồng còn nói rằng, ngần ấy thời gian những món quà chỉ là dăm ba nghìn cũng chưa khi nào được nhận chứ đừng nói đến những món quà lớn.
(GDVN) - Đâu là phương pháp hiệu quả trong việc học tiếng Anh hiện nay? Bạn muốn trở thành người học giỏi tiếng Anh hay bạn muốn trở thành người nói tiếng Anh giỏi?Luật 80/20, luật hấp dẫn nâng cao hiệu quả học tiếng Anh
Tình cảm lớn nhất khi tham gia công tác trồng người ở vùng cao là sự quan tâm của người dân nơi đây. Những món quà tết mà người dân dành tặng chỉ mang tính chất động viên tinh thần: “Người dân còn nghèo lắm, chúng tôi không dám đòi hỏi cũng không dám chia sẻ. Vì cuộc sống của họ còn khó khăn muôn nghìn lần, đói ăn, con họ còn không có quần áo mặc, mong con họ đi học là tốt lắm rồi” cô Hồng tâm sự.
Khi đã xác định đến với nghề dạy học là biết sẽ gặp nhiều khó khăn, bản thân cô Hồng cũng chấp nhận vui vẻ với điều đó. “Công sức của mình cũng tất cả chỉ vì con em, học sinh”.
Là địa bàn miền núi với nhiều dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Mường, Thái, Dao và Kinh, người dân nơi đây đặc biệt quý mến các thầy cô giáo. Tết đến, dù biết không có gì tặng thầy cô nhưng các phụ huynh đều bày tỏ lòng cảm ơn, dân ở đây vẫn động viên các thầy cô như là “thầy cô mạnh khỏe”, “ thầy cô sống lâu”.
Nghĩ về thưởng tết, lòng cô Hà Thị Hồng nặng trĩu: “Thực sự là buồn, không có nhiều nhưng ngành giáo dục không có nhiều mỗi năm tết chỉ cần 50 nghìn là các thầy cô phấn khởi lắm”.
Đối với hoàn cảnh của thầy Phạm Văn Hà - Hiệu trưởng Trường tiểu học Tân Pheo, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình cũng không khác gì mấy so với cô Hồng. Thầy Hà công tác tại huyện vùng cao đã hơn 10 năm nay, nhưng những khi tết đến, xuân về cũng chỉ gọi là có gói quà nhỏ của ngành giáo dục, ai cũng biết món quà đó chủ yếu là động viên về tinh thần.
“Hàng năm gọi là có tí quà động viên nhau, có năm tặng bằng tiền, có năm bằng quà. Nhưng nói chung làm việc ở miền núi thì tinh thần là chính” thầy Hà cho hay.
Chấp nhận nghề giáo là nghèo
Hoàn cảnh éo le hơn, cô giáo Phạm Thị Duyên quê ở Thái Bình lên công tác tại Trường THCS Vạn Yên đã được hơn 12 năm nay, mỗi khi tết đến lòng cô cũng như bao thầy cô ở đây đều nặng trĩu. Cô Duyên cho biết, có năm quà tết chỉ 100 nghìn đồng, có những thời hiệu trưởng tết đến mua cho nhân viên gói quà, kèm 1 chai rượu ngô, gói bánh, tổng cũng chỉ khoảng 100 nghìn.
(GDVN) - Bạo lực là sức mạnh được dùng với mục đích cưỡng ép, hay trấn áp. Vì vậy, cho dù được sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào, bạo lực đều có tính tiêu cực.
12 năm dạy học thì có duy nhất 1 năm cô Duyên được học sinh, phụ huynh tặng quà tết. Đó là tết năm trước khi lớp cô chủ nhiệm tặng quà tết cho cô là nải chuối, quả đu đủ nhà chồng được, đó là những món quà mà cô Duyên nhớ nhất.
Thầy Đỗ Việt Khoa, giáo viên Trường THPT Thường Tín, Hà Nội chia sẻ thêm về thưởng tết năm nay đối với cá nhân mình. Thầy Khoa cho biết, do chủ trương của TP. Hà Nội quy định tiếp tục giảm số học sinh trên lớp để chuẩn hóa, mặc dù số tiết dạy vẫn như cũ nhưng lượng học sinh giảm hơn. Do đó, đời sống của giáo viên cũng eo hẹp hơn, thưởng tết chắc chắn ít hơn.
“Nhiều người vin cớ vào quà tết để thế này, thế kia. Nhưng từ ngày tôi đi dạy học thì ngân sách nhà nước dù ít, nhiều cũng có động viên các thầy cô có chút quà tết, năm nào ít cũng được 200 nghìn. Nhưng với một người thầy sống mà phụ thuộc vào những đồng quà nhỏ bé như vậy là điều không nên, trong cuộc sống tôi cố gắng không phụ thuộc vào quà. Phải chấp nhận đã vào nghề giáo thì chúng ta cống hiến bằng niềm vui, bằng sự yêu nghề, chứ không phải vào để làm giàu. Ai muốn làm giàu xin mời ra ngoài” thầy Đỗ Việt Khoa nhấn mạnh.