Ấn Độ bắn thử tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-5 (ảnh tư liệu) |
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 1 tháng 2 dẫn báo chí nước ngoài cho biết, ngày 31 tháng 1, Ấn Độ đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5 lắp đầu đạn hạt nhân ở bãi bắn thử tổng hợp trên đảo Wheeler. Tên lửa này có tầm bắn trên 5.000 km, có thể lắp đầu đạn hạt nhân trên 1 tấn.
Theo tờ "Thời báo Hindustan" ngày 31 tháng 1, người đứng đầu bãi bắn thử tổng hợp này, ông Prasad cho biết, vào khoảng 8 giờ 6 phút, tên lửa này đã được bắn từ xe bắn cơ động tại bãi bắn số 4 của bãi bắn thử tổng hợp. Prasad cho biết, tên lửa này đã bắn thử thành công. "Tên lửa đã được bắn tự động một cách hoàn hảo, đợi sau khi chúng tôi có được tất cả số liệu từ radar và hệ thống mạng, kết quả chi tiết sẽ được biết".
Một người tận mắt chứng kiến nói: "Quả tên lửa được tạo hình đẹp này sau khi bắn ra khỏi bệ bắn vài giây, nó gào thét leo lên trên không trung dưới ánh nắng mặt trời, đồng thời xuyên thấu bầu trời trong vài giây, để lại một cột khó màu cam và màu trắng mỏng".
Trang mạng "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 30 tháng 1 dẫn tờ "New Indian Express" cho rằng, Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng - cơ quan khoa học công nghệ quốc phòng lớn nhất của Ấn Độ vào ngày 31 tháng 1 lần đầu tiên "bắn thử hộp kín" tên lửa Agni-5 ở bãi bắn thử tổng hợp trên đảo Wheeler.
Tên lửa đạn đạo Agni-4 của Ấn Độ, tầm bắn 4.000 km |
Theo bài báo, hơn 300 nhà khoa học đến từ các cơ quan chính phủ khác nhau hiện đang chuẩn bị cho cuộc thử nghiệm lần này. Bài báo viết: "Trong quá trình kiểm tra, tên lửa Agni-5 sẽ bắn từ một hộp kín trên xe phóng. Tên lửa mang theo tải trọng ảo sẽ do máy sinh khí đẩy ra hộp, sau đó quá trình phân tách các lớp thực tế sẽ khởi động".
Tên lửa Agni-5 là một loại tên lửa nhiên liệu rắn, cự ly bay 5.000 km, tải trọng 1.000 kg, là tên lửa có tầm bắn xa nhất của Ấn Độ. Nó thường được truyền thông địa phương gọi là loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên của Ấn Độ. Mặc dù nó cho thấy Ấn Độ đã nắm chắc tất cả công nghệ cần thiết về tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhưng nói một cách nghiêm túc, nó chỉ là một loại tên lửa đạn đạo tầm trung, bởi vì tầm bắn của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ít nhất phải đạt 5.500 km.
Khi lần đầu tiên thử nghiệm vào năm 2012, nó nhanh chóng được truyền thông Ấn Độ đặt tên là "sát thủ Trung Quốc", bởi vì nó là quả tên lửa đạn đạo đầu tiên của Ấn Độ có thể đưa phần lớn lãnh thổ của Trung Quốc trong đó có các đô thị lớn như Bắc Kinh vào phạm vi đe dọa hạt nhân. Trung Quốc sớm đã có năng lực dùng tên lửa hạt nhân vươn tới toàn bộ lãnh thổ Ấn Độ, vì vậy làm cho New Delhi ở vào thế yếu đáng kể.
Đây là lần thứ ba Ấn Độ tiến hành bắn thử tên lửa Agni-5, 2 lần trước là vào năm 2012 và năm 2013. Một tháng trước khi bắn thử lần thứ hai, T. Thomas - giám đốc chương trình tên lửa Agni-5 của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ cho biết, tên lửa Agni-5 sẽ còn tiến hành bắn thử 2 - 3 lần mới có thể trang bị cho Quân đội Ấn Độ.
Hình ảnh Ấn Độ bắn tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-4 ngày 19 tháng 9 năm 2012 (ảnh tư liệu minh họa) |
Nếu thử nghiệm thành công, khả năng trang bị tên lửa này của Quân đội Ấn Độ sẽ tăng lớn. Xét tới đây là một cuộc thử nghiệm hộp kín hoàn toàn, khả năng sẽ lớn hơn. Tờ "The Times of India" giải thích: "Khác với tên lửa về cơ bản cơ động trên đường sắt trước đây, tên lửa Agni-5 có thể rất dễ để ở trong hộp kín, đồng thời có thể vận chuyển nhanh chóng bằng xe bắn trên đường bộ.
Điều này sẽ giúp cho quân đội sử dụng nó một cách linh hoạt, lựa chọn bắn tên lửa từ chỗ nào". Bài báo còn cho rằng, tên lửa Agni-5 có hệ thống dẫn đường quán tính với "độ chính xác rất cao".
Một khi trang bị, Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ sẽ tiếp tục nghiên cứu phát triển khả năng lắp nhiều đầu đạn cho tên lửa Agni-5 trong tương lai. Điều này sẽ làm cho mỗi quả tên lửa được lắp 3 - 10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có thể ngắm chuẩn các mục tiêu khác nhau.