TQ khoe J-15 thành câu chuyện hài hước trên báo Nga

05/02/2015 10:40
Việt Dũng
(GDVN) - Trung Quốc dùng máy bay mới của họ để khoe tốt hơn máy bay cũ của Nga trở thành câu chuyện hài hước trên báo Nga; máy bay quan trọng hơn tàu sân bay.
Máy bay chiến đấu J-15S hai chỗ ngồi lắp dộng cơ Thái Hành bay thử (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay chiến đấu J-15S hai chỗ ngồi lắp dộng cơ Thái Hành bay thử (nguồn mạng sina TQ)

Mạng tài liệu quân sự Nga ngày 3 tháng 2 đưa tin, Trung Quốc năm 2011 đã công bố máy bay chiến đấu trên tàu mới J-15, điều kỳ lạ là nó rất giống máy bay chiến đấu Su-33 của Nga. Theo bài báo, mặc dù người Trung Quốc học rất nhanh, nhưng người Trung Quốc vẫn chưa học được một ưu điểm của máy bay chiến đấu Nga.

Bài báo cho rằng, các chuyên gia quân sự sẽ đặt sự chú ý vào máy bay chiến đấu trên tàu, chứ không phải là tàu sân bay mới. Các chuyên gia quân sự cho rằng, tàu sân bay Nga có phương thức cất cánh hoàn toàn khác với tàu sân bay của Mỹ, cho nên ngoại hình cũng có sự khác biệt rất lớn so với tàu sân bay Mỹ.

Tàu sân bay Liên Xô có phương thức cất cánh bình thường, tức là máy bay cất cánh từ đường băng, rồi trực tiếp tăng tốc, không cần bất cứ hệ thống đẩy nào. Sàn tàu có phần đầu kiểu nhảy cầu, có thể tung máy bay lên, đã bảo đảm tăng tốc bổ sung. Đương nhiên, máy bay chiến đấu phải có đặc điểm có thể hoàn thành thao tác phức tạp này. Thời kỳ Liên Xô đã chế tạo ra loại máy bay chiến đấu này, hiện nay cũng đang biên chế, đó là Su-33.

Trong khi đó, việc tiếp theo càng giống một câu chuyện trinh thám. Cuối thập niên 90, Trung Quốc yêu cầu Nga bán 50 chiếc Su-33 cho họ. Sau đó, lượng giao dịch dần dần giảm xuống 2 chiếc. Số lượng máy bay chiến đấu này không đủ để trang bị cho tàu sân bay, hoàn toàn không cần người thông minh cũng có thể biết được nguyên nhân Trung Quốc chỉ cần 2 chiếc máy bay chiến đấu.

Máy bay chiến đấu J-15S hai chỗ ngồi lắp dộng cơ Thái Hành bay thử (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay chiến đấu J-15S hai chỗ ngồi lắp dộng cơ Thái Hành bay thử (nguồn mạng sina TQ)

Bài viết cho rằng, Trung Quốc đã bị Nga từ chối, sau đó họ chuyển sau tìm mua của Ukraine và đã mua được một trong những nguyên mẫu của Su-33, đó là T-10K và một số tài liệu về máy bay chiến đấu. Giao dịch đã đạt được.

Đến nay, Trung Quốc so sánh J-15 với Su-33 và cho rằng J-15 hoàn hảo hơn nhiều. Chẳng hạn, so với Su-33, tốc độ bay của J-15 phải nhanh hơn 200 km mỗi giờ, có thể tấn công các mục tiêu mặt đất, đồng thời có thiết bị điện tử tiên tiến hơn. Nhưng, đây không phải là toàn bộ chân tướng.

Trước hết, Trung Quốc còn chưa học được làm thế nào để chế tạo được động cơ tốt. Bài viết dự đoán, tuổi thọ động cơ lắp trên J-15 tương đối ngắn. Cho nên, Trung Quốc buộc phải mua sắm lượng lớn động cơ từ Nga.

Thứ hai, Su-33 đã là máy bay cũ, dùng máy bay hiện đại tiến hành so sánh với nó là không công bằng. Chẳng hạn, 25 năm trước nó có thể trang bị thiết bị điện tử như thế nào? Cần tiến hành so sánh với máy bay chiến đấu trên tàu mới MiG-29K của Nga.

Về thông số kích thước, trọng lượng, MiG-29K và J-15 có sự khác biệt rất lớn: Trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay chiến đấu Trung Quốc lớn hơn 1,5 lần so với máy bay có thông số cùng loại của Nga. Đồng thời, MiG-29K có thiết bị điện tử hiện đại, tỷ lệ giữa lực đẩy và trọng lượng cao, có thể sử dụng vũ khí dẫn đường tấn công phía trước.

Máy bay chiến đấu J-15S hai chỗ ngồi lắp dộng cơ Thái Hành bay thử (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay chiến đấu J-15S hai chỗ ngồi lắp dộng cơ Thái Hành bay thử (nguồn mạng sina TQ)

Chuyên gia Kirill Ryabov cho rằng, như vậy, Trung Quốc lấy máy bay mới của họ để so sánh với máy bay cũ của Nga nhằm khoe khoang ưu thế, trên thực tế, Nga đã sở hữu các máy bay chiến đấu hiện đại.

Nói một cách thông thường, rõ ràng, máy bay chiến đấu của Nga trông khỏe khoắn hơn. Trung Quốc học rất nhanh, nhưng điểm này thì vẫn chưa học được. Tuy nhiên, họ có tiền, có thể biến tất các ý nghĩ điên khùng thành hiện thực.

Chi phí chế tạo tàu sân bay động cơ hạt nhân khoảng 4 - 6 tỷ USD. Chi phí bảo trì hàng tháng của tàu sân bay (trừ lương nhân viên) trên 10 triệu USD, Trung Quốc có thể chịu đựng được.

Trong toàn bộ "câu chuyện" này, điều mà tác giả quan tâm nhất vẫn là kế hoạch tàu sân bay của Trung Quốc. Dù sao có đủ số lượng cụm chiến đấu tàu sân bay đánh dấu một nước chuẩn bị tác chiến ở bờ biển của nước khác, chứ không phải là tác chiến ở cửa nhà mình.

Hiện nay, Mỹ có 11 tàu sân bay, 1 chiếc đang chế tạo. Anh có 1 tàu sân bay, 2 chiếc đang chế tạo. Italia có 2 tàu sân bay. Ấn Độ có 2 tàu sân bay, 1 chiếc đang chế tạo. Pháp và Trung Quốc mỗi nước có 1 tàu sân bay, 1 chiếc đang chế tạo. Tây Ban Nha, Nga, Brazil và Thái Lan chỉ sở hữu 1 tàu sân bay. Từ số lượng tàu sân bay đã sở hữu và đang chế tạo của các nước trên thế giới có thể thấy được, hiện nay, nước nào là quốc gia “quân phiệt chủ nghĩa”, và chuẩn bị tốt tác chiến ở bất cứ khu vực nào trên thế giới.

Máy bay chiến đấu J-15S hai chỗ ngồi lắp dộng cơ Thái Hành bay thử
Máy bay chiến đấu J-15S hai chỗ ngồi lắp dộng cơ Thái Hành bay thử
Việt Dũng