Công nghệ kỹ thuật mà Hoa Kỳ cung cấp cho Ấn Độ không chỉ giúp nước này thực hiện được chiến lược ngăn chặn Trung Quốc tiến sâu hơn vào Ấn Độ Dương mà còn giúp quân đội của Ấn Độ cũng như khu vực châu Á giảm lệ thuộc vào đối tác Nga như truyền thống.
Trước đây, Nga và nhà cung cấp vũ khí chủ yếu cho các nước như Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam kể từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Riêng với Ấn Độ, bất chấp thực tế là giữa nước và Trung Quốc đang tồn tại các mâu thuẫn, tranh chấp lãnh thổ, Nga vẫn tìm cách bán vũ khí, trang bị quân sự cho các nước này thông qua việc thiết lập các mối quan hệ cân bằng giữa Moscow với New Delhi và Bắc Kinh trong lúc thường trực phải đối đầu với phương Tây.
Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc cho biết, hôm 2/2/2015 vừa qua tại Bắc Kinh, một cuộc gặp gỡ giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Lavrov cùng hai người đồng cấp Trung Quốc, Ấn Độ là Thường Vạn Toàn và Sushma Swaraj đã được tổ chức nhằm củng cố mối quan hệ hợp tác giữa ba quốc gia lớn nhất lục địa Á, Âu.
Tuy nhiên, theo một tờ báo xuất bản ở Đài Loan, đối mặt với các mối đe dọa trực tiếp về chủ trương bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông và Ấn Độ Dương, Ấn Độ đã tính nước đi riêng cho mình.
Cụ thể, Ấn Độ đã trông cậy vào sự giúp đỡ của Mỹ để tiến hành xây dựng một chiếc tàu sân bay mới của nước này mang tên INS Vishal.
Theo nhận định của các chuyên gia quân sự, không giống như các tàu sân bay mà Ấn Độ hiện nay đang sử dụng, thiết kế của tàu sân bay INS Vishal mang những đặc điểm nổi bật, giống thiết kế của hàng không mẫu hạm Mỹ hơn là thiết kế tàu sân bay của Liên Xô trước đây và nay là Nga.
Tàu sân bay INS Vishal tương lai của Hải quân Ấn Độ có thiết kế với khu vực boong hình góc, tương tự với thiết kế của các hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ như USS Gerald R Ford và USS Nimitz.
Với sự giúp đỡ của Mỹ, Ấn Độ hy vọng sẽ trang bị được cho tàu sân bay INS Vishal của nước này hệ thống phóng máy bay sử dụng năng lượng điện từ trường thay vì dùng công nghệ phóng bằng máy phóng hơi nước kiểu Nga.
Với Ấn Độ, các hàng không mẫu hạm đóng vai trò hết sức quan trọng trong lực lượng hải quân. Theo nhận định của giới phân tích, sẽ rất khó để Ấn Độ nói không với Mỹ một khi Washington sẵn sàng giúp đỡ Ấn Độ tiếp cận và sở hữu công nghệ này.
Một khi Ấn Độ bắt đầu thiết kế tàu sân bay bằng công nghệ Mỹ thì chắc chắn họ cũng sẵn sàng mua các loại máy bay chiến đấu, trinh sát như D-35c và E-2D.
Báo chí TQ cho rằng tổng giá thành để đóng mới một tàu sân bay theo công nghệ Mỹ cùng dàn máy bay quân sự đi kèm có thể buộc Ấn Độ phải chi trả khoảng 10 tỷ USD.
Đáng chú ý, viễn cảnh có thể tưởng tượng được trong tương lai đó là khi tàu sân bay của Ấn Độ được hoàn thiện thì cũng là lúc các mối quan hệ hợp tác, trợ giúp quốc phòng với đối tác Nga sẽ không còn nữa.
Trước viễn cảnh không xa đó, Moscow đã có những bước đi đề phòng bằng các thiết lập và duy trì quan hệ đối tác với cả Ấn Độ và Trung Quốc.
Một quan chức cấp cao của Hải quân Trung Quốc nói rằng Ấn Độ nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định theo đuổi công nghệ Mỹ.
Ông này cho rằng Ấn Độ có truyền thống sử dụng vũ khí do Nga sản xuát. Một sự thay đổi chiến lược có lẽ sẽ phải trả giá đắt.