Ngoại trưởng Anh Philip Hammond |
Chuyên gia quân sự Ridzwan Rahmat viết trên tờ tuần báo Jane's Defence Weekly của Anh cho biết, tuyên bố hôm 30 tháng 1 vừa qua nhân chuyến thăm và làm việc tại Singapore, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cho biết các lực lượng vũ trang của London sẵn sàng hành động ở châu Á Thái Bình Dương (cụ thể là Biển Đông và Biển Hoa Đông) một khi lợi ích quốc gia và các đồng minh của Anh bị đặt vào tình thế rủi ro xuất phát từ các thách thức an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Philip Hammond trước đây từng nắm cương vị Bộ trưởng quốc phòng Vương Quốc Anh nói rằng ông đã mất can đảm với tiến độ hòa giải trên quan điểm lịch sử bất chấp thực tế rằng có một mối liên kết kinh tế đang ngày càng gia tăng ở châu Á - Thái Bình Dương.
Quan chức ngoại giao hàng đầu của Anh cho rằng nhìn vào điểm hình của Chiến tranh thế giới lần I dễ dàng có thể nhận thấy rằng liên kết về kinh tế không phải là yếu tố có thể đảm bảo hòa bình.
Hòa bình của một khu vực có thể bị đe dọa, xe bỏ bởi tính chất thù địch, cạnh tranh chiến lược.
"Nhiều người ở trong và ngoài khu vực châu Á đều đang chứng kiến hiện tượng căng thẳng chính trị, chủ nghĩa dân tộc đang dân cao ở Đông Á. Cho dù Vương Quốc Anh không thể hiện lập trường đối với các tranh chấp trên Biển Đông và Biển Hoa Đông thì London vẫn không thể chấp nhận việc hình thành trật tự khu vực dựa trên sức mạnh ở châu Á" - Ngoại trưởng Philip Hammond nói.
Ông Philip Hammond nhấn mạnh rằng các tranh chấp lãnh thổ của khu vực châu Á Thái Bình Dương phải được giải quyết dựa trên luật pháp quốc tế và London có lợi ích quan trọng ở khu vực này, nơi có Biển Đông - cổng lưu thông của các tuyến đường vận tải biển toàn cầu trị giá mỗi năm lên đến 4,52 ngàn tỷ USD.
Ngoại trưởng Anh khẳng định rằng Vương Quốc Anh sẽ vẫn duy trì cam kết với các thỏa thuận an ninh đa phương ở khu vực, cụ thể là hiệp ước Giàn xếp phòng thủ Năm Cường quốc được các nước gồm Australia, Malaysia, New Zealand và Singapore ký với nhau năm 1971.
Tổng thống Argentina Cristina Kirchner và lãnh đạo TQ trong cuộc gặp gỡ vào ngày 4/2/2015 |
"Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẵn sàng và có thể điều động binh lực hỗ trợ các đồng minh, bạn bè và đối tác của mình trong khu vực châu Á Thái Bình Dương".
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cũng đã nhắc đến việc Hải quân Hoàng gia Anh đã tham gia giúp Philippines giải quyết hậu quả do cơn siêu bão Hải Yến gây ra năm 2013 cũng như việc giúp Malaysia tìm kiếm chiếc máy bay MH370 bị mất tích.
Phản ứng lại các tuyên bố của Ngoại trưởng Anh Philip Hammond, Thời Báo Hoàn Cầu - tờ báo điện tử chuyên đưa tin, bình luận cổ xúy chủ nghĩa dân tộc, ủng hộ lập trường và đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc đã ngay lập tức gắn các tuyên bố của ông Philip Hammond, cho rằng chúng có mối liên hệ trực tiếp với những tuyên bố "lợi ích hàng hải" được quan chức ngoại giao London đã từng đưa ra khi Bắc Kinh và Buenos Aires ký với nhau một thỏa thuận cho phéo TQ bán tàu chiến, xe bọc théo và máy bay quân sự cho Argentina.
Hoàn Cầu Thời báo cho biết Trung Quốc sẽ còn hỗ trợ Argentina xây dựng hạm đội tàu hộ vệ lớp Malvinas - hành động có thể được London coi là khiêu khích, nguy hại chiến lược.