Máy bay chiến đấu Typhoon của Không quân hoàng gia Anh |
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 24 tháng 2 dẫn trang mạng "Daily Telegraph" Anh ngày 20 tháng 2 đăng bài viết "Không thể đảm đương: Vladimir Putin làm cho điểm yếu của ngành quốc phòng Anh bộc lộ" của tác giả Andrew Crichlow. Toàn bộ nội dung bài viết như sau:
Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh cho máy bay ném bom của ông trinh sát bờ biển của Anh, cách làm này có thể khiến mọi người nhớ lại thời kỳ đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, khi đó Không quân Đức là mối đe dọa lớn nhất của Anh.
Hành động mới nhất nhằm vào quốc phòng Anh xảy ra vào tuần này, 2 chiếc máy bay Nga có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân bị không quân hoàng gia đánh chặn. Điều gây lo ngại là, một số người chứng kiến cho biết họ nhìn thấy một số máy bay thực sự đã bay đến đất liền trước khi bị máy bay chiến đấu Typhoon cảnh cáo, bay trên vùng trời thung lũng yên bình ở Cornwall.
Trước hết chưa tính tới việc Nga phải chăng có thực sự đánh phá khu vực phòng không của Anh hay không, nhìn thấy máy bay ném bom nước ngoài bay trên khu vực có khoảng cách gần lãnh thổ Anh như vậy là một lời nhắc nhở đáng sợ, cho thấy quốc gia này yếu ớt thế nào khi đối mặt với cuộc tập kích từ trên biển và trên không của nước ngoài.
Nếu một chiếc máy bay ném bom của Putin thật sự có thể xâm nhập không phận thiêng liêng của Anh, thì điều này sẽ đặt ra hoài nghi đáng để suy nghĩ sâu xa đối với năng lực bảo vệ quốc gia của Anh.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Vanguard Anh |
Sau khi cắt giảm và đánh giá chi tiêu quốc phòng mấy chục năm, lực lượng vũ trang Anh đã không thể gây trở ngại hoàn toàn cho lực lượng quân sự của ông Putin. Điện Kremlin sở hữu gần 1 triệu quân thường trực, có năng lực điều vài nghìn xe tăng và máy bay chiến đấu tham gia bất cứ cuộc chiến nào.
Binh sĩ lực lượng tác chiến hiện nay của Lục quân Anh còn chưa nhiều như nhân viên của công ty Sainsbury, sau khi chiếc tàu sân bay lớp Queen Elizabeth mới nhất đầu tiên đi vào hoạt động trong năm 2020, Hải quân hoàng gia sẽ có khả năng để máy bay chiến đấu cất cánh từ trên biển để đối phó mối đe dọa từ bên ngoài.
Nhưng năng lực bảo vệ tự thân của Anh tồn tại một điểm yếu lớn hơn.
Mặc dù trong báo cáo ngân sách tháng 3 cuối cùng trước bầu cử của Bộ trưởng Tài chính George Osborne có tính linh hoạt về tài chính, có thể tăng chi tiêu quốc phòng để ứng phó với hành động đe dọa của Nga, Anh cũng không có khả năng sản xuất trang bị thông thường để ứng phó với một cuộc chiến tranh châu Âu "khó mà tưởng tượng".
Công ty hàng không vũ trụ Anh (BAE Systems) là doanh nghiệp quốc phòng còn lại của Anh có năng lực tự thiết kế và chế tạo nhiều loại trang bị quân sự từ tàu ngầm đến máy bay chiến đấu Typhoon. Nhưng, mặc dù là doanh nghiệp chế tạo lớn nhất của Anh, đến nay họ cũng thiếu rất nhiều về năng lực sản xuất một số vũ khí, điều này sẽ làm cho lực lượng vũ trang của Anh lệ thuộc vào nhà cung ứng nước ngoài trong vài năm.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth Anh hạ thủy ngày 4 tháng 7 năm 2014 |
Một nhà máy cuối cùng của Anh có năng lực chế tạo xe tăng chiến đấu - chẳng hạn xe tăng Challenger-2 đang biên chế trong Lục quân - đã đóng cửa năm 2012. Khi đó, Công ty hệ thống hàng không vũ trụ Anh cho biết, nhà máy Vickers nằm ở Newcastle này buộc phải đóng cửa do đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng không đủ.
Lịch sử cho thấy, an ninh của Anh cuối cùng tùy thuộc vào năng lực bảo vệ tự thân. Nhìn vào cấp độ ngành quốc phòng, Anh hiện nay đã mất đi năng lực này.
Lấy tình hình "mất mặt" trên phương diện trang bị 2 tàu sân bay lớp Queen Elizabeth của Anh làm ví dụ. Máy bay chiến đấu F-35 do công ty Lockheed Martin Mỹ thiết kế, vấn đề này sẽ có nghĩa là, những tàu sân bay này sẽ có ít nhất thời gian 3 năm đưa vào sử dụng trong tình hình chưa trang bị vũ khí chủ yếu của nó.
Đối mặt với "gấu" Nga, cả lực lượng vũ trang và ngành quốc phòng của Anh đều không thể đối phó.