Ấn Độ có tham chiến khi chiến tranh Trung-Mỹ xảy ra?

04/03/2015 08:06
Việt Dũng
(GDVN) - Hiện nay, TQ đã muốn làm thay đổi nguyên tắc và khuôn khổ của ngoại giao khu vực, thách thức vị thế của Mỹ và trật tự khu vực, có thể sẵn sàng khai chiến.
Mỹ-Ấn tăng cường quan hệ
Mỹ-Ấn tăng cường quan hệ

Mạng "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 17 tháng 2 đăng bài viết "Nếu Trung-Mỹ khai chiến, Ấn Độ có tham chiến hay không?" của giáo sư nghiên cứu chiến lược Hugh White, Đại học quốc lập Australia. Để cung cấp thêm các thông tin, phân tích tham khảo, xin đăng tải lại toàn bộ nội dung bài viết như sau:

Shoshenq Josh (nhà nghiên cứu cao cấp Viện nghiên cứu Quân đội hoàng gia London, Anh) đã luận chứng đầy đủ tầm quan trọng của chuyến thăm Ấn Độ gần đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Quan điểm của ông trái ngược với tôi, tôi cho rằng, ý nghĩa liên minh Mỹ-Ấn còn lâu mới lớn như nhìn ở bề ngoài.

Quan điểm của tôi là, mục tiêu chiến lược tiềm tàng của hai bên vẫn có khoảng cách khá xa, không thể kết thành liên minh chiến lược thực sự. Shoshenq Josh nói, tôi xác định mục tiêu quá cao. Ông nói, coi như không hoàn toàn đồng tình với một mục tiêu - Mỹ duy trì địa vị hàng đầu ở châu Á, Ấn Độ cũng có thể áp dụng một loạt bước đi khác, từ liên minh với Mỹ đến tăng cường đồng thuận ngoại giao phản đối Trung Quốc, những điều này cùng phát huy tác dụng theo phương thức thông thường hơn, có thể chấp nhận hơn về chính trị, từ đó thúc đẩy vị thế quan trọng hàng đầu (của Mỹ).

Quan điểm này có lý, nhưng tôi không tán thành.

Bất đồng của chúng tôi có nguồn gốc ở chỗ chúng tôi dùng cách thức khác nhau để nhìn nhận tình hình của châu Á hiện nay. Tôi cho rằng, trật tự quốc tế của châu Á đối mặt với thách thức căn bản; trong khi đó quan điểm của Shoshenq Josh cho thấy, ông ấy cho rằng trật tự này về cơ bản còn nguyên vẹn.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm bang Arunachal gây tức giận cho Trung Quốc
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm bang Arunachal gây tức giận cho Trung Quốc

Nếu Shoshenq Josh đúng, chúng ta có thể yên tâm trông đợi tranh chấp giữa hai nước lớn của khu vực này có thể được giải quyết ngoại giao trong tình hình duy trì hiện trạng. Nói cách khác, tất cả bình thường. Nếu là như vậy, quan hệ đồng minh rủi ro thấp được Shoshenq Josh trình bày có lẽ thực sự có ý nghĩa rất lớn. Sự kín tiếng và sự ủng hộ ngoại giao rủi ro thấp mà Ấn Độ có thể dành cho Mỹ sẽ đủ để giúp Mỹ duy trì vị thế quan trọng hàng đầu, bởi vì vị thế như vậy sẽ không đối mặt với bất cứ thách thức quan trọng nào.

Nhưng, tình hình châu Á hiện nay hoàn toàn không phải "tất cả bình thường".

Trật tự khu vực lấy vị thế quan trọng hàng đầu của Mỹ làm cơ sở đối mặt với thách thức trực tiếp, căn bản từ Trung Quốc. Trung Quốc muốn làm thay đổi nguyên tắc và khuôn khổ của ngoại giao khu vực. Vì vậy, chúng ta không thể cho rằng vấn đề nảy sinh từ việc Trung Quốc thách thức có thể được giải quyết thông qua ngoại giao bình thường. Trung Quốc có ý đồ thông qua làm thay đổi trật tự khu vực để làm thay đổi phương thức vận hành ngoại giao châu Á.

Điều này có ảnh hưởng to lớn. Trật tự chủ yếu của bất cứ hệ thống quốc tế nào đều cuối cùng tùy thuộc vào các cường quốc chủ yếu trong hệ thống này chuẩn bị dựa vào nguyên nhân gì để khai chiến với nhau. Điều này đã thay đổi, trật tự cũng thay đổi theo. Quốc gia mới trỗi dậy thông qua thể hiện mình sẵn sàng khai chiến vì những vấn đề trước đây họ chưa khai chiến, từ đó thách thức trật tự hiện có.

Tàu hộ vệ Shivalik Hải quân Ấn Độ thăm cảng Hải Phòng, Việt Nam ngày 5 tháng 8 năm 2014
Tàu hộ vệ Shivalik Hải quân Ấn Độ thăm cảng Hải Phòng, Việt Nam ngày 5 tháng 8 năm 2014

Năm 1972, Trung Quốc nhận định họ không sẵn sàng liều với rủi ro khai chiến với Mỹ (ngoài vấn đề Đài Loan), việc này đã làm thay đổi trật tự châu Á. Hiện nay, Trung Quốc cho thấy họ đã muốn làm thay đổi trật tự khu vực. Bắc Kinh thông qua phá hoại độ tin cậy trong liên minh của Washington để thể hiện họ sẵn sàng chịu rủi ro chiến tranh để phá hoại vị thế của Mỹ ở châu Á.

Liên minh mới giữa Ấn Độ và Mỹ chỉ ở trong một điều kiện mới thực sự có ý nghĩa: Nếu vị thế quan trọng hàng đầu của Mỹ đối mặt với nguy hiểm, Ấn Độ thực sự sẵn sàng ủng hộ Mỹ về quân sự và phản đối Trung Quốc. Vào thời điểm này, sự ủng hộ ngoại giao thông thường, có thể chấp nhận về chính trị là không đủ.

Vì vậy, thách thức liên minh Mỹ-Ấn rất đơn giản: Có ai cho rằng Ấn Độ sẽ xuất quân giúp Mỹ bảo vệ chủ trương của Nhật Bản đối với đảo Senkaku, hoặc chủ trương của Philippines đối với Biển Đông? Nếu như không ai cho như vậy, sự ủng hộ của Ấn Độ làm thế nào để giúp Mỹ ngăn chặn Trung Quốc thách thức vị thế quan trọng hàng đầu của Mỹ trong những vấn đề điểm nóng này?

Cho nên, ông Obama tìm kiếm sự ủng hộ của Ấn Độ, điều này không có lợi cho tăng cường vị thế của Mỹ, trái lại thể hiện điểm yếu của Mỹ. Vấn đề sâu xa hơn là, liên minh với các nước như Ấn Độ để chống lại Trung Quốc, coi là hữu dụng, cũng không có lợi cho Mỹ và quốc gia "vừa là đối tác quan trọng nhất vừa là đối thủ lớn nhất" này xây dựng quan hệ ổn định, bền vững.

Quân đội Mỹ-Ấn trong cuộc tập trận Malabar (ảnh tư liệu)
Quân đội Mỹ-Ấn trong cuộc tập trận Malabar (ảnh tư liệu)
Việt Dũng