Trung Quốc bán máy bay vận tải Y-12 4 chiếc cho Nga, 20 chiếc cho Mỹ
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 7 tháng 3 đưa tin, ngày 4 tháng 3, tại Cáp Nhĩ Tân, Công ty hàng không FLY Moscow và Công ty máy bay Cáp Nhĩ Tân - Công nghiệp hàng không Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận tiêu thụ 4 máy bay Y-12E.
Đây là tiến trình máy bay dòng Y-12 tiếp tục xâm nhập Nga, sau khi cùng Mỹ ký hợp đồng tiêu thụ chính thức, đánh dấu máy bay dòng Y-12 do Công ty máy bay Cáp Nhĩ Tân sản xuất tiếp tục có một bước đi trên con đường bán sang thị trường các nước phát triển.
Máy bay vận tải Y-12 Trung Quốc |
Tháng 11 năm 2014, tại Triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế Trung Quốc lần thứ 10, Công ty máy bay Cáp Nhĩ Tân - Công nghiệp hàng không Trung Quốc và Công ty hàng không Wearnes Mỹ, Công ty hàng không FLY Nga đã lần lượt ký thỏa thuận mua sắm 20 chiếc và 4 chiếc máy bay Y-12, trở thành hợp đồng mang tính cột mốc lần đầu tiên xuất khẩu sang các nước phát triển của máy bay dân dụng do Trung Quốc tự sản xuất.
Đây là lần đầu tiên máy bay Y-12 bán cho các nước phát triển, đã mở ra lịch sử tiêu thụ máy bay dân dụng Trung Quốc. Việc ký kết đồng thời 2 thỏa thuận làm cho máy bay Y-12 trở thành điểm sáng tại Triển lãm hàng không Chu Hải khi đó, gây chú ý cho cộng đồng quốc tế.
Tháng 12 năm 2014, Công ty máy bay Cáp Nhĩ Tân - Công nghiệp hàng không Trung Quốc và phía Mỹ chính thức ký kết hợp đồng tiêu thụ lô 2 máy bay Y-12 đầu tiên, đánh dấu máy bay Y-12 được chính thức khởi động bước vào thị trường các nước phát triển. Hai bên tin tưởng vào triển vọng của máy bay Y-12 tại thị trường Bắc Mỹ, xác định 2 chiếc Y-12 bán cho Mỹ sẽ bàn giao vào cuối năm 2015, 16 chiếc Y-12 E và 2 chiếc Y-12F còn lại cũng sẽ lần lượt ký kết hợp đồng tiêu thụ.
Đồng thời, Công ty máy bay Cáp Nhĩ Tân cũng tích cực hợp tác với Công ty hàng không FLY Nga để máy bay Y-12 đến Nga biểu diễn. Việc ký kết thỏa thuận tiêu thụ này làm cho hai bên đạt được nhất trí về các vấn đề như Y-12 nhận được chứng nhận đạt yêu cầu của Cộng đồng các quốc gia độc lập, giá cả tiêu thụ máy bay, máy bay Y-12 có khả năng nhận được chứng nhận bay của Nga trong năm 2015. Sau khi nhận được giấy chứng nhận, hai bên sẽ ký kết hợp đồng tiêu thụ chính thức, tranh thủ để Y-12 xuất khẩu sang Nga trong năm 2015.
Máy bay Y-12 là loại máy bay đa năng hạng nhẹ đầu tiên được nghiên cứu chế tạo theo tiêu chuẩn Mỹ ở Trung Quốc, nó được Công ty máy bay Cáp Nhĩ Tân - Công nghiệp hàng không Trung Quốc phát triển từ thập niên 1980, nhằm xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Dòng máy bay này đã nhận được giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn và giấy phép sản xuất với tư cách là máy bay dân dụng đầu tiên của Trung Quốc do Tổng cục hàng không dân dụng Trung Quốc trao, đồng thời trước sau đã nhận được giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn của 10 quốc gia như FAA Mỹ và CAA Anh, là máy bay dân dụng duy nhất hiện nay của Trung Quốc nhận được "giấy thông hành" bước vào các nước phát triển như Anh, Mỹ.
Máy bay tuần tra Y-12 của Hải giám Trung Quốc |
Máy bay Y-12 được cho là sử dụng phù hợp với nhiều mục đích như chở khách và hàng hóa, làm mưa nhân tạo, hoạt động nông lâm, khảo sát địa chất, đo đạc hàng không, nhảy dù, cứu hộ hàng không, đồng thời còn có thể cải tạo thành máy bay tình báo điện tử, giám sát biển, du lịch đường không và chuyên cơ hành chính.
Bài báo cho biết, hơn 30 năm qua, máy bay Y-12 tổng cộng bay an toàn hơn 500.000 giờ bay, trên 650.000 lượt cất hạ cánh, tổng cộng tiêu thụ gần 200 chiếc, trong đó hơn 100 chiếc tiêu thụ ở thị trường quốc tế, khách hàng rải rác ở hơn 20 quốc gia và khu vực như Pakistan, Peru, Sri Lanka, là máy bay dân dụng có số lượng xuất khẩu nhiều nhất của Trung Quốc, là máy bay dân dụng duy nhất của Trung Quốc hình thành cụm máy bay trong lĩnh vực hàng không dân dụng thế giới.
Những nỗ lực nhiều năm của Công ty máy bay Cáp Nhĩ Tân về tự chủ phát triển, tiêu chuẩn quốc tế và chất lượng sản phẩm, làm cho máy bay dòng Y-12 có điều kiện cần thiết xâm nhập thành công thị trường các nước phát triển, đồng thời những năm gần đây đón thời kỳ phát triển "hoàng kim" mới. Xu thế tiêu thụ máy bay tăng lên hàng năm.
Máy bay JF-17 do Trung Quốc-Pakistan phát triển sẽ bán cho Bulgaria?
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 7 tháng 3 dẫn báo Anh cho biết, Pakistan sẽ bán cho Bulgaria máy bay chiến đấu JF-17 Thunder (Trung Quốc gọi là FC-1 Kiêu Long) do Công ty công nghiệp hàng không Pakistan và Tập đoàn công nghiệp máy bay Thành Đô, Trung Quốc sản xuất.
Trang mạng "Jane's Defense Weekly" Anh ngày 5 tháng 3 dẫn mạng tin tức Bulgaria cho hay, loại máy bay chiến đấu 1 chỗ ngồi, 1 động cơ này do Pakistan cung cấp sẽ cùng tranh thầu với nhiều loại máy bay chiến đấu phương Tây về hợp đồng quốc phòng của Bulgaria. Bulgaria đang cân nhắc thay đổi máy bay chiến đấu MiG-29 và máy bay cường kích Su-25 cũ kỹ của họ.
Máy bay chiến đấu JF-17 Thunder Không quân Pakistan |
Bài báo không tiết lộ thông tin liên quan đến chi phí hoặc thời gian giao hàng. Chính phủ Bulgaria từng cho biết, sẽ lựa chọn mua sắm máy bay chiến đấu phương Tây mới hoặc cũ, hoặc là mua sắm phiên bản nâng cấp của máy bay chiến đấu MiG-29. Chi phí mua sắm máy bay chiến đấu "mới" dự tính sẽ khoảng 282 triệu USD, nhưng nếu dùng để mua máy bay chiến đấu mới như máy bay chiến đấu F-16 Block52 của Công ty Lockheed Martin, hầu như chắc chắn là không đủ.
Những nhà tranh thầu máy bay chiến đấu cũ gồm có máy bay chiến đấu F-16 Block25 của Lực lượng không quân vệ binh quốc gia Mỹ, máy bay chiến đấu nâng cấp F-16 của Bỉ, máy bay chiến đấu Typhoon phiên bản ban đầu của Không quân Italia cùng với máy bay chiến đấu Saab của Thuỵ Điển.
Máy bay chiến đấu JF-17 Thunder do Trung Quốc và Pakistan hợp tác nghiên cứu phát triển, năm 2004 cho bay thử lần đầu tiên. Dựa vào thiết kế của Nga, động cơ phản lực cánh quạt Klimov RD-93 do Trung Quốc chế tạo, tốc độ cao nhất của nó có thể đạt 1,6 Mach.
J-10 sẽ có cơ hội xuất khẩu do quan hệ Nga-Pakistan cải thiện?
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 7 tháng 3 dẫn tờ nguyệt san "Kanwa Defense Review" Canada tháng 3 đăng bài viết "Quan hệ tứ giác Nga-Ấn Độ-Pakistan-Trung Quốc và xuất khẩu của J-10" cho rằng, quan hệ Nga-Pakistan xuất hiện sự biến động địa-chính trị quan trọng trong lịch sử Nam Á, về lâu dài, sẽ thúc đẩy trang bị Nga tiếp tục tiến vào Pakistan.
Theo bài viết, ngoài động cơ sẽ không còn trở ngại chính trị, vấn đề khả năng xuất khẩu máy bay chiến đấu J-10 cho Pakistan có khả năng trở nên rõ ràng hơn so với trước đây.
Mọi người đều biết, J-10A/B dùng thử động cơ AL-31FN, quan chức cao cấp của công nghiệp quốc phòng Nga nhiều lần công khai tuyên bố, nước thứ ba xuất khẩu AL-31FN cần được Nga cho phép. Pakistan là quốc gia nghiên cứu J-10 sớm nhất, ngay từ năm 2006 đã cho biết đang nghiên cứu khả năng nhập khẩu FC-20 (phiên bản xuất khẩu của J-10), đàm phán đã tiến hành một thời gian. Nguồn tin từ Không quân Pakistan cho biết, khi đó Không quân Pakistan cần 36 chiếc FC-20.
Máy bay chiến đấu J-10 Không quân Trung Quốc |
Năm 2006, J-10 hoàn toàn không được cho phép xuất khẩu hoàn toàn. Tại sao Pakistan có thể nhận được quyền xuất khẩu FC-20 riêng? Bài viết suy đoán, điều này rất có khả năng là trong quá trình nghiên cứu chế tạo J-10, ngoài sự trợ giúp công nghệ LAVI của Israel, Pakistan để cho người Trung Quốc tham quan, tìm hiểu công nghệ và kết cấu của F-16, vì vậy đã đóng góp cho sự phát triển của J-10.
Nghiên cứu nguyên nhân FC-20 chưa xuất khẩu, tồn tại các khả năng dưới đây: Thứ nhất, Pakistan thiếu vốn nghiêm trọng, nhất là sau khi mua F-16 Block52 và máy bay cảnh báo sớm Saab-2000, ngay cả phi đội JF-17 thứ ba đến nay còn chưa thay thế. Thứ hai, những hạn chế về động cơ. Trong thời điểm động cơ WS-10A còn chưa hoàn thiện, muốn xuất khẩu J-10, vấn đề giấy phép của động cơ AL-31FN xuất hiện.
Thứ ba, sản lượng của Công ty máy bay Thành Đô không thể theo kịp tiến độ, J-10A/B sản xuất hiện nay chỉ có thể đáp ứng nhu cầu của Không quân Trung Quốc. Bình quân hàng năm thực hiện theo tốc độ sản xuất 1 trung đoàn 28 chiếc, đến nay đã trang bị 9 trung đoàn, trong khi đó Không quân và Hải quân Trung Quốc còn đang đợi trang bị lượng lớn.
Đến nay, Nga-Pakistan đã ký thỏa thuận hợp tác quân sự, Moscow dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vũ khí đối với Pakistan, vấn đề thứ hai hầu như không còn tồn tại.
Trong tình hình nào, Nga sẽ trang bị động cơ của họ cho máy bay chiến đấu xuất khẩu Trung Quốc? Bài viết dẫn lời quan chức cấp cao giới công nghiệp quốc phòng Nga cho rằng, chỉ có trên cơ sở xuất khẩu máy bay chiến đấu không bị ảnh hưởng, không tác động đến thị trường máy bay chiến đấu của Nga, thì Nga mới cho phép Trung Quốc xuất khẩu RD-33 hoặc động cơ khác.
Căn cứ vào quan điểm này, trong tương lai không chỉ ở thị trường Pakistan, mà còn ở thị trường các nước khác, nếu không quân nước này chỉ xác định lựa chọn máy bay chiến đấu Trung Quốc như J-10, thì Nga có khả năng xem xét phát giấy thông hành cho xuất khẩu AL-31FN tới nước thứ ba. Ở đây phải tính tới sự cải thiện to lớn của quan hệ chính trị Nga-Trung sau cuộc khủng hoảng Ukraine, vì vậy, trở ngại chính trị xuất khẩu J-10 trang bị AL-31FN đã nhỏ hơn rất nhiều so với bất cứ lúc nào.
Theo bài viết, từ Triển lãm hàng không Chu Hải năm 2014 có thể nhìn thấy, việc xuất khẩu J-10 đã tiến thêm một bước. Trung Quốc đã công bố kích thước của J-10A. Kích thước của J-10 lần đầu tiên công bố có nghĩa là Trung Quốc đã tiết lộ nhiều thông tin hơn về J-10 cho thị trường quốc tế. Dự kiến ban đầu của nhà thiết kế Trung Quốc là chính xác, máy bay chiến đấu đang hướng tới cỡ to. Nhưng, công nghệ vật liệu của J-10 tương đối lạc hậu.
Máy bay chiến đấu J-10 Không quân Trung Quốc |
Tại Triển lãm hàng không Chu Hải năm 2014 cũng có thể chú ý đến J-10 đã thể hiện khả năng treo bên ngoài. Đây cũng là lần đầu tiên phô diễn. Trong giai đoạn hiện nay, vũ khí treo bên ngoài của JF-17 phong phú hơn J-10A. Nhưng, J-10A là máy bay chiến đấu cỡ lớn hơn so với JF-17, nếu có nhu cầu, vũ khí của hai loại máy bay này có thể tương thích, có thể đổi cho nhau.
Nhìn vào nhu cầu máy bay chiến đấu trong tương lai của Không quân Pakistan, trước hết nhìn vào JF-17, tốc độ sản xuất của nó rất chậm chạp, 7 năm sản xuất 50 chiếc, bình quân mỗi năm chỉ sản xuất khoảng 7 chiếc. Nguyên nhân sản xuất với tốc độ như vậy chủ yếu là do ngân sách tập trung vào mua sắm, nâng cấp, đổi mới máy bay F-16.
Còn về máy bay Mirage III/5 khác, bất kể cải tiến nào thêm cũng là loại máy bay lạc hậu, cho nên, Không quân Pakistan thực sự còn cần tới số lượng đáng kể máy bay chiến đấu tiên tiến. Bởi vì, về số lượng, F-17 (76 chiếc) cộng với JF-17 (50 chiếc) tổng cộng chỉ có 126 máy bay chiến đấu tương đối tiên tiến, dựa vào nhu cầu tác chiến của Pakistan, số lượng này còn lâu mới đủ. Điều này đã cung cấp không gian cho máy bay chiến đấu J-10 thậm chí máy bay chiến đấu Nga xâm nhập Pakistan trong 30 năm tới.
Khả năng Argentina mua máy bay chiến đấu Trung Quốc
Cũng liên quan đến máy bay chiến đấu J-10, tờ “Jane's Defense Weekly” Anh tháng 2 đưa tin, Tổng thống Argentina Chiristina Kirchner gần đây (từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 2 năm 2015) đã thăm Bắc Kinh, đã cùng Trung Quốc ký kết thỏa thuận hợp tác quân sự cả gói, bao gồm Công ty công nghiệp Phương Bắc Trung Quốc xuất khẩu xe chiến đấu bộ binh bánh lốp VN-1 cho Argentina, Công nghiệp tàu thủy Trung Quốc chế tạo cho Argentina các tàu hộ vệ hạng nhẹ P18 (Argentina gọi là lớp Malvinas), tàu tuần tra, tàu phá băng, tàu kéo và tàu bệnh viện.
Đáng chú ý, hạt nhân của thỏa thuận là Argentina nhập khẩu máy bay chiến đấu mới từ Trung Quốc. Argentina đưa ra 2 yêu cầu: Một là phải tham gia quá trình nâng cấp công nghệ của máy bay. Hai là yêu cầu Trung Quốc bảo đảm tính liên tục của cung ứng linh kiện, đồng thời xây dựng hệ thống bảo trì kỹ thuật.
Tên lửa không đối không PL-12 lắp trên máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc |
Theo bài báo, hai nước Trung Quốc-Pakistan đã thành lập “Tiểu ban công tác máy bay chiến đấu”, đàm phán Không quân Argentina nhập khẩu một loại máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc, số lượng là 14 chiếc.
Theo bài báo, phương án lựa chọn có 2 loại, một là máy bay chiến đấu FC-1 Kiêu Long (JF-17 Thunder, do Trung Quốc và Pakistan hợp tác phát triển), hai là máy bay chiến đấu J-10, loại máy bay chiến đấu chủ lực hiện có của Không quân Trung Quốc. Bất kể loại phương án nào, máy bay chiến đấu do Trung Quốc sản xuất sẽ gia nhập Không quân Argentina.
Theo bài báo, để đổi mới trang bị không quân, Argentina đã đi khắp nơi để tìm kiếm. Argentina từng cân nhắc thông qua Brazil mua sắm máy bay chiến đấu JAS-39 Gripen của Thụy Điển. Nhưng, máy bay này có 30% bộ kiện do Anh sản xuất, sức ép của London làm cho giao dịch này bị đẻ non. Sau đó, Argentina còn tìm cách mua máy bay mới của các nước như Pháp, Israel, nhưng đều thất bại do Anh can thiệp. Thậm chí, ý định mua “phế phẩm” máy bay chiến đấu Mirage F-1 của Không quân Tây Ban Nha cũng không đạt được.
Trước đó, Nga từng đề nghị Argentina mua máy bay chiến đấu ném bom Su-24, nhưng Bộ Quốc phòng Anh cho rằng loại máy bay này không thể ảnh hưởng tới thế phòng thủ của Anh ở đảo Malvinas. Hiện nay, Anh triển khai 8 máy bay chiến đấu thế hệ 4+ Typhoon ở đảo Malvinas, máy bay Su-24 sản xuất từ đầu thập niên 1970 đến khả năng chống đỡ cũng không có.
“Nhưng, nếu J-10 gia nhập Không quân Argentina thì tình hình sẽ hoàn toàn khác” – Báo cáo đánh giá của Bộ Quốc phòng Anh viết.
Ngay từ tháng 6 năm 2013, nguồn tin từ nhà máy chế tạo máy bay Argentina đã cho biết, Trung Quốc và Argentina có kế hoạch sản xuất FC-1, hơn nữa đàm phán đã tiến hành 2 năm. Nhưng, đàm phán này hầu như nhanh chóng kết thúc, Argentina sau đó đã tân trang máy bay chiến đấu Kfir hiện có.
Bài báo cho rằng, người Argentina bày tỏ quan tâm tới máy bay chiến đấu Kiêu Long do Trung Quốc và Pakistan sản xuất, sớm nhất là tại Triển lãm hàng không Paris năm 2013. Đại diện Argentina cho rằng, Kiêu Long trang bị tên lửa chống hạm siêu âm CM-400AKG, tốc độ tối đa có thể gấp 4 lần tốc độ âm thanh, tầm bắn 250 km, Kiêu Long lắp được loại vũ khí này, có thể bắn trúng tàu sân bay Anh trong tranh chấp đảo với Anh.
Báo Mỹ tiết lộ, Trung Quốc đồng ý có thể xây dựng dây chuyền sản xuất Kiêu Long ở Argentina. Trong khi đó, theo báo Anh, máy bay chiến đấu J-10 có thiết kế cánh mũi mang “phong cách châu Âu”, tương tự Gripen Thụy Điển, Rafale Pháp và Typhoon. Máy bay này có tốc độ cao nhất gấp 1,8 lần tốc độ âm thanh, lượng tải đạn 6,6 tấn, có 11 điểm treo, có thể lựa chọn sử dụng các loại tên lửa không đối không, tên lửa chống hạm, tên lửa chống bức xạ và bom dẫn đường laser tiên tiến.
Máy bay chiến đấu FC-1 Kiêu Long (JF-17 Thunder) do Trung Quốc-Pakistan hợp tác sản xuất |
Theo các nhà quan sát quân sự, do kinh tế khó khăn, Argentina sẽ không thể mua máy bay chiến đấu J-10, trước đây Pháp từng giữ lại tàu huấn luyện cánh buồm của Argentina để đòi nợ. Tuy nhiên, truyền thông Nga cho rằng, những năm gần đây, Argentina xuất khẩu rất nhiều sản phẩm phụ nông nghiệp tới Trung Quốc như đậu tương, thịt bò, dùng hình thức hàng đổi hàng để mua máy bay chiến đấu và công nghệ khác của Trung Quốc là điều có thể.
Ngoài ra, bài báo cho biết, những năm gần đây, hợp tác trang bị kỹ thuật giữa Trung Quốc và Argentina từng bước chặt chẽ, trong đó có máy bay. Năm 2011, Trung Quốc và Công ty chế tạo máy bay Argentina hợp tác sản xuất máy bay trực thăng hạng nhẹ Z-11.