Hàn Quốc tái khẳng định không có ý định mua hệ thống THAAD Mỹ
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc dẫn hãng tin Yonhap Hàn Quốc ngày 9 tháng 3 đưa tin, tại cuộc họp báo thường lệ cùng ngày, về vấn đề Hàn Quốc triển khai hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối (hệ thống THAAD), người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Ming-seok tái khẳng định, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hoàn toàn không có kế hoạch mua tên lửa THAAD.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok |
Ông Kim Ming-seok nói, để đánh chặn tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc hiện nay đang xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa lấy tên lửa đánh chặn tầm thấp dùng để đánh chặn đoạn cuối (Terminal Phase) làm chính, Hàn Quốc có kế hoạch tự chủ nghiên cứu phát triển tên lửa đất đối không tầm xa (L-SAM) và tên lửa đất đối không tầm trung (M-SAM), xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của mình trong tương lai.
Ông Kim Ming-seok còn cho biết, Chính phủ Mỹ hoàn toàn không đưa ra quyết định triển khai hệ thống THAAD ở bán đảo Triều Tiên hoặc cho quân Mỹ đồn trú ở Hàn Quốc, cũng chưa đưa ra bất cứ đề nghị hỗ trợ nào với Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.
Còn về câu hỏi "Quân đội Mỹ đồn trú ở Hàn Quốc triển khai hệ thống THAAD phải chăng có lợi cho lợi ích quốc gia của Hàn Quốc", ông Kim Ming-seok trả lời cho rằng, đưa ra phán đoán vấn đề này phải sau khi Chính phủ Mỹ đưa ra quyết định có liên quan và đưa ra đề nghị với phía Hàn Quốc.
Theo tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 9 tháng 3, trước đó, đại biểu Quốc hội đảng cầm quyền Saenuri Hàn Quốc Yoo Seung-min cho biết, tại hội nghị toàn thể nghị sĩ chính sách tổ chức vào cuối tháng 3 năm nay sẽ bàn bạc vấn đề có nhập khẩu hệ thống THAAD hay không.
Hệ thống tên lửa phòng không THAAD |
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc dẫn hãng tin Yonhap Hàn Quốc ngày 8 tháng 3 còn cho biết, vụ tấn công Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc có thể trở thành cơ hội để Hàn-Mỹ tăng cường quan hệ đồng minh. Ngày 8 tháng 3 tại bệnh viện, Đại sứ tại Hàn Quốc Lippert đã hội kiến với đại diện đảng cầm quyền và đảng đối lập lớn nhất Hàn Quốc, đồng thời cho biết hy vọng sẽ biến việc này “chuyển nguy cơ thành cơ hội”, tiếp tục “thúc đẩy quan hệ Hàn-Mỹ”.
Đài truyền hình SBS Hàn Quốc ngày 8 tháng 3 cho hay, lãnh đạo đảng cầm quyền Hàn Quốc cùng ngày liên tục bày tỏ ủng hộ Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc. Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội Hàn Quốc, nghị sĩ đảng cầm quyền Na Kyung-won và chủ tịch Ủy ban chính sách đảng cầm quyền đều cho rằng, THAAD triển khai ở Hàn Quốc “rất cần thiết”.
Theo tờ “Munhwa Ilbo” Hàn Quốc ngày 16 tháng 2, có cuộc thăm dò ý kiến dư luận cho thấy, có 63,7% người Hàn Quốc được hỏi tán thành triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD, số người phản đối chỉ có 29,7%. Trong khi đó, theo tờ “JoongAng Ilbo” Hàn Quốc ngày 24 tháng 2, thăm dò cho thấy, có 55,8% người được hỏi cho biết tán thành triển khai, 32,6%% phản đối.
Với 2 cuộc thăm dò dư luận trên cho thấy, phần lớn người dân Hàn Quốc công khai bày tỏ tán thành triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD.
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD Mỹ |
Theo tờ “Thanh niên Trung Quốc” ngày 7 tháng 3, nếu triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc sẽ gây thiệt hại cho lợi ích an ninh của Trung Quốc. Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Hàn Quốc lại trở thành nơi đan xen lợi ích giữa cường quốc lục địa và cường quốc biển. Hàn Quốc tiếp tục đối mặt với vấn đề ngoại giao nan giải mới.
Về chính sách ngoại giao của Hàn Quốc, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye ngày 12 tháng 1 tuyên bố: “Cùng với việc củng cố đồng minh Hàn-Mỹ, sẽ tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Hàn-Trung”. Đến nay, Hàn Quốc vẫn chưa chính thức bày tỏ từ chối triển khai hệ thống này. Có dư luận cho rằng, 3 nước Mỹ-Hàn-Trung đang chơi cờ quyết liệt xung quanh vấn đề triển khai THAAD. Về quân sự, an ninh, Hàn Quốc theo sát Mỹ; trong khi đó, về kinh tế, Hàn Quốc dựa sát vào Trung Quốc.
Gần đây, có tin cho biết, Mỹ-Hàn không những đang tiếp tục bàn bạc triển khai hệ thống THAAD ở Hàn Quốc, hơn nữa đã hoàn thành khảo sát địa chỉ triển khai ở Hàn Quốc. Một báo cáo của cơ quan nghiên cứu Canada cho rằng, quan hệ đồng minh quân sự Hàn-Mỹ đã có sự thay đổi về chất, Quân đội Hàn Quốc sẽ hỗ trợ cho chiếm lĩnh quân sự của Mỹ. Hàn Quốc ngày càng gắn chặt với “chiến xa” của Mỹ.
Theo báo “Hoàn Cầu” Trung Quốc, hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD là biện pháp cốt lõi của hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối Mỹ, độ cao đánh chặn đạt 40 - 150 km. Mỹ chủ trương cho rằng, độ cao đánh chặn của tên lửa đánh chặn Patriot PAC-2 Quân đội Hàn Quốc chỉ 20 km, vì vậy nếu Mỹ triển khai hệ thống THAAD ở Hàn Quốc, Hàn Quốc sẽ có thể đánh chặn có hiệu quả hơn tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên.
Nhưng, hai nước Trung Quốc và Nga bày tỏ phản đối và cho rằng, triển khai hệ thống THAAD ở Hàn Quốc có nghĩa là phạm vi bao trùm của hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu Mỹ tiếp tục mở rộng. Điều này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đối với tình hình chiến lược của khu vực Đông Bắc Á.
Tư lệnh Lục quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thượng tướng Vincent Brooks |
Mỹ cân nhắc triển khai THAAD ở Trung Đông
Tờ “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 7 tháng 3 còn cho biết, Mỹ đang cân nhắc triển khai hệ thống THAAD ở khu vực Trung Đông đối phó Iran. Bài báo dẫn lời Tư lệnh lục quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thượng tướng Vincent Brooks vừa cho biết: “Có quốc gia khu vực Trung Đông đang gấp rút nghiên cứu chế tạo tên lửa tầm xa, để ứng phó với các cuộc tập kích tiềm tàng, chúng tôi (Quân đội Mỹ) đang nghiên cứu triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở khu vực Trung Đông”.
Đài truyền hình Ả rập có trụ sở tại UAE cho rằng, phát biểu của tướng Vincent Brooks rõ ràng là nhằm vào Iran, bởi vì trước đó Quân đội Mỹ từng nhiều lần tuyên bố, tên lửa tầm xa do Iran nghiên cứu chế tạo có thể đánh tới Israel, thậm chí châu Âu.
Tướng Vincent Brooks đồng thời còn cho biết, xét tới chi phí của hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD rất cao, Quân đội Mỹ cũng có thể có sự lựa chọn khác, nhưng tình hình khu vực Trung Đông nghiêm trọng, cần triển khai gấp hệ thống phòng thủ tấn công địch, Quân đội Mỹ phải sớm đưa ra quyết định.
Theo bài báo, hệ thống THAAD được gọi là radar di động mặt đất có chức năng năng mạnh nhất thế giới, là hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa - cao mặt đất, độ cao đánh chặn vượt tầng khí quyển, tầm bắn tên lửa xa, có thể đạt 300 km, bán kính phòng thủ đạt 200 km.