Nhân tài và quản trị trong thế giới toàn cầu hóa

10/03/2015 09:05
LiuHong
(GDVN) - Các nhà lãnh đạo tương lai trong khu vực công sẽ cần một tầm nhìn toàn cầu nhằm giải quyết những thách thức trong hoạch định chính sách và quản trị.

Chính phủ và khu vực công trên toàn thế giới đang phải đối mặt với những thách thức chính trị, xã hội và kinh tế chưa từng có. Mặc dù những thách thức này có các biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào nền văn hóa và môi trường, một trong những cách hiệu quả nhất để giải quyết là thông qua một nền quản trị ưu việt, một mô hình yêu cầu việc tăng cường quyền hạn và năng lực của chính quyền, sự tham gia của các bên liên quan, và sự hợp tác trong quản lý hành chính và chính sách công.

Toàn cầu hóa thoạt đầu có vẻ xa rời công việc và cuộc sống của chúng ta, nhưng trên thực tế lại liên quan mật thiết đến tương lai và nền quản trị hiệu quả. Hiểu và cân nhắc về toàn cầu hóa là bước đầu tiên để hướng tới việc cải thiện thế giới thông qua một nền quản trị tốt hơn. Quản lý nhân tài cũng là một phần không thể thiếu của việc phát triển nguồn nhân lực ở cả nước công nghiệp và nước đang phát triển. Trong thời điểm mà toàn cầu hóa đang tăng tốc và nền kinh tế tri thức ra đời, quản lý nhân tài (bao gồm cả việc tuyển dụng, bồi dưỡng, đánh giá tài năng) quyết định khả năng cạnh tranh của một quốc gia.

Liu Hong là Giáo sư Tan Kah Kee trong lĩnh vực Nghiên cứu châu Á, là Chủ tịch của Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn và là Giám đốc Trung tâm Hành Chính Công tại Đại học Bách khoa Nanyang.
Liu Hong là Giáo sư Tan Kah Kee trong lĩnh vực Nghiên cứu châu Á, là Chủ tịch của Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn và là Giám đốc Trung tâm Hành Chính Công tại Đại học Bách khoa Nanyang.

Nghiên cứu của tôi sẽ tập trung vào toàn cầu hóa và tác động của toàn cầu hóa đến các chiến lược nhân tài quốc tế, đặc biệt là tại các nước châu Á. Nghiên cứu này cho thấy rằng không nước nào có thể thoát khỏi sự tác động của toàn cầu hóa đối với việc tiếp nhận cũng như lưu chuyển nhân tài.

Tác động của toàn cầu hóa lên các chiến lược quản lý nhân tài của chính phủ trong nước và quốc tế được thể hiện rõ ràng nhất có lẽ trong cả "cuộc chiến giành nhân tài" và vấn đề "chảy máu chất xám”. Với các nước như Singapore, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Hà Lan và Nhật Bản… tôi may mắn đã có ít nhất 2 năm với vai trò là một sinh viên, nhà nghiên cứu hay một giáo sư ở mỗi quốc gia kể trên, tất cả đều đang thử nghiệm các chiến lược nhân tài hiệu quả để đối mặt với những thách thức này, và đã đạt được các mức độ thành công khác nhau.

Để biết thêm thông tin về chương trình, xin hãy truy cập website www.mpa.ntu.edu.sg.

Chiến lược nhân tài không chỉ có ý nghĩa đối với nhân tài trong nước và quốc tế; mà còn ảnh hưởng đến các chính sách công hoạch định sự lưu chuyển nhân tài. Việc hiểu những chính sách và những cơ chế chính sách mà các nước sử dụng để chiêu mộ và bồi dưỡng nguồn nhân tài chất lượng cao, nhân tốcấu thành xương sống của nền kinh tế tri thức quốc tế, là điều thiết yếu.

Năm nay Singapore kỷ niệm sinh nhật lần thứ 50. Một phần không nhỏ trong sự thành công của Singapore là nhờ vào các chiến lược nhân tài phù hợp và linh hoạt mà nước này đã thực hiện trong những giai đoạn phát triển quan trọng. Singapore là một quốc đảo và một thành phố chủ yếu được xây dựng bởi nhân tài trong nước và quốc tế trong các ngành công nghiệp khác nhau.

Nghiên cứu của tồi về trường hợp của Singapore cho thấy rằng những người di cư mới từ Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong sự lưu chuyển và chuyển vị nhân tài. Chính phủ Singapore đã “khai thác” thành công nhóm người nhập cư này, những người sau đó đã biến đổi động lực của nền kinh tế và xã hội Singapore.

Để quản lý nhân tài trong thời đại toàn cầu hóa, các nhà lãnh đạo phải có kỹ năng phân tích phê phán và kĩ năng viết để đánh giá sự hình thành và hiệu quả của các chính sách nhân tài và tác động chính trị-xã hội rộng lớn hơn của chúng. Nếu không có một sự hiểu biết toàn diện về những nhu cầu cấp thiết trong nước và quốc tế, các nhà lãnh đạo sẽ khó có thểđưa ra những khuyến nghị đúng đắn về chính sách trong việc quản lý nhân tài.

Trang bị cho những thế hệ tiếp nối của các nhà lãnh đạo công một tầm nhìn toàn cầu để đáp ứng những thách thức mới trong hoạch định chính sách và quản trị công trong một thế giới không ngừng thay đổi, kết hợp lý thuyết và thực hành, nhấn mạnh vào chính sách và quản lý công là việc tất yếu. Các nhà lãnh đạo chuyên về nâng cao chất lượng quản trị trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay phải được trang bị những kiến thức và nghiên cứu vượt trội, và phải có sự tham gia rộng rãi và sâu sắc trong cộng đồng chính sách.

Ví dụ, Trung Quốc là một “gã khổng lồ” trên trường quốc tế, vậy nên sự hiểu biết về Trung Quốc và việc kêu gọi sự tham gia của nước này là điều thiết yếu để hướng đến một nền quản trị công tốt hơn.

Các nhà lãnh đạo tương lai trong lĩnh vực nhà nước, tư nhân và phi lợi nhuận được mong đợi sẽ đề cập đến những chính sách và vấn đề quản lí hành chính dưới một quan điểm toàn cầu mà trọng tâm là châu Á. Họ phải thực sự hiểu về toàn cầu hóa cũng như những hệ lụy của xu hướng này, và phải có khả năng đưa ra những khuyến nghị chính sách phù hợp. Việc các nhà lãnh đạo có chuẩn bị cho những thách thức và có hiểu đúng các khái niệm quan trọng trong toàn cầu hóa và tác động của nó đối với sự lưu chuyển và việc tuyển dụng nhân tài hay không sẽ phần lớn quyết định triển vọng lâu dài cho năng lực cạnh tranh của quốc gia.

LiuHong