Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT), đề thi được xây dựng trên cơ sở đáp ứng mục đích tổ chức thi.
Theo đó, nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Ông Trinh cũng cho biết, đề thi đặt ra yêu cầu ở 2 mức độ cơ bản và nâng cao, tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014.
Ảnh minh họa. VNE |
Trong đó, tỷ lệ điểm dành cho mức độ cơ bản chiếm khoảng 60% tổng số điểm và cho mức độ nâng cao chiếm khoảng 40% tổng số điểm để đảm bảo phân loại được trình độ của thí sinh.
Đề thi ra theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng cường các câu hỏi vận dụng kiến thức, giảm yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn. Đề thi các môn khoa học xã hội tiếp tục ra theo hướng mở.
Về hình thức, đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: phần đọc hiểu và phần làm văn; trong đó, tỷ lệ điểm dành cho phần đọc hiểu chiếm khoảng 30% tổng số điểm. Đề thi các môn Ngoại ngữ có 2 phần: phần viết và phần trắc nghiệm; trong đó, tỷ lệ điểm dành cho phần viết chiếm khoảng 20% tổng số điểm.
Cục trưởng Mai Văn Trinh cho rằng, để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh dự thi, thể theo nguyện vọng của đông đảo giáo viên, học sinh, Bộ GDĐT giới thiệu các đề thi minh họa, kèm theo đáp án trên Trang thông tin điện tử của Bộ GDĐT (tại địa chỉ http://moet.gov.vn) để giáo viên và học sinh tham khảo.
Các đề thi minh họa sẽ không được sử dụng làm đề thi chính thức của Kỳ thi, nhưng qua các đề thi này, học sinh sẽ hình dung được mức độ yêu cầu của đề thi chính thức để ôn tập, chuẩn bị tham gia Kỳ thi.
Đề thi minh họa môn Toán
Đề thi minh họa môn Vật lí
Đề thi minh họa môn Hóa học
Đề thi minh họa môn Sinh học
Đề thi minh họa môn Ngữ văn
Đề thi minh họa môn Lịch sử
Đề thi minh họa môn Địa lí
Đề thi minh họa môn tiếng Anh
Đề thi minh họa môn tiếng Nga
Đề thi minh họa môn tiếng Pháp
Đề thi minh họa môn tiếng Trung
Đề thi minh họa môn tiếng Đức
Đề thi minh họa môn tiếng Nhật