Mỹ cho máy bay F-18 hạ cánh ở Đài Loan với mục đích gì?

04/04/2015 08:46
Việt Dũng (nguồn Thời báo Hoàn Cầu TQ)
(GDVN) - Quân đội Mỹ buộc phải cho máy bay chiến đấu F-18 hạ cánh xuống căn cứ Đài Nam-Đài Loan, có quan điểm cho rằng muốn cảnh cáo Trung Quốc, do Mỹ thất bại về AIIB.
Ngày 1 tháng 4 năm 2015, 2 máy bay chiến đấu F-18 Mỹ buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống Đài Loan (nguồn mạng sina TQ)
Ngày 1 tháng 4 năm 2015, 2 máy bay chiến đấu F-18 Mỹ buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống Đài Loan (nguồn mạng sina TQ)

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 3 tháng 4 cho rằng, chiều ngày 1 tháng 4, hai máy bay chiến đấu F-18 Mỹ buộc phải hạ cánh xuống sân bay Đài Nam với thân phận "khách không mời mà đến". 

Cho dù Quân đội Đài Loan và Hiệp hội Mỹ tại Đài Loan đều công khai cho biết là "hạ cánh lập tức, mang tính dự phòng", nhưng dư luận hai bờ eo biển Đài Loan vẫn chú ý đến nguyên nhân và động cơ "buộc phải hạ cánh" này, thậm chí có không ít quan điểm cho rằng, đây là hành động cố ý của Mỹ, chứ không phải là sự cố.

Theo hãng tin CNA Đài Loan, 2 máy bay chiến đấu F-18 Mỹ vào ngày 1 tháng 4 đã buộc phải hạ cánh xuống căn cứ Đài Nam do có vấn đề máy móc, phía Mỹ điều chuyên gia theo máy bay vận tải C-130 mang khí tài tới để sửa chữa, vào 8 giờ 35 phút tối ngày 2 tháng 4 đã đến Đài Loan.

Quan chức Không quân Đài Loan cho biết, căn cứ không quân Đài Nam cung cấp hỗ trợ hậu cần, máy bay chiến đấu F-18 một khi sửa xong sẽ lập tức rời Đài Loan. Tuy nhiên, do động cơ một chiếc máy bay chiến đấu bị tổn hại nghiêm trọng, việc sửa chữa vào buổi tối gặp khó khăn, nhân viên Mỹ tối ngày 2 tháng 4 đã qua đêm ở Đài Loan.

Hãng tin ETTV Đài Loan dẫn lời quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ tiết lộ, 2 máy bay chiến đấu này thuộc phi đội VMFA-323 của Thủy quân lục chiến Mỹ đóng ở căn cứ không quân Kadena, Okinawa, Nhật Bản, đã buộc phải hạ cánh lập tức và mang tính dự phòng do vấn đề máy móc khi đang thực hiện nhiệm vụ bay thường lệ.

Ngày 1 tháng 4 năm 2015, 2 máy bay chiến đấu F-18 Mỹ buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống Đài Loan (nguồn mạng sina TQ)
Ngày 1 tháng 4 năm 2015, 2 máy bay chiến đấu F-18 Mỹ buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống Đài Loan (nguồn mạng sina TQ)

Theo bài báo, máy bay chiến đấu lựa chọn hạ cánh xuống Đài Nam là quyết định căn cứ vào địa điểm khi phát hiện linh kiện máy móc có vấn đề, phi công dựa vào trình tự chuẩn, hạ cánh ở địa điểm gần nhất và có khí hậu thích hợp; sau khi hoàn thành công tác sửa chữa cần thiết, 2 máy bay quân sự sẽ nhanh chóng rời khỏi Đài Loan.

Quan chức Quân đội Đài Loan tiết lộ, do muốn bảo mật về kết cấu và tính năng máy bay, Mỹ không cho phép nhân viên sửa chữa Đài Loan tiếp xúc với máy bay chiến đấu, vì vậy Đài Loan chỉ có thể "tạm thời bảo quản".

Mặc dù Đài Loan và Mỹ đều nhấn mạnh sự kiện này đơn thuần là ngoài ý muốn, nhưng dư luận Đài Loan lại cho rằng "không phải đơn giản như vậy". Theo mạng tin tức NOWnews, do máy bay quân sự Mỹ buộc phải hạ cánh đã hiếm gặp trong nhiều năm, đồng thời cũng xảy ra vào thời điểm có các sự kiện như Đài Loan và Trung Quốc trao đổi tuyến M503 và tham gia Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB), dẫn tới có quan điểm đoán rằng máy bay quân sự Mỹ "có thể không phải là buộc phải hạ cánh thực sự".

Có người nghi ngờ, sự kiện này bất ngờ xảy ra vào lúc này là vấn đề không đơn thuần. Máy bay chiến đấu Mỹ bay tới eo biển Đài Loan có thể là để Mỹ kiểm tra Đài Loan có khả năng tiến hành tiếp tế hỗ trợ cho Quân đội Mỹ trong thời chiến hay không, xem sân bay Đài Loan có dễ sử dụng hay không, xem cần tiến hành sửa chữa như thế nào.

Ngày 1 tháng 4 năm 2015, 2 máy bay chiến đấu F-18 Mỹ buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống Đài Loan (nguồn mạng sina TQ)
Ngày 1 tháng 4 năm 2015, 2 máy bay chiến đấu F-18 Mỹ buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống Đài Loan (nguồn mạng sina TQ)

Có dân mạng cho rằng, do "thất bại" trong ngăn chặn AIIB, Mỹ cố ý dùng thực lực quân sự để thể hiện thái độ, khẳng định Đài Loan do họ kiểm soát. Có dân mạng phỏng đoán, máy bay quân sự Mỹ có thể bị radar “nước nào đó” khóa lại, hạ cánh khẩn cấp để tránh bộc lộ thông số, cũng có thể có máy bay rơi vỡ trên tàu sân bay, làm cho các lượt máy bay khác buộc phải tìm địa điểm khác để hạ cánh.

Ủy viên Lập pháp Thái Hoàng Lang của Đảng Dân Tiến, Đài Loan cho rằng, sự kiện này cho thấy, "Hiệp ước bảo đảm an ninh Mỹ-Nhật" rõ ràng vẫn coi Đài Loan nằm trong phạm vi bảo đảm an ninh, cho nên máy bay quân sự Mỹ mới lựa chọn hạ cánh xuống Đài Loan, điều này thực sự có ý nghĩa quân sự quan trọng.

Đặc biệt, đối với quan hệ Đài-Mỹ, Thái Hoàng Lang còn tuyên bố, nếu "cố ý hạ cánh" thì càng tốt, cho rằng, Mỹ lấy lý do buộc phải hạ cánh xuống Đài Loan để thể hiện mối quan tâm tới quốc phòng-an ninh Đài Loan và quan hệ quân sự Đài-Mỹ. Nếu Mỹ cố ý cũng là muốn nói với Trung Quốc rằng, Đài Loan vẫn có quan hệ liên minh với Mỹ, "ý nghĩa mang tính thông điệp như vậy không tầm thường, Đài Loan cần nắm chắc cơ hội để tăng cường quan hệ Đài-Mỹ".

Tờ "Thời báo Washington" Mỹ dẫn lời chuyên gia quân sự Trung Quốc Phí Học Lễ thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế cho rằng, máy bay chiến đấu của Thủy quân lục chiến Mỹ thực sự có thể hạ cánh khẩn cấp ở sân bay đảo Shimojishima không gây tranh cãi lắm và cách Đài Loan khoảng 193 km (nằm ở hòn đảo giữa Okinawa và Đài Loan), cuối cùng lại lựa chọn hạ cánh ở Đài Loan, Lầu Năm Góc xem ra đã gửi thông điệp chính trị tới Bắc Kinh.

Ngày 1 tháng 4 năm 2015, 2 máy bay chiến đấu F-18 Mỹ buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống Đài Loan (nguồn mạng sina TQ)
Ngày 1 tháng 4 năm 2015, 2 máy bay chiến đấu F-18 Mỹ buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống Đài Loan (nguồn mạng sina TQ)

Phí Học Lễ nói thêm: "Điều này xem ra là ngoài ý muốn đơn thuần, nhưng có người hy vọng Bắc Kinh sẽ không phải không hiểu tính tượng trưng của sự kiện"; cứ gọi đây là ngoài ý muốn thì cũng có thể tiến hành nhắc nhở quân sự đối với Trung Quốc, "Mỹ và Đài Loan có thể nhanh chóng tiến hành hưởng ứng quân sự chủ yếu đối với các hành vi xâm lược của Trung Quốc".

Tuy nhiên, tờ "Thời báo Trung Quốc" Đài Loan dẫn lời quan chức Quân đội Đài Loan cho rằng, Quân đội Mỹ không cần thiết cố ý lấy lý do sự cố để hạ cánh xuống Đài Loan, về quân sự, ý nghĩa không lớn, bởi vì hai bờ thực sự "hữu sự" thì mối quan tâm của Quân đội Mỹ là có "hành lang an toàn" có thể bay, máy bay chiến đấu mới an toàn trên không, thực sự muốn hạ cánh thì trái lại không an toàn, cho nên, máy bay quân sự Mỹ không cần tìm cớ để cố ý hạ cánh xuống Đài Loan.

Ngoại trưởng Đài Loan Lâm Vĩnh Lạc ngày 2 tháng 4 cho rằng, 2 máy bay chiến đấu F-18 Quân đội Mỹ buộc phải hạ cánh xuống căn cứ Đài Nam, đơn thuần là do sự cố máy móc, không liên quan đến việc Đài Loan xin gia nhập Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB) do Trung Quốc chi phối.

Ủy viên Lập pháp của Quốc Dân Đảng là Lâm Úc Phương cho rằng, nếu Đài Loan đệ trình thư xin gia nhập AIIB, Quân đội Mỹ phải điều 2 máy bay quân sự cảnh cáo, vậy thì khi Anh gia nhập AIIB, Mỹ phải chăng điều nhiều máy bay quân sự hơn đến Anh? Lâm Úc Phương cho rằng, sức tưởng tượng của một bộ phận dân mạng đã đến cấp độ "viển vông".

Lâm Úc Phương còn cho biết, 2 máy bay chiến đấu F-18 này của Mỹ bay từ Nhật Bản xuống phía nam, chuẩn bị đến Philippines thực hiện nhiệm vụ, phát hiện có vấn đề máy móc ở khu vực cách Hằng Xuân, huyện Bình Đông, Đài Loan 40 hải lý về phía tây nam, trực tiếp liên lạc với Cao Hùng và chủ động yêu cầu hạ cánh xuống sân bay Đài Nam. Khu vực phát hiện máy bay có vấn đề cách Vùng nhận dạng phòng không của Philippines cũng rất gần, điều này cho thấy Mỹ tin tưởng đối với Đài Loan, quan hệ Mỹ-Đài hòa hợp, ấm áp.

Ngày 1 tháng 4 năm 2015, 2 máy bay chiến đấu F-18 Mỹ buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống Đài Loan (nguồn mạng sina TQ)
Ngày 1 tháng 4 năm 2015, 2 máy bay chiến đấu F-18 Mỹ buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống Đài Loan (nguồn mạng sina TQ)

Theo hãng tin CNA Đài Loan, ngày 2 tháng 4, phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng, bà đã quan tâm tới những tin tức liên quan, đã đưa ra giao thiệp nghiêm túc với Mỹ. Hoa Xuân Oánh yêu cầu Mỹ tuân thủ chính sách "một Trung Quốc" và các nguyên tắc của 3 Tuyên bố chung, xử lý thận trọng và thỏa đáng các vấn đề liên quan, tránh để sự kiện tiếp tục tái diễn.

Mặc dù có truyền thông Đài Loan cho rằng, đây là lần đầu tiên máy bay quân sự Mỹ hạ cánh xuống Đài Loan kể từ sau khi Đài-Mỹ "cắt đứt quan hệ", nhưng trên thực tế điều này hoàn toàn không phải là lần đầu tiên. Năm 1978, sau khi Đài Loan và Mỹ "cắt đứt quan hệ", cố vấn và nhân viên quân sự của Quân đội Mỹ tại Đài Loan rút đi toàn bộ, nhưng khi nghị sĩ Quốc hội Mỹ thăm Đài Loan, luôn đi chuyên cơ hành chính của quân đội để đến sân bay Tùng Sơn.

Khi xảy ra động đất 21/9 năm 1999 và xảy ra cơn bão năm 2009, Quân đội Mỹ đều điều các máy bay quân sự như máy bay vận tải C-130 hoặc máy bay trực thăng hạng nặng đến Đài Loan tham gia cứu nạn.

Cho dù hạ cánh do sự cố thì cũng không được tính là lần đầu tiên. Năm 1978, hai máy bay chiến đấu F-14 cất cánh từ tàu sân bay Quân đội Mỹ thực hiện nhiệm vụ, khi bay qua khu vực lân cận Đài Loan, do 1 chiếc gặp sự cố, buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống căn cứ Đài Nam; năm 1990, trên đường bay từ Philippines đến Okinawa, một chiếc máy bay tấn công A-4 Quân đội Mỹ cũng đã cầu cứu Cơ quan hàng không dân dụng Đài Loan do thùng dầu vỡ, sau đó phải hạ cánh xuống căn cứ ở Đài Đông, sau khi hoàn thành sửa chữa quay trở về căn cứ của Quân đội Mỹ.

Ngoài ra, máy bay quân sự Đài-Mỹ cũng từng có những "tiếp xúc thân mật khác". Tờ "Thời báo Trung Quốc" ngày 2 tháng 4 cho rằng, có quan chức Không quân Đài Loan tiết lộ, trước đây, khi máy bay chiến đấu F-18 Quân đội Mỹ bay qua vùng biển phía đông Đài Loan, do áp sát vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, Không quân Đài Loan từng điều máy bay chiến đấu F-5 ở căn cứ Đài Đông cất cánh tuần tra, máy bay F-18 Quân đội Mỹ tạm thời dâng lên, "so chiêu" với máy bay chiến đấu Quân đội Đài Loan, kết quả bị thua ngoài ý muốn.

Sau sự kiện, Quân đội Mỹ chuyển sang điều phi công máy bay chiến đấu F-18 trình độ cao đến "đấu trận lượt về", do Mỹ điều tới là "cao thủ", kết quả đến lượt máy bay chiến đấu F-5 Đài Loan bị ngắm trúng và bị thua.

Máy bay chiến đấu f-5E Đài Loan (nguồn mạng sina TQ, ảnh minh họa)
Máy bay chiến đấu f-5E Đài Loan (nguồn mạng sina TQ, ảnh minh họa)
Việt Dũng (nguồn Thời báo Hoàn Cầu TQ)