Nhật Bản phát triển máy bay chiên đấu tàng hinh Shinshin (F-3) |
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 6 tháng 4 đăng bài viết "Máy bay chiến đấu tàng hình nội Nhật Bản sẽ bay thử, kế hoạch kinh thiên giấu giếm tâm cơ".
Theo bài viết, máy bay chiến đấu tàng hình F-3 mới do Nhật Bản tự chế tạo sẽ tiến hành bay thử vào mùa hè, nếu bay thử thành công, Nhật Bản sẽ tạo được sự đột phá trong lĩnh vực công nghệ tàng hình và công nghệ động cơ công suất lớn.
Lợi hại của "sát thủ" tàng hình
Năng lực tàng hình, năng lực tuần tra siêu âm, tính siêu cơ động và hệ thống điện tử hàng không tổng hợp là 4 chỉ tiêu quan trọng đánh giá tính năng máy bay chiến đấu tàng hình của các nước Mỹ-Âu. F-3 rốt cuộc đạt trình độ nào?
Có tin cho rằng, thân máy bay F-3 sơn vật liệu hấp thu sóng, có thể thông qua ngoại hình đặc biệt để giảm phản xạ radar. Hiệu quả cụ thể thế nào còn đợi xem xét. Nhưng, nhìn vào kết quả phát hiện từ trước, kích cỡ hình ảnh radar của máy bay tàng hình dùng để thử nghiệm của Nhật Bản nằm giữa loài chim to vừa và côn trùng bay, đã được xác nhận của cơ quan uy tín quốc tế.
Tuy nhiên, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới không chỉ phải tránh được sự dò tìm của radar, mà còn phải tính tới ngăn chặn thân máy bay phát ra tín hiệu ánh sáng, tín hiệu điện tử, nhiệt năng và tiếng ồn, làm cho khả năng bị do thám và bị ngắm bắn giảm đến mức tối thiểu.
Mô hình máy bay chiến đấu F-3 Nhật Bản |
Máy bay chiến đấu tàng hình nếu muốn có năng lực tuần tra siêu âm thì phải có hệ thống động lực mạnh. Động cơ HSE của máy bay chiến đấu F-3 do Công ty IHI Nhật Bản và Cơ quan nghiên cứu công nghệ Bộ Quốc phòng Nhật Bản cùng phát triển, thuộc động cơ công suất lớn lớp 15 tấn, hiện chỉ có Công ty Pratt & Whitney, Công ty General Electric của Mỹ và Công ty Rolls-Royce của Anh có thể sản xuất.
Được biết, máy bay chiến đấu F-3 sẽ sử dụng công nghệ động cơ phản lực XF5 và vật liệu composite chịu nhiệt cao, phần trước động cơ có các ưu thế như đường kính nhỏ, tỷ lệ đường rẽ thấp, có thể sánh ngang với máy bay chiến đấu Super Hornet của Mỹ.
Trong tình hình thông thường, năng lực tàng hình và tính cơ động của máy bay chiến đấu thường không thể kết hợp. Ngoại hình có lợi cho cơ động sẽ dễ bị radar sóng dài cỡ lớn mặt đất phát hiện, trong khi đó, thiết kế ngoại hình của F-3 chính là để giải quyết mâu thuẫn này. Xuất phát từ hạng nhẹ và đa năng, cánh máy bay F-3 có hình thoi và không có cánh đuôi, cũng đã tham khảo đặc điểm nhiều loại máy bay như cửa nạp rất giống máy bay chiến đấu X-32 của Mỹ, đuôi buông hình Y tương tự máy bay chiến đấu YF-23.
Trên phương diện hệ thống điện tử hàng không, điểm sáng lớn nhất của F-3 là đã tích hợp radar mảng pha chủ động tính năng cao, hệ thống tác chiến điện tử và bộ cảm biến đa năng RF. Để tiến hành kiểm soát tính cơ động cao, hệ thống điều khiển bay đã áp dụng điều khiển bay fly-by-wire "kiểu sợi", tức là dùng sợi thuỷ tinh, mạch điện tử liên kết với máy tính, tiến hành điều khiển bay.
Máy bay nguyên mẫu ATD-X Shinshin Nhật Bản |
Khi phát triển máy bay chiến đấu F-2, sau khi kiểm tra radar J/APG-1 thì đã phát hiện khoảng cách dò tìm chỉ có 40 km. Vì vậy, Nhật Bản đã tiến hành đổi mới radar. Mặt ngoài thân máy bay F-3 đã có anten radar mảng pha giống như vảy cá, phạm vi và khoảng cách dò tìm của radar được tăng lên.
"Chim ưng non giương cánh"
Theo bài báo, máy bay chiến đấu F-3 muốn bay được nhanh hơn, tốt hơn vẫn có rất nhiều vấn đề nan giải về công nghệ cần được giải quyết.
Phát triển động cơ véc-tơ công suất lớn là trở ngại đầu tiên. Khi nghiên cứu phát triển động cơ công suất lớn lớp 15 tấn, hai nước Mỹ, Anh đã mất rất nhiều thời gian, trong khi đó, Nhật Bản đang ở giai đoạn khởi đầu, chỉ dựa vào năng lực tự thân để nghiên cứu, rất khó giải quyết được vấn đề nan giải trong ngắn hạn, chẳng hạn các vấn đề như máy nén và buồng đốt vẫn chưa được khắc phục.
Công suất động cơ máy bay chiến đấu F-2 phát triển trước đó khá nhỏ so với F-3, sau khi đưa vào sử dụng đã xuất hiện nhiều sự cố khi bay, đồng thời tồn tại vấn đề thân máy bay rung mạnh khi bay tốc độ cao, có thể thấy, công nghệ động cơ máy bay chiến đấu của Nhật Bản chưa hoàn thiện. Trong tương lai, bay thử có thành công hay không còn là một ẩn số.
Máy bay nguyên mẫu ATD-X Shinshin Nhật Bản |
Hệ thống điện tử hàng không cũng tồn tại thiếu sót nguy hiểm. Hệ thống điện tử hàng không của máy bay chiến đấu F-3 phân thành 2 bộ phận gồm phần mềm và phần cứng. Trong hệ thống phần mềm, phần mềm kiểm soát bay là linh hồn của điều khiển bay fly by wire.
Mặc dù Nhật Bản có ưu thế về tính toán mô phỏng, nhưng do số lần thử nghiệm ống thông gió và kinh nghiệm bay thử có hạn, thiếu nhận thức về dòng khí lớn phức tạp, tài liệu về phần mềm kiểm soát bay lạc hậu so với trình độ dẫn trước quốc tế. Trong bay thực tế, nếu trong phần mềm không lập trình sẵn thời tiết xấu, hệ thống có thể sẽ không nhạy, thậm chí gây ra sự cố bay.
Ngoài ra, phần cứng cũng không hề lạc quan. Mặc dù radar J/APG-2 cải tiến có chức năng sửa đổi thông số kiểm soát đường đạn cho tên lửa, nhưng, trong tình hình nguyên nhân không rõ ràng, đã xảy ra sự cố radar điều khiển hỏa lực mất kiểm soát.
Giải quyết vấn đề nan giải công nghệ của hệ thống áp suất thủy lực càng không phải là vấn đề một sớm một chiều. Phần lớn bộ kiện hoạt động của máy bay như bánh lái, cánh đuôi bằng đều cần được đẩy bằng hệ thống áp suất thủy lực, công suất của hệ thống áp suất thủy lực càng lớn, máy bay phản ứng càng nhanh nhạy. Trong khi đó, với tư cách là máy bay chiến đấu tàng hình, cần phải kiểm soát chặt chẽ thể tích và trọng lượng của hệ thống áp suất thủy lực.
Máy bay nguyên mẫu ATD-X Shinshin Nhật Bản |
Vẫn tồn tại khó khăn về công nghệ vật liệu. Quân đội Mỹ dám đầu tư vào nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu, chẳng hạn, trong vật liệu thân máy bay F-15, tỉ lệ hợp kim titan đạt 26,5%. Để chế tạo máy bay chiến đấu tiên tiến, Nhật Bản cũng đã nắm được năng lực gia công hợp kim titan cao siêu.
Nhưng, đối với Nhật Bản, bắt chước Mỹ là không thực tế. Nhật Bản thiếu thốn tài nguyên đất đai, titan hoàn toàn lệ thuộc vào nhập khẩu, vật liệu sử dụng của trang bị chắc chắn phải tính toán kỹ lưỡng. Nhật Bản phải chăng có thể khắc phục được những vấn đề nan giải này hay không thì sau khi bay thử mới biết rõ.
Kế hoạch kinh thiên ẩn chứa tâm cơ
Nhật Bản ra sức phát triển máy bay chiến đấu tàng hình kiểu mới, đằng sau có sự cân nhắc chiến lược quan trọng. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Akira Sato không giấu giếm cho hay, năm 2015 là tròn 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, cần trở thành "năm chuyển ngoặt" của ngành máy bay Nhật Bản, để công nghiệp hàng không của Nhật Bản thực hiện "phục hưng".
Máy bay chiến đấu F-3 chẳng qua là thành quả mang tính giai đoạn của chương trình Shinshin. Kế hoạch này bắt đầu từ thập niên 60 của thế kỷ trước, do công nghiệp nặng Mitsubishi thực hiện, người đứng phía sau thực sự là Chính phủ Nhật Bản. Mục đích của nó là làm cho máy bay chiến đấu Nhật Bản không ngừng đổi mới, chiếm trước điểm cao về công nghệ, bảo đảm ưu thế trên không, tìm cách làm "minh chủ trên không" trong thời đại tranh hùng.
Máy bay nguyên mẫu ATD-X Shinshin Nhật Bản |
Chính phủ Nhật Bản lần này mạnh mẽ đưa ra F-3 còn có tính toán khác. Một là nâng cao tiếng nói trong các vấn đề khu vực. Với lý do ứng phó các "mối đe dọa an ninh mới", Nhật Bản đã sớm từ bỏ "chỉ phòng vệ", có ý định xây dựng Lực lượng Phòng vệ thành một lực lượng quân sự tốc độ nhanh, cơ động, linh hoạt, liên tục và đa năng.
Nhật Bản nói đến "răn đe năng động" chính là muốn điều quân ra nước ngoài, màu sắc "chủ động ngăn chặn" rất rõ ràng. Dựa vào dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể và xuất khẩu vũ khí, trang bị trên biển, trên không của Lực lượng Phòng vệ không ngừng phát triển theo hướng khoa học công nghệ, to hơn, xa hơn, sẵn sàng chiến đấu, được báo Trung Quốc cho là "làm trầm trọng hơn tình hình an ninh căng thẳng của khu vực" (thực chất bài báo nói như vậy đã bộc lộ nỗi lo lắng của Trung Quốc).
Hai là tăng thêm con bài mặc cả với Mỹ. Nhật-Mỹ vừa là đối tác hợp tác vừa là đối thủ cạnh tranh - báo Trung Quốc tuyên truyền. Sự lệ thuộc quá mức từ lâu vào Mỹ làm cho Nhật Bản thiếu năng lực nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu. Xuất phát từ đề phòng đối với Nhật Bản, Mỹ từng vài lần chấm dứt hợp tác, chương trình Shin shin có nhiều thay đổi bất ngờ.
Tháng 11 năm 1988, sau khi thông tin Mỹ-Nhật quyết định cùng nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu F-2 xuất hiện trên báo chí, điều mà người Nhật quan tâm nhiều hơn là bản thân máy bay, không phải là lo ngại Mỹ sẽ lại "giở quẻ". Nhật Bản độc lập phát triển F-3 là để Mỹ thấy Nhật Bản hoàn toàn có thể "tự lập", thậm chí nhỉnh hơn trong lĩnh vực công nghệ liên quan của máy bay chiến đấu tàng hình, Mỹ cần nhượng bộ trong đàm phán tương lai.
Máy bay chiến đấu F-3 ra đời đã hé lộ một phần của "tảng băng" trong thể chế sản xuất công nghiệp quân sự "kết hợp giữa ngành nghề và chính quyền" ở Nhật Bản. Con đường "dùng thương mại để nuôi quân" này có thể đi bao xa, tin rằng vấn đề này sẽ có đáp án trong tương lai không xa.
Động cơ phản lực XF5 của máy bay thử nghiệm Shinshin |