Theo thống kê, có khoảng 85% trong tổng số 25.000 con tê giác châu Phi đang sinh sống ở Nam Phi. Trong năm 2013, ở Nam Phi đã có hơn 1000 con tê giác bị săn bắn bất hợp pháp và đến năm 2014 số tê giác bị chết đã lên tới 1200 con. Tính trung bình mỗi ngày có khoảng 3 con tê giác bị giết hại.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác ở Việt Nam và Trung quốc lại tăng theo cấp số nhân. Đặc biệt ở Việt Nam, niềm tin rằng sừng tê giác có thể chữa ung thư ngày càng tăng mặc dù không có bằng chứng y tế cụ thể nào.
Việt Nam hiện nay đang nổi lên như một trong những thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn nhất. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nạn săn bắn không kiểm soát ở châu Phi.
Từ năm 2010, Tiến sĩ Lorinda và Rhino Rescue Project (Dự án Giải Cứu Tê Giác) đã đưa ra một giải pháp hiệu quả, tiết kiệm và lâu dài để bảo vệ tê giác tại Nam Phi và bất cứ đâu có nạn săn bắt trộm.
Tiến sĩ Lorinda Hern, đồng sáng lập Dự Án Giải Cứu Tê Giác (Rhino Rescue Project) đang trong quá trình thực hiện việc truyền độc vào sừng tê ở Nam Phi. |
Tiến sĩ Lorinda Hern lớn lên tại Nam Phi cùng với tê giác, chứng kiến việc săn bắt tàn bạo này gây chấn động mạnh mẽ với Lorinda, thôi thúc cô đi tìm giải pháp chủ động hơn chống lại nạn săn bắn trộm.
Cô quyết định hợp tác với bác sĩ Charles van Niekerk, người đã tiến hành nghiên cứu việc tiêm vào sừng tê giác từ năm 2011. Hiện nay Lorida làm việc toàn thời gian cho Dự án Giải Cứu Tê Giác.
Chương trình bảo tồn toàn diện này tập trung chính vào việc làm giảm giá trị của sừng tê giác trên khía cạnh thương mại.
Tiến sĩ Lorinda và tổ chức cứu hộ tê giác thực hiện giải pháp này bằng cách tiêm vào sừng tê giác một loại độc tố, chất này an toàn cho động vật, đồng thời cũng tăng cường các biện pháp an ninh bảo vệ chúng như gắn vi mạch theo dõi, lấy và lưu giữ mẫu ADN.
Tuy nhiên, chất độc này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.
Giải pháp tiêm độc vào sừng tê giác được thực hiện như thế nào?
Để làm giảm giá trị sử dụng của sừng tê giác, họ tiêm vào sừng một hợp chất gồm ectoparasiticides và thuốc nhuộm không phai màu để làm nhiễm độc và làm bẩn sừng, khiến nó không còn hữu dụng cho việc chữa bệnh cũng như trang trí.
Đội giải cứu tê giác ở Nam Phi trong quá trình truyền dịch độc vào sừng tê giác. |
Dự án Giải Cứu Tê Giác tác động đến sừng sẽ duy trì hiệu quả trong khoảng 3-4 năm (một chu kỳ phát triển đầy đủ của sừng), sau đó quy trình này sẽ được lặp lại.
Chỉ những sản phẩm có thành phần an toàn và thân thiện với môi trường mới được sử dụng. Chúng có khả năng tự phân hủy, vì vậy sẽ không ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Việc tiêm độc vào sừng không gây tác dụng phụ đối với sức khỏe và hoạt động hàng ngày của tê giác. Nhưng chất ectoparasiticides lại gây độc hại cho con người. Nếu nuốt phải, người dùng có thể gặp triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, co giật, thậm chí dẫn đến tử vong.
Khi chia sẻ về dự án, Tiến sĩ Lorinda mong muốn: “Tôi tin rằng một khi công chúng nghe về sừng tê giác không chỉ là vô giá trị, mà còn gây nguy hiểm cao, nhiều nguy cơ gây bệnh đối với sức khỏe con người khi họ dùng chúng. Nếu tôi là họ, tôi chắc chắn sẽ không muốn lại gần con tê giác huống chi là dùng sừng tê vì nguy cơ nhiễm bệnh rất cao này".
Ngoài ra, sừng tê giác được tiêm thuốc có chứa kim loại nặng và vật liệu huỳnh quang dưới tia UV. Loại chất đánh dấu phòng sạ này sẽ giúp máy quét ở sân bay phát hiện do đó sẽ cản trở buôn lậu vận chuyển sừng tê giác ra nước ngoài.
Cận cảnh chi tiết truyền dịch độc. |
Biện pháp này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người?
Nhiều nghi vấn được đặt ra bởi cách làm này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, vì bọn săn trộm chỉ quan tâm đến kiếm lời mà không cần biết sừng tê giác có độc hay không.
Tiến sĩ Lorinda đã chia sẻ: “Tôi chắc chắn rằng công chúng Việt Nam sẽ “choáng”, “sốc” nếu họ hiểu được bản chất thực sự của việc săn trộm tê giác ở Nam Phi.
Tôi nghĩ rằng không một ai trong cuộc đời này sẽ nhẫn tâm giết hại tàn bạo hàng ngàn con vật nếu họ thực sự biết những hệ lụy kéo theo.
Người tiêu dùng không phải là kẻ thù của chúng tôi. Người tiêu dùng chỉ là không biết và bị lợi dụng bởi các kẻ tội phạm muốn làm giàu cho bản thân họ từ việc bán các sản phẩm bất hợp pháp.
Họ chỉ đưa ra điều người tiêu dùng muốn nghe để được lợi cho họ. Đừng nên tin vào những người săn trộm, họ chỉ muốn kiếm tiền, và không quan tâm nếu ai đó bị tổn hại từ chất độc của sừng tê giác.
Đó là lý do tại có chúng tôi ở đây. Điều chúng tôi quan là sức khỏe mọi người. Vì vậy chúng tôi cam kết 100% để cảnh báo với công chúng rằng đừng mạo hiểm vì sức khỏe của bạn cho những thứ không đáng.
Lorinda và tổ chức Rhino Rescue Project luôn có những buổi chia sẻvà hướng dẫn với người dân địa phương về cách bảo vệ tê giác của mình. |
Nhiệm vụ của chúng tôi là gửi thông điệp này đến những người dùng sừng tê giác. Và khi người mua nhận thức mối nguy hiểm tiềm tàng thì sẽ không còn ai mua nữa. Không còn người mua thì không còn bọn săn trộm, không còn kẻ bán".
Thí nghiệm cũng chứng minh rằng “sừng tê giác, cũng như móng tay, móng chân người, được tạo thành do sự kết dính của tóc”; “không có khả năng hạ sốt, giảm đau, kháng viêm cũng như làm lợi tiểu” và “không có tác dụng sát khuẩn nào đối với các vết thương bị nhiễm trùng và các loại vi khuẩn đường ruột”.
* Mời độc giả xem clip dưới đây để hiểu rõ hơn phương pháp tiêm độc tố vào sừng để bảo tồn tê giác: