Pháo laser năng lượng cao kiểu di động của Công ty Boeing Mỹ |
Trang mạng "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 19 tháng 4 đăng bài viết "Máy laser có thể cứu vãn vị thế chủ đạo quân sự của Mỹ hay không?".
Theo bài báo, kỹ thuật-công nghệ là bộ phận không thể thiếu của chiến tranh.
Trong môi trường tài chính hiện nay, Bộ Quốc phòng Mỹ phải rất tiết kiệm sử dụng các nguồn lực của họ. Bộ Quốc phòng không thể tập trung cho “khắp mọi nơi”, đầu tư cho từng lĩnh vực công nghệ có thể có triển vọng.
Đồng thời, ưu thế chiến lược của Quân đội Mỹ đang yếu đi, rất nhiều công nghệ quan trọng đã làm hậu thuẫn cho vị thế bá quyền của Mỹ như tấn công chính xác, vệ tinh, tàng hình, thông tin tiên tiến v.v... từng bước được phổ biến tới các nước khác.
Đứng trước những thách thức này, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố tìm kiếm "chiến lược triệt tiêu lần thứ ba". 2 "chiến lược triệt tiêu" của Mỹ trong thế kỷ 20 là vũ khí hạt nhân và tấn công chính xác.
Vũ khí có triển vọng nhất nhưng vẫn chưa thực hiện được triển vọng này, đó chính là vũ khí năng lượng định hướng. Từ nhập niên 60 thế kỷ trước đến nay, Bộ Quốc phòng Mỹ luôn tìm kiếm vũ khí năng lượng định hướng, chẳng hạn vũ khí laser năng lượng cao hoặc vũ khí sóng cực ngắn công suất lớn.
Năng lượng định hướng có thể trở thành vũ khí "kinh tế, có lời", dung lượng "kho đạn" của loại vũ khí này lớn, có thể phát huy hiệu lực chính xác, tùy chỉnh ở ngoài cự ly rất xa.
Pháo laser trên tàu chiến của Hải quân Mỹ |
Trong vài năm qua, mặc dù Bộ Quốc phòng Mỹ đã hạ thấp mục tiêu và kinh phí, nhưng công nghệ năng lượng định hướng lặng lẽ phát triển theo hướng hoàn thiện một cách vững chắc.
Cho đến nay, về uy lực, vũ khí năng lượng định hướng không bằng vũ khí laser trên máy bay và trên vũ trụ, nhưng đã đạt mức độ hoàn thiện tác chiến. Vũ khí laser chiến thuật hiện có đã được phô diễn trong môi trường tác chiến hiện thực nhằm vào mối đe dọa hiện thực.
Năm 2013, Hải quân Mỹ đã phô diễn sức mạnh của vũ khí laser chiến thuật trên tàu, dùng nó bắn rơi một máy bay không người lái của địch, điều này "kinh tế" hơn so với sử dụng tên lửa để đối phó với máy bay không người lái có chi phí chế tạo không cao.
Tháng 11 năm 2014, Hải quân Mỹ đã sử dụng vũ khí laser đối phó với tàu nhỏ địch ở trên biển, đây là một thủ đoạn "có lời" và có thể điều tiết hiệu lực khi ứng phó với mối đe dọa nguy hiểm. Năm 2012, Không quân Mỹ đã thể hiện tính khả thi của vũ khí sóng cực ngắn công suất lớn trên máy bay.
Những công nghệ như vậy ngày càng hoàn thiện, đến nay, tên lửa hành trình hoặc máy bay không người lái đã có thể mang theo năng lượng định hướng có ý nghĩa tác chiến, giúp cho người chỉ huy có được một sức mạnh phi động năng độc đáo để phá hủy hoặc tiêu diệt hệ thống điện tử của đối phương.
Vũ khí laser lắp trên tàu vận tải đổ bộ USS Ponce Hải quân Mỹ |
Thông qua theo đuổi gần nửa thế kỷ, đến nay, có vài vũ khí năng lượng định hướng gần như cuối cùng có ý nghĩa tác chiến, được đưa ra chiến trường. Mặc dù máy laser cấp độ megawatt để bắn rơi tên lửa đạn đạo hiện nay vẫn ngoài tầm với, nhưng máy laser chiến thuật hiện có thể sẽ là biện pháp kinh tế, có hiệu quả để đối phó với các mối đe dọa có giá thành thấp như máy bay không người lái và tàu nhỏ.
Sóng cực ngắn công suất lớn đã mở ra con đường mới cho hiệu lực của tính phi động năng, rất có lợi cho kiểm soát leo thang tình hình hoặc hạn chế thiệt hại thêm.
Tuy nhiên, lợi ích quan trọng nhất đưa những vũ khí năng lượng định hướng mới này vào chiến trường cơ bản là, chúng sẽ mở ra quá trình đưa công nghệ mới hòa nhập vào hoạt động tác chiến, kéo theo là tổ chức, huấn luyện, quan điểm tác chiến và tư tưởng, lý luận đều phải đổi mới.
Trung tâm an ninh Mỹ mới (CNAS) gần đây đã công bố một báo cáo mới về công nghệ năng lượng định hướng, tác giả là nhà nghiên cứu lâu năm Jason Ellis của trung tâm này.
Báo cáo đã giới thiệu đúng lúc lĩnh vực năng lực quân sự quan trọng này, đã đánh giá thẳng thắn, khách quan về mức độ hoàn thiện của vũ khí năng lương định hướng hiện nay và tiến triển có thể đạt được trong tình hình Bộ Quốc phòng Mỹ tiếp tục đầu tư.
Vũ khí laser tấn công vệ tinh (tưởng tượng) |
Jason Ellis đã bình tĩnh phân tích triển vọng của vũ khí năng lượng định hướng và hiện thực công nghệ. Ông cho rằng, loại vũ khí này "vẫn chưa phải là thứ làm thay đổi cục diện".
Đồng thời, ông chỉ ra, "không có tiền thì không có nghiên cứu khoa học", muốn cho vũ khí năng lượng định hướng đi tới hoàn thiện và phát huy toàn bộ tiềm năng của nó thì phải đầu tư nhiều vốn hơn, ngoài ra cũng cần xây dựng một "kế hoạch chiến lược liên quan đến cả Bộ Quốc phòng" cho vũ khí năng lượng định hướng.