Hình ảnh đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam gần đây (nguồn mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 21 tháng 4 năm 2015) |
Tờ "Quan sát" Trung Quốc ngày 21 tháng 4 có bài viết cho rằng, Philippines khởi tố Trung Quốc về vấn đề Biển Đông đã được 1 năm, nhưng hiện vẫn không có tiến triển.
Tạp chí "Lợi ích quốc gia" Mỹ gần đây đã "quân sư" cho Philippines, cho rằng, có thể sử dụng vấn đề môi trường làm "vũ khí bí mật" để đối phó Trung Quốc. Họ cho rằng, chỗ kì diệu của ý tưởng này ở chỗ, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển yêu cầu các nước thành viên đàm phán giải quyết vấn đề môi trường, hơn nữa có thể không liên quan đến vấn đề chủ quyền.
Tuy nhiên, báo Trung Quốc cho rằng, chiến lược giống như "trò chơi văn tự" này có thể phát huy vai trò như thế nào thì còn phải chờ quan sát.
Gần đây, rất nhiều thông tin về mức độ và phạm vi đòi hỏi chủ quyền mở rộng (bành trướng “đường lưỡi bò” lố bịch độc nhất vô nhị) của Trung Quốc ở Biển Đông đang gia tăng, rất nhiều bút mực đã được dùng để mô tả các hành động (bất hợp pháp) của Trung Quốc và yêu cầu phản ứng chiến lược (chống lại ý đồ bành trướng lãnh thổ).
Nhưng, những nước cảm thấy lo ngại đối với vấn đề này lại phát hiện, từ "hòm công cụ ngoại giao" của mình, họ rất khó tìm được biện pháp dễ dàng gây sức ép. Không có ai dám thực sự bàn đến sử dụng các biện pháp gây sức ép quân sự hoặc trừng phạt kinh tế, trong khi đó, theo bài báo, Trung Quốc đang “nhanh chóng hóa giải” sự chỉ trích về việc họ ăn hiếp các nước láng giềng.
Hình ảnh đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam gần đây (nguồn mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 21 tháng 4 năm 2015) |
ASEAN từ lâu muốn thông qua đàm phán để duy trì các quy tắc hành vi của khu vực Biển Đông, nhưng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký kết năm 2002 đã "mất tác dụng".
Kết quả cuối cùng chính là Trung Quốc nhanh chóng mở rộng (bất hợp pháp) đảo đá ngầm ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), họ đang xây dựng (bất hợp pháp) đường băng và các công trình khác ở đó.
Trước khi mở rộng, ở đó chỉ có đá ngầm rất nhỏ, đồng thời có ít nhất 4 nước tuyên bố có chủ quyền. Đồng thời, ngoài quan hệ địa lý, chuyên gia tin rằng, việc lấn biển xây đảo (hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc) ở những đá ngầm này gây ảnh hưởng mang tính hủy diệt đối với sinh thái biển ở đó, đồng thời có thể làm cho tình hình môi trường ở đó xấu hơn.
Chỗ khó của vấn đề này là do có liên quan đến tính phi đối xứng chiến lược.
Đối với Trung Quốc, hút đất cát từ đáy biển để xây đảo nhân tạo có thể là một phần trong chiến lược biên cương của họ (cho dù tồn tại tranh cãi pháp lý - thực ra là yêu sách “đường lưỡi bò” bất hợp pháp), điều này sẽ “tăng cường cơ sở” cho yêu sách chủ quyền của họ, cho dù các nước láng giềng tồn tại tranh chấp với họ.
Lầu Năm Góc gọi điều đó (hoạt động phi pháp của Trung Quốc) là làm thay đổi hiện trạng vùng biển. Khu vực này có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt to lớn tiềm tàng, đồng thời cũng có tài nguyên nghề cá phong phú, hơn nữa, ngoài những tài nguyên này, Trung Quốc còn có thể thông qua mở rộng đảo đá ngầm để thu được lợi ích chiến lược để phô trương năng lực hải quân.
Hình ảnh đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam do tờ "Jane's Defense Weekly" công bố, do mạng "Quan sát" Trung Quốc công bố ngày 17 tháng 4 năm 2015 |
Đối với Mỹ, tuyên bố không giữ lập trường chính thức trong tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, lợi ích chiến lược của Mỹ là rộng lớn hơn và không trực tiếp, chẳng hạn: Tự do hàng hải thương mại, giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình trong khuôn khổ của luật pháp quốc tế, để tránh gây thiệt hại cho độ tin cậy trong hỗ trợ đồng minh của Mỹ.
Một phương diện khác của tính phi đối xứng là sự khác biệt về thực lực giữa Trung Quốc và các nước láng giềng tương đối nhỏ, tuyên bố chủ quyền của những nước láng giềng này đã làm cho họ trở thành vật cản cho tham vọng biển (bành trướng) của Trung Quốc.
Theo bài báo, những thử nghiệm để khôi phục cân bằng chiến lược ở Biển Đông đã được tiến hành. Năm 2013, Philippines kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế. Việt Nam gần đây đã bày tỏ ủng hộ đối với lập trường của Philippines (yêu cầu tòa án trọng tài cân nhắc tới lợi ích hợp pháp của Việt Nam).
Mặc dù vẫn chưa quyết định có tổ chức phiên điều trần về vấn đề này hay không, nhưng chiến lược sử dụng luật pháp quốc tế để gây sức ép của Philippines - chứ không phải tiến hành đàm phán với Trung Quốc - có thể sẽ cung cấp một kế hoạch mới chống lại các hành động tuyên bố chủ quyền gần đây của Trung Quốc. Ở đây, ảnh hưởng môi trường do Trung Quốc mở rộng (bất hợp pháp) đảo đá có thể sẽ phát huy vai trò quan trọng.
Giống như tất cả các nước tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, Trung Quốc cũng đã xây dựng luật trong nước về bảo vệ môi trường biển. Công ước Liên hợp quốc về Luật biển yêu cầu tất cả các nước ký kết tránh gây thiệt hại cho môi trường vượt biên giới và áp dụng "biện pháp cần thiết bảo vệ và đề phòng môi trường hiếm có hoặc mỏng manh, cùng với các giống loài quý hiếm và sinh vật biển khác".
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải vừa ngang nhiên cho biết, Trung Quốc đang xây dựng "cơ sở quân sự" ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam |
Công ước này đồng thời còn kêu gọi các nước tham gia thông qua đàm phán để giải quyết tranh chấp môi trường. Điều quan trọng là, ở mức độ rất lớn, những luật này độc lập với chủ quyền và quyền tư pháp. Đồng thời, để giải quyết loại vấn đề này, có thể thành lập tòa án độc lập, đặc biệt để giải thích và vận dụng quyền quản lý mang tính cưỡng chế.