Ngày 21 tháng 4 năm 2015, Mỹ-Philippines tổ chức diễn tập đổ bộ ở Zambales trong cuộc diễn tập Balikatan - 2015 |
Mỹ và Philippines trông đợi
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 21 tháng 4 có bài viết cho rằng, cùng với việc Nhật Bản hoàn thiện pháp chế bảo đảm an ninh mới và "Chỉ nam hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật", Mỹ bắt đầu quan tâm tới lĩnh vực mạng và vũ trụ triển khai chơi cờ với Trung Quốc cùng với hợp tác Mỹ-Nhật liên quan tới Biển Đông - tuyến đường giao thông trên biển liên quan tới sự tồn vong của Nhật Bản.
Hãng tin Kyodo Nhật Bản ngày 20 tháng 4 cho rằng, các nước xung quanh Biển Đông bày tỏ trông đợi mạnh mẽ đối với sự chuyển đổi chính sách của Nhật Bản, nhưng điều này có sự tương phản rất lớn với quan điểm của Nhật Bản.
Hãng tin Kyodo cho rằng, nếu sửa đổi "Luật tình trang xung quanh" hủy bỏ hạn chế địa lý của hoạt động phòng vệ, thì hứa hẹn thực hiện "hợp tác quy mô toàn cầu" do chính phủ hai nước Mỹ-Nhật đưa ra. Trong đó, điều gây quan ngại là Biển Đông - nơi Trung Quốc "có xung đột nghiêm trọng với các nước láng giềng" (Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Wormuth).
Tư lệnh Hạm đội 7 - lực lượng Hải quân Mỹ đóng ở căn cứ Yokosuka, Nhật Bản, Đô đốc Robert Thomas cho biết, trông đợi Lực lượng Phòng vệ tham gia hoạt động tuần tra mang tính thường xuyên, đồng thời nhấn mạnh: "Các đồng minh châu Á hy vọng Nhật Bản có đóng góp tiếp theo cho sự ổn định của khu vực".
Tổng thống Philippinese Benigno Aquino nhiều lần cho biết: "Đối với Philippines, nước có quan hệ chiến lược thực sự chỉ có 2, đó là Mỹ và Nhật Bản".
Ngày 21 tháng 4 năm 2015, Mỹ-Philippines tổ chức diễn tập đổ bộ ở Zambales trong cuộc diễn tập Balikatan - 2015 |
Sau Chiến tranh, để ứng phó với lực lượng du kích và lực lượng vũ trang Hồi giáo ở trong nước, Quân đội Philippines đã xây dựng cơ chế lấy lục quân làm chính, còn lực lượng hải quân và không quân dùng để ứng phó với bên ngoài, chủ yếu dựa vào Quân đội Mỹ. Cho dù hiện nay có đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông, tình hình này cũng chưa thay đổi.
Theo tiết lộ từ một nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản, người phụ trách quốc phòng Philippines không giấu giếm sự trông đợi đối với Nhật Bản, cho rằng: "Sau khi hoàn thiện pháp chế bảo đảm an ninh, (quan tâm) Nhật Bản sẽ cung cấp hợp tác thế nào trong thời gian tới".
Hãng tin Kyodo cho rằng, Nhật Bản và Trung Quốc cũng tồn tại vấn đề đảo Senkaku, vì vậy Philippines dường như có sự trông đợi rất cao vào hợp tác với Nhật Bản. Nhưng, đối với Nhật Bản - nước ưu tiên ứng phó vấn đề đảo Senkaku, không thể tham gia hoạt động mang tính thường xuyên ở Biển Đông, ngoài ra, cũng cần xem xét cân nhắc tới sự phản đối của Trung Quốc. Nhật Bản khó mà đáp ứng được sự trông đợi quá cao của Philippines, Chính phủ Mỹ cũng nhận thức được tính hạn chế của Nhật Bản.
Nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho hay, cho dù giữa Trung Quốc và Philippines xảy ra xung đột vũ trang, "trông đợi Nhật Bản điều tàu hộ vệ và máy bay chiến đấu tời chiến trường cũng là việc không thực tế lắm". Nguồn tin chỉ ra, sự lựa chọn tương đối thực tế là tăng cường hoạt động giám sát trên biển như máy bay tuần tra P-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển ở tỉnh Okinawa, đồng thời cung cấp tình báo cho Philippines.
Ngoài ra, quân đội hai nước Mỹ và Philippines ngày 20 tháng 4 đã chính thức bắt đầu cuộc tập trận chung Balikatan thường niên. Đến ngày 30 tháng 4, sẽ có khoảng 11.500 binh sĩ tham gia cuộc diễn tập quân sự lần này, quân số tương đương gấp đôi năm 2014. Báo chí Nhật Bản phổ biến cho rằng, quân đội hai nước Mỹ-Philippines có ý định liên kết đối phó Trung Quốc can thiệp vấn đề Biển Đông.
Ngày 21 tháng 4 năm 2015, Mỹ-Philippines tổ chức diễn tập đổ bộ ở Zambales trong cuộc diễn tập Balikatan - 2015 |
Trước động thái này, Trung Quốc ngày 20 tháng 4 thông qua kênh ngoại giao của họ tuyên bố rằng, muốn "các nước liên quan làm nhiều việc thúc đẩy lòng tin an ninh giữa các nước trong khu vực này, có lợi cho hòa bình, ổn định khu vực này". Trung Quốc cho rằng, tình hình Biển Đông hiện nay "tổng thể ổn định", tiếp tục đòi "các nước đương sự liên quan trực tiếp thông qua đàm phán (song phương) để giải quyết".
Nhật Bản cung cấp 10 tàu chiến cho Philippines, muốn can thiệp Biển Đông
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 25 tháng 4 cũng dẫn tạp chí "Quan chức ngoại giao" Nhật Bản ngày 24 tháng 4 cho biết, trong mấy năm tới, Nhật Bản chế tạo 10 “tàu chiến” cho Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines.
Bộ trưởng Giao thông và Truyền thông Philippines Joseph Emilio Abaya cho biết, chương trình này là một phần trong trang bị tài sản cần thiết để bảo vệ lợi ích biển quốc gia của Chính phủ Philippines. Tàu chiến dài 40 m, tốc độ tuần tra 16 hải lý/giờ, khi đó sẽ triển khai ở các khu vực trên cả nước. Giao dịch này đúng vào lúc Nhật Bản và Philippines gấp rút tăng cường quan hệ quân sự. Nhật Bản và Philippines đã thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược vào năm 2011.
Tờ "Daily Mail" Anh cho rằng, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có kế hoạch mở rộng vai trò phi chiến đấu của Nhật Bản trong các cuộc xung đột vũ trang ở "khu vực xung quanh", điều này rất có khả năng làm cho Tokyo thông qua phương thức chi viện cho Quân đội Mỹ để can thiệp vào tranh chấp Biển Đông.
Ngày 21 tháng 4 năm 2015, Mỹ-Philippines tổ chức diễn tập đổ bộ ở Zambales trong cuộc diễn tập Balikatan - 2015 |