Tàu tấn công đổ bộ - tàu sân bay trực thăng lớp Mistral Pháp |
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 8 tháng 5 dẫn "truyền thông tự do" Nga ngày 6 tháng 5 đưa tin, theo báo Pháp, Paris đang nghiên cứu vấn đề khả thi phá hủy tàu sân bay trực thăng Vladivostok và Sevastopol một khi không bàn giao 2 tàu sân bay trực thăng lớp Mistral này cho Moscow.
Hai tàu chiến này có thể sẽ bị tháo dời, sử dụng như phế liệu hoặc trực tiếp bắn chìm ở vùng biển quốc tế, phương án cuối cùng thực sự gây ngạc nhiên.
Một đại diện của Quân đội Pháp chỉ ra, đối với công nhân nhà máy đóng tàu Saint-Nazaire, biện pháp xử như vậy không thể chấp nhận được. Nhưng, khả năng Hải quân Pháp sử dụng 2 tàu chiến này là đáng nghi ngờ.
Thứ nhất, Paris đang cắt giảm ngân sách quân sự; thứ hai, 2 tàu sân bay trực thăng này được chế tạo riêng cho Hải quân Nga theo tiêu chuẩn Nga, Nga đã chi 890 triệu Euro cho nó. Quân đội Pháp nếu sử dụng sẽ phải cải tạo lại và điều này sẽ tiêu tốn vài trăm triệu Euro.
Pháp có thể bắn chìm 2 tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral và trả Nga 1,2 tỷ USD
(GDVN) - Nhưng, Pháp có thể tìm các khách hàng mới như Canada, Ai Cập và quốc gia Bắc Âu; khả năng Hải quân Pháp sử dụng 2 tàu này là rất nhỏ.
Theo báo Pháp, làm thế nào để xử lý 2 tàu chiến này là một vấn đề. Muốn cứu chúng, tránh bị phá hủy, cơ hội duy nhất là nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới. Đại diện Quân đội Pháp cho biết, bất kể đưa ra quyết định nào thì cái giá phải trả đều sẽ rất đắt.
Tháng 6 năm 2011, Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga (Rosoboronexport) và Công ty DCNS Pháp ký kết hợp đồng trị giá 1,2 tỷ Euro, chế tạo 2 tàu sân bay trực thăng lớp Mistral cho Quân đội Nga. Căn cứ vào hợp đồng, thời hạn bàn giao chiếc tàu chiến thứ nhất là ngày 1 tháng 11 năm 2014. Nhưng, Paris lấy cuộc khủng hoảng Ukraine làm lý do, tạm dừng thực hiện hợp đồng.
Phó viện trưởng Khramchikhin, Viện nghiên cứu phân tích chính trị và quân sự Nga cho rằng, ông hoàn toàn không cho rằng Pháp có thể cải tạo 2 tàu chiến chế tạo riêng cho Quân đội Nga và chủ yếu dùng để hoạt động trong điều kiện Bắc Cực này.
Trong các quốc gia khách hàng tiềm năng do truyền thông liệt kê, chỉ có Canada có lãnh thổ Bắc Cực. Nhưng, Canada giống như Nga, về nguyên tắc hoàn toàn không cần tàu sân bay trực thăng lớp Mistral, huống hồ, cũng phải tiến hành cải tạo theo tiêu chuẩn của họ, điều này quả thực là “ném tiền trên mặt nước”.
Mặc dù trong khuôn khổ NATO, Canada cần loại tàu chiến này hơn Nga, nhưng Canada không nhất thiết chi một khoản tiền lớn vì nó. Vì vậy, xác định có khả năng sử dụng 2 tàu chiến này như đồ phế phẩm.
Tàu sân bay trực thăng lớp Mistral Pháp chế tạo cho Nga |
Chuyên gia quân sự Nga Shcherbakov cho rằng, thu hồi sử dụng như đồ phế phẩm cũng cần bỏ thêm một khoản tiền, hơn nữa chưa chắc sẽ thu được lợi ích gì. Tàu sân bay trực thăng lớp Mistral rốt cuộc không phải là tàu cũ Liên Xô chế tạo vào thập niên 1970, tiền thu được từ việc sử dụng phế phẩm không nhiều.
Shcherbakov cho rằng, đánh đắm 2 tàu chiến này thực chất là phương án có lợi hơn so với thu hồi làm phế phẩm. Vấn đề ở chỗ, bất cứ nước nào đều sẽ không chấp nhận giá cả mà Pháp áp đặt cho Nga, sẽ không sử dụng số tiền tương đương để mua tàu chiến Mistral.
Australia đã từ chối mua tàu sân bay trực thăng Pháp, không chỉ là do có bất đồng về địa điểm chế tạo 2 tàu chiến, mà do giá cả quá cao.
Nga sẽ tự chế tạo tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn, rẻ hơn mua tàu Mistral Pháp
(GDVN) - Theo ông Rogozin giải quyết vấn đề thay thế các bộ kiện nhập khẩu Ukraine và hoàn toàn tự chủ chế tạo tàu tấn công đổ bộ tương tự lớp Mistral sẽ kinh tế hơn.
Tổng thống Pháp Hollande hầu như cho biết, chuẩn bị trả lại khoản tiền mà Nga đã bỏ ra, nhưng 1,2 tỷ Euro sẽ trở thành gánh nặng ngân sách của Chính phủ Pháp, bởi vì Công ty DCNS không có bất cứ lỗi lầm nào.
Còn việc xử lý 2 tàu chiến này như thế nào thực sự là một vấn đề, Hải quân Pháp không cần chúng, bởi vì đã có 3 tàu sân bay trực thăng lớp Mistral, hơn nữa rõ ràng quá thừa.
Về lý thuyết, lực lượng liên hợp NATO có thể mua, nhưng lực lượng này trên thực tế có thể nói hoàn toàn không tồn tại, bởi vì chúng chỉ là một lực lượng lâm thời được rút ra một phần lực lượng nhỏ của quân đội các nước thành viên NATO. Châu Âu không cần loại tàu chiến này, Mỹ cũng có tàu chiến của họ.
Vì vậy, chỉ còn lại một cơ hội: giảm giá, bán đổ bán tháo. Chẳng hạn, không phải là 1,2 tỷ Euro, mà là 400 triệu Euro. Nếu áp dụng biện pháp xử lý này, chỉ cần nhà lãnh đạo Pháp không tiếp tục tham lam như trước, thì có thể tìm được khách hàng mua tàu sân bay trực thăng. Rất rõ ràng, điều này sẽ có một số tổn thất, nhưng ít nhất có thể thu được một nửa vốn.
Có bài báo cho rằng, Pháp có thể sẽ chuyển bán 2 tàu chiến này cho nước khác. Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ, Canada có khả năng mua 2 tàu sân bay trực thăng lớp Mistral này. Nhưng, họ giữ thái độ nghi ngờ rất lớn đối với Canada.
Tàu sân bay trực thăng Vladivostok lớp Mistral tại nhà máy đóng tàu Saint-Nazaire, Pháp chế tạo cho Nga |
Brazil thực sự có kế hoạch phát triển hải quân và đóng tàu quân dụng tương đối tham vọng, bao gồm chế tạo tàu ngầm hạt nhân. Nhưng, Brazil có vấn đề kinh tế nhất định, hơn nữa còn chưa biết những vấn đề này nghiêm trọng và kéo dài thế nào.
Shcherbakov cho rằng, Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc sẽ rất vui vẻ mua 2 tàu chiến này, nhưng chắc chắn sẽ không đồng ý với giá mua ban đầu của Nga. Bản thân Trung Quốc cũng muốn chế tạo loại tàu chiến có cấp độ tương tự, nhưng họ cũng sẽ quan tâm xem tất cả những thứ trên tàu sân bay trực thăng lớp Mistral được làm thế nào. Sau khi xem qua, có thể sẽ hợp tác với nhà máy đóng tàu biển Baltic của Nga, dựa vào tiêu chuẩn của mình để tiến hành cải tạo.
Nhà lãnh đạo Ấn Độ cũng ra sức phát triển hải quân nước mình, lớp Mistral cũng thích hợp với Hải quân Ấn Độ. Nhưng, hai khách hàng kể trên luôn cò kè mặc cả về từng đồng, từng công nghệ, vì vậy, hợp đồng liên quan rõ ràng sẽ không được ký kết ngay lập tức.
Vì sao Nhật Bản lo ngại Pháp xuất khẩu tàu tấn công đổ bộ cho Nga?
(GDVN) - Nhật Bản bày tỏ lo ngại tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral Pháp bán cho Nga sẽ được triển khai ở khu vực Viễn Đông, gây tác động về mặt bảo đảm an ninh.
Nói chung, Pháp có các loại phương án xử lý, tất cả đều sẽ tùy thuộc vào lập trường của Pháp và nhà lãnh đạo Mỹ. Cuối cùng, nếu Mỹ quyết định dùng phương thức này phá hoại năng lực quốc phòng của Nga, thì sẽ tìm được nguồn vốn trong ngân sách khổng lồ của mình để mua 2 tàu chiến của Pháp, sau đó dùng làm bia bắn khi diễn tập ở một chỗ nào đó.
Nguyên Tổng tham mưu trưởng Hải quân Nga, Đô đốc Kravchenko cũng cho rằng, tàu sân bay trực thăng lớp Mistral có thể tiến hành cải tạo theo tiêu chuẩn của hải quân nước khác, nhưng điều này cần chi phí tương đối lớn. Còn thu hồi Mistral làm phế phẩm thì một số nước như Ấn Độ luôn vui vẻ mua tàu cỡ lớn để có được kim loại.
Đương nhiên, có thể trả bao nhiêu tiền là một vấn đề, cần xây dựng kế hoạch thương mại cho vấn đề này. Khi chế tạo, tàu sân bay chở trực thăng đã sử dụng rất nhiều vật liệu composite, nhưng kết cấu được chế tạo bằng kim loại.